2.5.1.1 Ủ phân compost
Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất.
Ủ phân compost là quá trình phân hủy sinh hóa các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong rác để hình thành có kiểm soát để tạo nên một sản phẩm ổn định để trữ và sử dụng an toàn cho đất. TÁI CHẾ RECYCLE TÁI SỬ DỤNG REUSE GIẢM THIỂU REDUCE THẢI BỎ ELMINATE NÂNG CAO GIÁ TRỊ
Quy mô tập trung: Sản xuất phân compost là giải pháp được sử dụng rộng rãi tại các nước có hệ thống phân loại tốt, trên cơ sở quá trình phân hủy hiếu khí tự nhiên của các sinh vật biến rác thành mùn và các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Rác được phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo phân vi sinh.
Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ dễ phân hủy được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân vườn.
Ưu điểm
Làm ổn định chất thải: trong quá trình ủ, chất thải chuyển sang trạng thái ổn định, khi chuyển chúng vào đất sẽ không gây ô nhiễm
Ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh: trong quá trình ủ 3 – 4 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên 50 – 600C nên vi sinh vật bị tiêu diệt.
Tăng dinh dưỡng cây trồng vì các chất tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ khi tồn tại.
Nhược điểm
Chất lượng phân ủ phụ thuộc vào rác thải đem ủ. Quá trình ủ làm mất carbon và nitơ.
Quá trình ủ thường tạo ra lượng nước đọng ở đáy khối ủ và một lượng khí thải cần phải xử lý làm tăng chi phí.
Hiện nay, ở Việt Nam công nghệ sản xuất phân compost đã được thực hiện ở một số nhà máy quản lý chất thải quy mô lớn được xây dựng gần các đô thị, nơi cung cấp chính các loại chất hữu cơ làm nguyên liệu đầu vào. Tại thành phố Hội An hiện đang có nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt chế biến thành phân hữu cơ đặt tại xã Cẩm Hà với công suất thiết kế xử lý 55 tấn/ngày và 1 nhà máy quy mô nhỏ đặt tại xã đảo Tân Hiệp. Thành lập nhà máy chế biến phân compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành tương đối cao, vì vậy tại khu vực nông thôn công nghệ này chưa được áp dụng phổ biến.
2.5.1.2 Xử lý rác thải sinh hoạt bằng ruồi lính đen
Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia Illucens Linnaeus thuộc bộ hai cánh, họ Stratiomyidae màu đen, chu kỳ sống 75 – 100 ngày. Trứng hình hạt gạo, thời gian trứng
nở 2 ngày, tỷ lệ trứng nở >90%, ấu trùng trải qua 5 tuổi nhộng bọc. Ruồi lính đen được nhiều nước trên thế giới sử dụng để phân hủy rác thải hữu cơ rất hiệu quả. Ruồi lính đen có sẵn trong môi trường tự nhiên nước ta; con trưởng thành có màu đen, dài 12 – 20 mm, trông hình dạng dễ lẫn lộn với loài ong. Vòng đời của ruồi lính đen kéo dài khoảng hơn 1 tháng, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng, cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen. Con trưởng thành sống khoảng 3 – 5 ngày, thường sống dưới bóng cây, con cái thường đẻ khoảng 500 trứng.
Ưu điểm
Phương pháp sử dụng ấu trùng ruồi lính đen xử lý rác hữu cơ không gây ra mùi hôi, không tạo ra nguồn nước thải, không tạo ra hiệu ứng nhà kính, lại làm giảm thể tích chất thải đến 90%.
Giảm thiểu đáng kể chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải hữu cơ. Nhược điểm
Ấu trùng ruồi tiết ra chất nhờn là ổ vi trùng gây hại nên ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc.
Ruồi lính đen sau khi đẻ thì chết, vì vậy lượng ấu trùng không đảm bảo tính liên tục.
Hiện nay vì nhiều người còn quan niệm ruồi là loài truyền bệnh có hại cho sức khỏe nên chưa được sử dụng rộng rãi.
Sử dụng ấu trùng ruồi lính đen xử lý rác hữu cơ
Ấu trùng (dòi) của ruồi lính đen có thể phân hủy hầu hết các loại rác hữu cơ của hộ gia đình thải ra. Quá trình phân hủy diễn ra nhanh, phụ thuộc vào loại rác. Rác thải từ thức ăn thừa, rau cải hư, củ, quả,… được phân hủy trong 10 – 12 giờ; với chất thải có thành phần cellulose cao như giấy vụn, rơm, lá chuối cần đến 10 – 15 ngày.
Trong thế giới tự nhiên, ấu trùng ruồi lính đen được biết đến như là một kẻ phàm ăn nhất. Với cấu trúc miệng lớn và mạnh, ấu trùng ruồi lính đen ăn tất cả các chất thải hữu cơ một cách nhanh chóng trước khi các hợp chất hữu cơ có thời gian phân hủy và tạo ra mùi hôi; do đó, loại bỏ được mùi hôi của rác. Khi ăn, ấu trùng thải ra một lượng phân rất nhỏ so với khối lượng chất thải chúng ăn vào. Theo các nghiên cứu chỉ bằng phương pháp ăn vào và tiêu hóa, ấu trùng có thể làm giảm từ 80 – 90% lượng chất thải cùng bất kỳ các mầm bệnh nào.
Phương pháp sử dụng ấu trùng ruồi lính đen xử lý rác hữu cơ không gây ra mùi hôi, không tạo ra nguồn nước thải, không tạo ra hiệu ứng nhà kính, lại làm giảm thể tích chất thải đến 90%. Một ưu điểm khác đáng được quan tâm là do lượng chất thải hữu cơ nhanh chóng được giảm thiểu và tái chế (thông qua ấu trùng) tại các hộ gia đình, nên sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải hữu cơ.
Với số lượng lớn ấu trùng ruồi lính đen ăn và thải phân, ấu trùng tạo ra một loại chất gây bất lợi đối với việc đẻ trứng và quá trình nở ra của các loại ruồi và côn trùng khác. Đó là chưa kể đến việc do phàm ăn, nên ấu trùng ruồi lính đen cũng trực tiếp tranh giành lượng thức ăn của các loại ấu trùng khác. Ấu trùng ruồi lính đen cũng là nguồn thức
ăn hấp dẫn và giàu dinh dưỡng để nuôi gà, vịt, cá,… Phân ấu trùng ruồi lính đen còn lại (trông như bã cà phê, màu đen hoặc nâu đậm và nhuyễn) được xem như là một loại phân hữu cơ, giàu dinh dưỡng và nhiều lợi khuẩn, có thể dùng để bón bổ sung cho cây trồng hoặc cải tạo đất bạc màu. Ngoài ra, phân của chúng cũng được sử dụng làm thức ăn rất tốt cho các loài trùn, như trùn quế.