Đánh giá khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các giống đậu tương bằng lây nhiễm nhân tạo

Một phần của tài liệu ứng dụng chỉ thị phân tử khảo sát nguồn gen kháng bệnh gỉ sắt trong tập đoàn giống đậu tương (Trang 69)

- Tỷ lệ quả 3 hạt: Tỷ lệ quả 3 hạt/cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, các giống đậu tương khác nhau sẽ có tỷ lệ quả 3 h ạ t khác

3.2 Đánh giá khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các giống đậu tương bằng lây nhiễm nhân tạo

lây nhiễm nhân tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 cây non có một lá kép mở hoàn toàn thì tiến hành lây nhiễm nhân tạo. Bào tử nấm được phun nhiễm trên bề mặt lá, bắt đầu nảy mầm tạo ra các ống bào tử có kích thước 5- 400 µm có khả năng mọc lan trên bề mặt lá cho đến khi hình thành các dạng u lồi giữa hai tế bào mô kề nhau. Các u này xuyên qua lớp cutin rồi đi vào trung tâm của tế bào biểu mô hình thành quầng vàng. Sau 3 tuần lây nhiễm vết bệnh mới biểu hiện rõ trên bề mặt lá. Phản ứng của cây đối với bệnh được theo dõi trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Thí nghiệm sử dụng hai giống quốc gia làm đối chứng trong đó đối chứng kháng (ĐT2000) là giống đối chứng dương và đối chứng nhiễm (V74) là giống đối chứng âm, vì đây là hai giống có tính mẫn cảm (V74) và kháng bệnh (ĐT2000) ổn định lâu dài. Trong quá trình theo dõi và đánh giá chúng tôi tiến hành đánh giá các chỉ tiêu về: phản ứng của giống với bệnh, mức độ hình thành bào tử và mức độ tạo quầng. Sau khi tiến hành theo dõi các giống chúng tôi nhận thấy rằng biểu hiện vết bệnh kháng - nhiễm khá rõ ràng, dễ dàng quan sát và đánh giá. Các giống có biểu hiện kiểu hình kháng với vết bệnh màu nâu đen (RB), ít hoặc không có bào tử; kiểu hình nhiễm với vết bệnh biểu hiện dạng TAN với số bào tử hình thành nhiều; kiểu hình trung gian xuất hiện cả hai loại RB và TAN. Dựa vào sự biểu hiện của vết bệnh trên lá để phân nhóm các giống thành 3 nhóm chính.

Nhóm kháng bệnh: bao gồm 12 giống: Dòng 7; OMDN12; ĐT26, Cao Bằng U; ĐT2000; Nhất tiến HLLS; Như khê; DT95; các dòng mang gen kháng như PI462312; PI459025; PI200487; PI23070; : thể hiện tính kháng rất rõ với các vết bệnh màu nâu đen( dạng RB), số lượng bào tử ít (điểm 0 và điểm 1), không có quầng vàng, tốc độ phát triển bệnh chậm. Kết quảđánh giá trên cũng trùng với nhiều kết quả nghiên cứu trước và khẳng định lại các giống kháng điển hình là Cao Bằng và Nhất tiến HLLS. Đồng thời qua kết quả đánh giá này chúng tôi phát hiện có 4 giống kháng mới như Dòng 7; OMDN12; ĐT26 và Như khê. Đây là nguồn gen kháng bệnh gỉ sắt quý cho công tác lai tạo và chọn giống đậu tương kháng bệnh gỉ sắt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Bảng 3.6. Kết quả lây nhiễm nhân tạo bệnh gỉ sắt trên dòng, giống đậu tương

STT Dòng, giống Quvàng ầng Bào t(điểm) ử Phản ứng vết bệnh (mức) STT Dòng, giống Quvàng ầng Bào t(điểm) ử Phản ứng vết bệnh (mức) 1 Dòng 7 Không 1 RB 19 DT96 Rộng 3 TAN

