Hiện nay, những vấn đề bức xúc do rác thải gây ra có tác động không nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người. Nguyên nhân chính có thể nói đến đó là người dân không biết phải thải bỏ rác thải như thế nào. Hiện nay, công tác thu gom rác thải ở các khu vực nông thôn chỉ không quá 40% vì thế lượng rác thải thải ra môi trường cũng không nhỏ. Chính vì vậy, cần hướng dẫn cách thải bỏ và xử lý rác thải hợp lý với điều kiện của địa phương để thu được hiệu quả cao.
4.4.2.1 Phân loại rác thải tại nguồn
Quá trình phân loại phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để người dân dễ thực hiện. Theo kết quả điều tra, lượng rác thải phát sinh ở khu vực nông thôn không cao (khoảng 0,5 – 2 kg/hộ/ngày) và các thành phần rác thải cũng tương đối ít chỉ tập trung vào các thành phần như: chất hữu cơ, nilon, giấy, chai nhựa.
Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, lá cây,...
Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,...), các loại nhựa.... Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
Đối với khu vực thị trấn, trung tâm huyện để việc phân loại tại nguồn có hiệu quả hơn nên bố trí các loại thùng rác công cộng với các màu khác nhau.
Thùng màu xanh lá cây: chứa các loại rác thải hữu cơ, dễ phân hủy. Thùng màu cam hoặc vàng: chứa các loại rác thải còn lại.
Ưu điểm
Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến.
Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm.
Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường.
Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
Khó khăn
Việc phân loại tại nguồn cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa chính quyền và người dân.
Quá trình thực hiện cần nhiều thời gian để người dân hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn có hiệu quả.
Công tác tuyên truyền cần thực hiện thường xuyên để nâng cao hiệu quả.
4.4.2.2 Xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy
Mô hình hố chôn lấp gia đình (hố rác di động)
Hố rác di động là hố nhỏ được đào để chứa rác thải sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình ở nông thôn, hố thường có diện tích khoảng 1m3, có nắp đậy hoặc không có nắp đậy. Hố rác được đặt trong vườn, nơi không quá ẩm ướt, cách xa nguồn nước và nhà ở.
Người dân đổ các loại rác hữu cơ dễ phân hủy vào hố, dùng nắp đậy để giảm mùi hôi, sau một thời gian khi hố rác đầy, tiến hành san lấp và đào hố rác mới tương tự.
Ưu điểm
Đơn giản, dễ thực hiện.
Giải quyết một phần rác thải sinh hoạt ở hộ gia đình.
Rác thải sau khi phân hủy có thể bổ sung chất mùn cho đất. Nhược điểm
Hố chôn lấp rác có diện tích nhỏ, nhanh chóng đầy rác nên cần phải đào hố mới thường xuyên.
Có khả năng gây ô nhiểm nguồn nước ngầm. Xử lý rác bằng ruồi lính đen
Theo các thử nghiệm trên thế giới và một số dự án cho thấy, ấu trùng (dòi) của ruồi lính đen có thể phân hủy hầu hết các loại rác hữu cơ của hộ gia đình thải ra. Quá trình phân hủy diễn ra nhanh, phụ thuộc vào loại rác. Rác thải từ thức ăn thừa, rau cải hư, củ, quả… được phân hủy trong 10 – 12 giờ; với chất thải có thành phần cellulose cao như giấy vụn, rơm, lá chuối cần đến 10 – 15 ngày. Với cấu trúc miệng lớn và mạnh, ấu trùng ruồi lính đen ăn tất cả các chất thải hữu cơ một cách nhanh chóng trước khi các hợp chất hữu cơ có thời gian phân hủy và tạo ra mùi hôi; do đó, loại bỏ được mùi hôi của rác. Khi ăn, ấu trùng thải ra một lượng phân rất nhỏ so với khối lượng chất thải chúng ăn vào. Với phương pháp ăn vào và tiêu hóa, ấu trùng có thể làm giảm từ 80 – 90% lượng chất thải cùng bất kỳ các mầm bệnh nào.
Ưu điểm
Phương pháp sử dụng ấu trùng ruồi lính đen xử lý rác hữu cơ không gây ra mùi hôi, không tạo ra nguồn nước thải, không tạo ra hiệu ứng nhà kính, lại làm giảm thể tích chất thải đến 90%.
Giảm thiểu đáng kể chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải hữu cơ. Nhược điểm
Ấu trùng ruồi tiết ra chất nhờn là ổ vi trùng gây hại nên ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc.
Ruồi lính đen sau khi đẻ thì chết, vì vậy lượng ấu trùng không đảm bảo tính liên tục.
Hiện nay vì nhiều người còn quan niệm ruồi là loài truyền bệnh có hại cho sức khỏe nên chưa được sử dụng rộng rãi.
