Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy không khí, trong đó rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải không cháy, tro. Các chất này được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, tro được đem chôn lấp.
Phương pháp đốt thường được áp dụng để xử lý các loại chất thải sau:
Rác độc hại về mặt sinh học.
Rác không phân hủy sinh học.
Chất thải có thể bốc hơi và do đó dễ phân tán.
Chất thải có thể đốt cháy với nhiệt độ dưới 400C.
Chất thải Phenol, chất thải chứa Halogen, Chì, Thủy ngân, Cadimi, Zinc, Nitơ, Photpho, Sulfuro.
Chất thải dung môi; dầu thải, nhũ tương dầu và hỗn hợp dầu.
Nhựa, cao su. Ưu điểm
Khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác thải, có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh nhựa, cao su, một số chất dưới dạng lỏng và bán rắn, các loại chất thải nguy hại.
Thể tích rác có thể giảm từ 75 – 96%, thích hợp cho những nơi không có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác.
Hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm do nước rỉ rác, có hiệu quả cao đối với các chất thải có chứa vi trùng lây nhiễm và các chất độc hại.
Tận dụng nguồn nhiệt từ quá trình đốt rác. Nhược điểm
Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các vấn đề về phát thải chất ô nhiễm đioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa.
Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.
Hình 2.9. Lò xử lý đốt rác thải NFi – 05 bằng không khí tự nhiên tại tỉnh Vĩnh Phúc [21]