2 OMDN112 Không 1 RB 20 Cúc BH nâu Rộng 3 TAN

3 ĐT 26 Không 1 RB 21 MAC 01 Rộng 3 TAN

4 Cao Bằng Không 1 RB 22 ĐT12 Rộng 5 TAN

Đ/c dương ĐT2000 Không 1 RB 23 DT84 Rộng 4 TAN

6 Nhấttiến HLLS Không 1 RB 24 ĐVN12 Rộng 4 TAN

7 Như khê Không 1 RB 25 DT2007 Rộng 4 TAN

8 DT95 Không 1 RB 26 Đ8 Rộng 4 TAN

9 HL07-15 TB 2 MIX 27 AK03 Rộng 4 TAN

10 Dòng 1 OT TB 2 MIX 28 VX-1 Rộng 4 TAN

11 T287008 TB 2 MIX 29 M103 Rộng 4 TAN

12 Chandra Nhỏ 2 MIX Đ/c âm V74 Rộng 5 TAN

13 HL203 Nhỏ 2 MIX 31 PI200492 (Rpp1) TB 2 MIX

14 CLVR 64 TB 3 MIX 31 PI230970 (Rpp2) Không 1 RB

15 DT 2001 Nhỏ 2 MIX 33 PI462312 (Rpp3) Không 0 RB

16 ĐH4B TB 2 MIX 34 PI459025B (Rpp4) Không 0 RB

17 LS16 TB 2 MIX 35 PI200256 (Rpp5) Không 1 RB

18 TL2091 TB 2 MIX

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Nhóm trung gian: bao gồm 11 giống: HL07-15; Dòng 1 OT; T287008; Chandra; HL203; CLVR64; DT2001; ĐH4B; LS16 và TL2091; PI200492 mang đặc điểm của hai loại vết bệnh nhiễm và kháng. Trong đó có giống đang sản xuất đại trà như DT2001; HL07-15. Trong thí nghiệm đã cho thấy chủng nấm đậu tương hiện có sử dụng trong thí nghiệm có khả năng phá vỡ tính kháng đặc hiệu của gen Rpp1 bằng biểu hiện quầng vàng ở mức trung bình, số lượng bào tử xuất hiện điểm 2 và phản ứng vết bệnh MIX của giống PI200492( Rpp1). Như vậy chứng tỏ các chủng nấm hiện có độc tính mạnh và khả năng gây hại mạnh trên các giống đậu tương không có khả năng kháng.

Giống mẫn cảm với bệnh: bao gồm 12 giống DT96; Cúc BH nâu; MAC 01; ĐT12; DT84; ĐVN12; DT2007; Đ8; AK03; VX-1; M103; V74. Các giống này có phản ứng nhiễm bệnh rất rõ, số lượng lá nhiễm bệnh nhiều, ở mặt dưới lá bào tử hình thành nhanh và nhiều, vết bệnh có màu vàng đặc trưng của bệnh gỉ sắt. Xung quang có u bệnh thường có quầng vàng rộng, nhiều bào tử màu vàng rơm, các lá thường bị úa vàng nhanh, thậm chí bị rách, xoăn lại, cuối cùng rụng. Bệnh lây lan nhanh lên các lá phía trên làm cây chậm phát triển và thui hoa. Hầu hết các giống ĐT12; DT84; ĐVN12; Đ8; AK03; VX-1; M103; V74 được gieo đại trà không có khả năng kháng bệnh gỉ sắt.

Việc khảo sát nguồn gen kháng bệnh bằng việc đánh giá nhân tạo khả năng kháng bệnh của các giống đậu tương trong tập đoàn thu thập là một vấn đề rất cần thiết. Kết quả này có sự tương đồng với một số báo cáo của các tác giả nghiên cứu trước đây. Đó là các giống kháng vẫn đảm bảo tồn được khả năng kháng theo thời gian, đồng thời cung cấp thêm một số giống đậu tương kháng mới ở mức độ khác nhau. Qua đánh giá khả năng kháng bệnh gỉ sắt trên các giống cho ta thấy một thực tế là các giống đang được sử dụng đại trà đều có khả năng kháng kém với chủng nấm gỉ sắt hiện nay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 chủng P.pachyrhizi mang nhiều gene độc tính và có rất ít dòng, giống đậu nành đã biết nào mang nhiều kháng chuyên biệt (Tschanz và cs., 1986). Sự hiện diện của nhiều gen độc tính trong quần thể gây bệnh làm cho tính kháng của cây trồng trở lên khó bền vững. Do vậy chúng tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu khảo sát nguồn gen kháng bệnh gỉ sắt, sử dụng chỉ thị phân tửđể đánh giá

Một phần của tài liệu ứng dụng chỉ thị phân tử khảo sát nguồn gen kháng bệnh gỉ sắt trong tập đoàn giống đậu tương (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)