Ủ phân compost
Thành phần chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ khá cao, với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở khu vực ĐBSCL hiện nay là điều kiện tốt để sản xuất phân compost. Chế biến phân bón từ rác thải là một dạng tái chế chất thải bởi vì qua quá trình phân hủy sinh học, các chất thải hữu cơ (thường là thức ăn và rau quả) được biến đổi thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng. Mặc dù phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng không cao như phân hóa học nhưng sử dụng phân hữu cơ là hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Biện pháp ủ phân compost có tính linh hoạt cao, thích hợp áp dụng ở quy mô HGĐ, các vùng nông thôn không có điều kiện xử lý rác thải. Ngoài ra, có thể kết hợp rác thải, các phụ phế phẩm nông nghiệp (rơm, rạ,...) để phối trộn với rác thải sinh hoạt trong quá trình ủ phân compost.
Quá trình ủ phân compost không quá phức tạp, ít chiếm diện tích đất, đồng thời có thể tạo ra nguồn phân bón sử dụng trong nông nghiệp hoặc tăng thu nhập từ việc bán phân. Thích hợp cho điều kiện ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, cần tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về kỹ thuật ủ phân, hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc kinh phí trong thời gian đầu.
Ưu điểm
Quá trình ủ phân giúp ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh vì trong quá trình ủ 3 – 4 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên 50 – 600C.
Ủ phân compost giúp giảm lượng rác thải ra môi trường, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Nhược điểm
Quá trình ủ phân sẽ phát sinh ra khí thải, nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây mùi hôi.
Quá trình ủ thường tạo ra lượng nước đọng ở đáy khối ủ và một lượng khí thải cần phải xử lý làm tăng chi phí.
Chôn lấp rác hợp vệ sinh
Hiện nay, xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp khá phổ biến, nhưng lại tốn diện tích đất khá lớn. Việc thiết kế và xây dựng các bãi chôn lấp cần phải xem xét kỹ lưỡng, cả về kỹ thuật, vị trí của bãi chôn lấp. Lựa chọn địa điểm ít gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư sinh sống. Mục tiêu hướng tới là xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải bao gồm
các lớp lót đáy chống thấm, có hệ thống thu khí rác, hệ thống quan trắc thường xuyên giám sát môi trường nước, không, khí, đất,...
Trên địa bàn huyện Mang Thít chưa có bãi rác tập trung, lượng rác thải thu gom được vận chuyển đến bãi rác chung của tỉnh. Bãi rác Hòa Phú hiện nay đang trong tình trạng quá tải gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường xung quanh.
Do đó, cần đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh mới với quy mô đáp ứng nhu cầu chôp lấp CTR trên địa bàn tỉnh nói chung và ở địa phương nói riêng. để xử lý rác thải trong thời gian tới. Đầu tư trang thiết bị, các nhà máy xử lý, công nghệ mới để xử lý rác thải có hiệu quả hoặc đầu tư khu liên hợp xử lý CTR.
Khu liên hợp xử lý CTR bao gồm các bãi chôn lấp kiểu mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh, một nhà máy xử lý nước rỉ rác công nghệ cao, một nhà máy làm phân compost cùng nhà máy sản xuất điện từ khí bãi chôn lấp; khu tái chế chất thải thành nhiên liệu lỏng và nhiên liệu hơi đốt; khu điều hành; vành đai xanh,... theo một giải pháp khép kín từ đầu đến cuối.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra về lượng CTRSH của các HGĐ cho thấy trung bình một hộ một ngày thải ra khoảng 0,96 – 1,01 kg rác thải; lượng rác thải bình quân một người thải ra khoảng 0,24 kg/người/ngày.
Thành phần CTR của các HGĐ tương đối phong phú, thành phần các chất hữu cơ có trong rác thải chiếm tỷ lệ khá cao (77,95%); sau đó là các thành phần có thể tái chế, tái sử dụng như: nilon (12,21%), giấy (5,01%), nhựa (1,61%), các thành phần còn lại như: kim loại, thủy tinh, cao su, da, vải không đáng kể; hầu như không có các thành phần độc hại.
Các dụng cụ chứa rác thải sinh hoạt ở các HGĐ còn khá thô sơ và tự phát như: xô, thùng, bao, bọc nilon,... trong đó 27% HGĐ không có dụng cụ chứa rác thải. Hầu hết các HGĐ đều chưa được địa phương phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý CTR, việc phân loại CTR cũng không được quan tâm nhiều, đa số các HGĐ chỉ phân loại đến mức để bán phế liệu.
Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay là: đốt, chôn lấp quy mô HGĐ; bên cạnh đó, việc vứt rác trực tiếp ra kênh, rạch hoặc xung quanh nhà còn khá phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Công tác thu gom còn hạn chế do thiếu lực lượng cong nhân thu gom rác và phương tiện thu gom. Rác thải sau khi được thu gom chỉ đổ vào bãi rác lộ thiên và xử lý bằng cách phun, xịt chất khử mùi. Việc xử lý rác chưa đạt hiệu quả gây tình trạng ô nhiễm môi trường ở bãi rác và các khu vực xung quanh.
Khối lượng rác thải ngày một tăng lên theo sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển của xã hội, công tác quản lý CTRSH ở các khu vực nông thôn cần được quan tâm nhiều hơn; cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị ở địa phương và sự hưởng ứng tích cực của người dân.
