H. 1(F) Phakopsora pachyrhizi: Vết bệnh RB không có bào tử.
1.3.1 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù cây đậu tương chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân, nhưng diện tích trồng và sản lượng vẫn còn rất thấp so với các nước trên thế giới. So với năm 2001, diện tích trồng đậu nành ở nước ta trong năm 2005 tăng 24,16%, sản lượng tăng 29,10%. Nhưng đáng chú ý là năng suất đậu tương gần như không tăng hoặc tăng không đáng kể, do nhiều nguyên nhân như hạn chế về giống và điều kiện canh tác, bên cạnh đó là các bệnh sương mai, phấn trắng, gỉ sắt… là những loại bệnh thường xuyên xuất hiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình sản xuất đậu tương. Thực tiễn này đòi hỏi phải có sự đánh giá, lựa chọn các giống đậu mới mới có năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời có khả năng kháng được các bệnh, đặc biệt là bệnh gỉ sắt (Vũ Thanh Trà và cộng sự, 2006). Các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, những năm gần đây ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển với nhiều kết quả rất đáng khích lệ giúp tăng nguồn thu nhập cho người nông dân. Trong đó, cây đậu tương được xem là nguồn nguyên liệu chính để chế biến thức ăn chăn nuôi, nên nhu cầu vềđậu tương tăng cao. Tuy nhiên, giống và chất lượng giống đậu tương hiện chưa đủđáp ứng nhu cầu trên.
Trong những năm vừa qua mức độ phát triển cây đậu tương ở nước ta bị chững lại cả về diện tích và năng suất dẫn đến sản lượng hàng năm không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, nhiều năm qua nước ta đã phải nhập khẩu đậu tương với số lượng lớn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2010, vùng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) tại các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ được định hình gồm 470.000 ha ngô, tăng 70.000 ha so với hiện nay; 100.000 ha đậu tương, tăng 26.000 ha và 12.000 ha cỏ, tăng 7.000 ha. Mục đích của việc xây dựng vùng nguyên liệu TACN nhằm giảm dần áp lực thiếu nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi hiện nay. Theo đó, vùng ngô chuyên canh ở các tỉnh miền Bắc gồm 155.000 ha ở 33
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 huyện của 7 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai. Vùng chuyên canh đậu tương gồm 25.000 đến 26.000 ha tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang.
Theo Cục Chăn nuôi: năm 2006, chỉ riêng ngành chăn nuôi đã phải nhập 1,5 triệu tấn khô dầu đậu tương (tương đương 2,0 triệu tấn đậu tương hạt) để chế biến làm thức ăn chăn nuôi, ngoài ra còn chưa kể các nguồn nhập khác. Chúng ta đã không đạt được mục tiêu phát triển sản xuất đậu tương của Bộ Nông nghiệp & PTNT đề ra cho cả nước: “Đến năm 2010, diện tích đậu tương hàng năm đạt 400 ngàn ha, năng suất đạt 20 tạ/ha và sản lượng đạt 800 ngàn tấn...”. Theo thống kê, đến năm 2008 chúng ta mới chỉ đạt diện tích 210 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 14,2 tạ/ha, sản lượng đạt gần 300 ngàn tấn. Đểđảm bảo được sản xuất đậu tương đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng nội địa và tiến tới xuất khẩu đậu tương trong tương lai thì chúng ta phải đồng thời phải nâng cao năng suất và mở rộng diện tích sản xuất đậu tương, trong đó việc nâng cao năng suất là then chốt. Năm 2012, sản lượng đậu tương nước ta giảm 34,3% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 175,2 nghìn tấn do thời tiết lạnh khác nghiệt vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012 khiến cho năng suất và diện tích gieo trồng giảm mạnh . Quy mô sản xuất vẫn còn tương đối nhỏ và tiếp tục không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. USDA dự báo diện tích trồng đậu nành năm 2013 nước ta tăng khoảng Đ/c0 nghìn ha so với năm 2011 và sản lượng đạt ở mức 270.000 tấn. Theo số liệu thống kê chính thức, đậu nành đang được trồng tại 25 trong số 63 tỉnh thành cả nước, với khoảng 65% tại các khu vực phía Bắc và 35% tại các khu vực phía Nam. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, diện tích đất quy hoạch khoảng 100 ngàn ha, tận dụng tăng vụ trên đất lúa để năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 350.000 ha, sản lượng 700.000 tấn; vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên (Vietrade, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
Bảng 1.1. Sản lượng đậu tương Việt Nam
Năm Diện tích 2008 2009 2010 2011 2012 2013* 2014* Diện tích gieo trồng (nghìn ha) 192,1 146,2 197,8 Đ/c1,1 120,8 Đ/c0 200 Năng suất (tấn/ha) 1,39 1,46 1,51 1,47 1,45 1,5 1,5 Tổng sản lượng (nghìn tấn) 267,6 213,6 298,6 266,9 175,3 270 300
Nguồn: Tổng cục thống kê *số liệu dự báo của USDA
Hình.1.3. Diện tích trồng và sản lượng cây đậu tương Việt Nam (2007 – 2014)
Nguồn: Tổng cục thống kê *số liệu dự báo của USDA