5.2 KIẾN NGHỊ
Tăng cường chức năng, trách nhiệm quản lý của các cơ quan, đơn vị về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Mang Thít.
Nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện, mở rộng phạm vi thu gom rác thải. Đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
Nâng cao công tác tuyên truyền, hướng dẫn và giáo dục đến từng HGĐ, cơ sở, doanh nghiệp nhằm kêu gọi sự hưởng ứng của cộng đồng nâng cao hiệu quả phân loại, thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Mang Thít.
Triển khai công tác phân loại rác tại nguồn. Trước tiên cần chọn thí điểm tại một xã hoặc ấp cụ thể sau đó nhân rộng ra địa bàn huyện. Ngoài ra, các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường trong nhân dân như hoạt động hè tình nguyện địa phương, tham gia xây dựng tiêu chí nông thôn mới, vớt rác trên sông cũng cần được nâng cao thực hiện.
Nghiên cứu triển khai các mô hình xử lý CTR bằng phương pháp sinh học như: xử lý rác thải bằng ruồi lính đen, trùn quế,...tại địa phương. Mở lớp tập huấn về kỹ thuật hoặc hỗ trợ cho các hoạt động liên quan.
Chính quyền địa phương ghi nhận các đóng góp, ý tưởng sáng tạo của người dân để nâng cao công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản pháp luật
1. Luật bảo vệ môi trường 2005.
2. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn.
3. Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
4. Quyết định 646/QĐ-UBND Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Mang Thít đến năm 2020.
Tài liệu sách, báo
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011.
7. Lâm Thị Ngân, 2013, Khảo sát hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Duyên Hải và xã Long Toàn, huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh, Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường.
8. Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm, 2013, Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Đại học Cần Thơ, 495 trang.
9. Nguyễn Đức Khiển et all., 2012, Công nghệ xử lý, tái chế tái sử dụng chất thải rắn,
NXB xây dựng. 246 trang.
10.Nguyễn Văn Phước, 2013, Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB xây dựng.
373 trang.
11.Nguyễn Đình Hương, 2006, Giáo trình kinh tế chất thải, NXB giáo dục, 347 trang.
12.Nguyễn Thị Hồng, 2013, Quản lý chất thải rắn nông thôn – Pháp luật và thực tiễn,
Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật.
13.Trần Hiếu Nhuệ, 2005, Kinh tế chất thải, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Tài liệu website
14.http://luanvan.co/luan-van/chat-thai-ran-nong-thon-36086/. Truy cập ngày 17/08/2014.
15.http://kttvttb.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1091:khu-vc- nong-thon-gia-tng-o-nhim-do-cht-thi-rn-nguy-hi-&catid=73:mc-tin-tc. Truy cập ngày 25/08/2014.
16.http://www.vawr.org.vn/index.aspx?aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari=217 3&lang=1&menu=khoa-hoc-cong-
nghe&mid=995&parentmid=982&pid=1&storeid=0&title=xa-hoi-hoa-cong-tac-quan- ly-chat-thai-sinh-hoat-nong-thon---thuc-trang-va-giai-phap. Truy cập ngày
25/08/2014. 17.http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-nghien-cuu-hien-trang-xu-ly-rac-tai-mot-so-vung- nong-thon-do-thi-hoa-o-mien-bac-va-xay-dung-mo-hinh-thu-gom-xu-ly-50075/. Truy cập ngày 07/09/2014. 18.http://www.vinhlong.gov.vn/Portals/0/Government/Images/MangThit%20.jpg. Truy cập ngày 09/09/2014. 19.http://s3.amazonaws.com/zanran_storage/3rkh.net/ContentPages/2468538973.pdf. Current situation on solid waste Management in thailand. Truy cập ngày 17/09/2014. 20.http://www.seas.columbia.edu/earth/wtert/sofos/Sustainable%20Solid%20Waste%20
Management%20in%20India_Final.pdf. Sustainable Solid Waste Management in India. Truy cập ngày 19/09/2014.
21.http://vinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Pages/detail.aspx?newsid=535. Truy cập ngày 20/10/2014.
22.http://en.wikipedia.org/wiki/Hermetia_illucens. Truy cập ngày 14/11/2014. 23.http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Khoa-hoc-Cong-
PHỤ LỤC 01
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ DÂN THÔNG TIN VỀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN Ở HUYỆN MANG THÍT TỈNH VĨNH LONG
Ngày phỏng vấn: / / 2014.
Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Quyền Trang I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT 1. Họ và tên: ... Tuổi: ...
2. Giới tính: Nam Nữ 3. Nghề nghiệp: ...
4. Số thành viên trong gia đình: ... người (người già: ..., trẻ em: ...)
5. Địa chỉ: ...
6. Tọa độ: ...
...
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN 1. Lượng rác phát sinh hằng ngày của gia đình khoảng bao nhiêu (kg/ngày)? Dưới 0.5kg Từ 0.5 – 1kg Từ 1 – 1.5kg Từ 1.5 – 2kg Từ 2 – 2.5kg Từ 2.5 – 3kg Trên 3kg 2. Ở nơi Ông (Bà) sinh sống có được thu gom rác hay không?