Dự báo dân số bằng công thức Euler
Công thức tính (theo mô hình Euler cải tiến): N*i+1 = Ni + r.Ni.∆t
Trong đó: Ni: Số dân ban đầu (người)
N*i+1: Số dân sau một năm (người) r: Tốc độ tăng trưởng (%/năm) ∆t : Thời gian (năm)
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 tốc độ tăng dân số bình quân giữ ổn định ở mức như sau: Đến năm 2015: 0,9%; Giai đoạn 2016 – 2020: 0,89%. Từ đó, dự báo dân số từ 2014 – 2020.
Bảng 4.7. Dự báo dân số huyện Mang Thít đến năm 2020
Năm Tốc độ tăng dân số (%) Dân số (nghìn người)
2010 - 99,271 2011 0,88 100,144 2012 0,96 101,106 2013 0,85 101,965 2014 0,9 102,883 2015 0,9 103,809 2016 0,89 104,732 2017 0,89 105,665 2018 0,89 106,605 2019 0,89 107,554 2020 0,89 108,511
4.3.2 Dự báo khối lượng CTRSH huyện Mang Thít 2013 – 2020 Để dự báo khối lượng CTRSH cho huyện Mang Thít ta dựa vào: Để dự báo khối lượng CTRSH cho huyện Mang Thít ta dựa vào:
Dự báo dân số huyện Mang Thít.
Khối lượng CTR do một người thải ra trung bình một ngày đêm.
Khối lượng CTR do một người thải ra trung bình trong một ngày đêm được tính dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người/năm.
Bảng 4.8. Sự tương quan giữa khối lượng chất thải rắn phát sinh và mức thu nhập bình quân đầu người
Mức thu nhập
Trung bình GDP/người/năm
(USD)
Trung bình rác thải
(kg/người/ngày) Số nước trong nhóm
Thấp 360 0,53 51 Trung bình thấp 1590 0,63 39 Trung bình cao 4640 0,71 16 Cao 23420 1,20 24 Trung bình toàn thế giới 4470 0,67 120
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2008 )
Theo niên giám thống kê huyện Mang Thít (năm 2010), thu nhập bình quân đầu người là 1.273 USD theo tỷ giá hiện hành. Với mức thu nhập này, dùng phương pháp nội suy dựa vào định mức ở Bảng 4.8 thì kết quả tính toán khối lượng rác thải huyện Mang Thít năm 2010 là 0,59 (kg/người/ngày). Từ đó dự báo cho các năm sau và tính toán lượng rác thải phát sinh đến năm 2020.
Ước tính tổng khối lượng rác thải ở khu vực nghiên cứu: Y = a*b
Trong đó:
Y: tổng khối lượng rác thải trong khu vực nghiên cứu a: lượng rác thải trung bình một người/ngày
Bảng 4.9. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2020
Năm Thu nhập bình quân
trên đầu người (USD )
Dân số (nghìn người) Trung bình rác thải (kg/người/ngày) Tổng lượng CTRSH (tấn/ngày) 2010 1.273 99,271 0,59 58,569 2011 1.517 100,144 0,60 60,086 2012 1.749 101,106 0,61 61,674 2013 1.900 101,965 0,61 62,198 2014 1.900 102,883 0,61 62,758 2015 1.900 103,809 0,61 63,323 2016 2.850 104,732 0,64 67,028 2017 2.850 105,665 0,64 67,626 2018 2.850 106,605 0,64 68,227 2019 2.850 107,554 0,64 68,835 2020 2.850 108,511 0,64 69,447
Theo Bảng 4.10 dự báo đến năm 2020 thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện là 69,447 tấn/ngày. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế huyện Mang Thít đến năm 2020, tỷ lệ thu gom CTRSH ở khu vực nông thôn dự kiến đến 2015 đạt 60%, đến năm 2020 đạt 80%, với quy hoạch này lượng rác thải chưa được thu gom vẫn còn nhiều. Vì vậy, cần có giải pháp quản lý, xử lý thích hợp để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, đây chỉ là dự báo theo hệ số rác thải phát sinh trung bình người/ngày dựa vào thu nhập bình quân đầu người. So với số liệu thu mẫu từ thực tế trên 2 xã Bình Phước và Long Mỹ thì trung bình khối lượng rác thải phát sinh là 0,25 kg/người/ngày.
Bảng 4.10. Dự báo khối lượng CTRSH đến năm 2020 theo số liệu thu mẫu Năm Dân số (nghìn người) Trung bình rác thải (kg/người/ngày) Tổng lượng CTRSH (tấn/ngày) 2010 99,271 0,25 24,818 2011 100,144 0,25 25,036 2012 101,106 0,25 25,276 2013 101,965 0,25 25,491 2014 102,883 0,25 25,721 2015 103,809 0,25 25,952 2016 104,732 0,25 26,183 2017 105,665 0,25 26,416 2018 106,605 0,25 26,651 2019 107,554 0,25 26,889 2020 108,511 0,25 27,128
Theo Bảng 4.10 cho thấy, khối lượng CTRSH dự báo đến năm 2020 là 27,128 tấn/ngày, thấp hơn so với kết quả dự báo ở Bảng 4.9 khá nhiều. Do trong quá trình thu mẫu phân tích chỉ thực hiện ở 20 HGĐ trên 2 xã khảo sát, nên dự báo chỉ mang tính chất tương đối. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý CTR hiện nay cần phải điều tra, thu thập đầy đủ số liệu về đối tượng cần quản lý.
4.4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ CTRSH NÔNG THÔN 4.4.1 Giải pháp về quản lý 4.4.1 Giải pháp về quản lý
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan nơi sinh sống và sức khỏe con người. Tuy nhiên, hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý phải
phù hợp với thực tế của địa phương.
4.4.1.1 Thực hiện chương trình quản lý tổng hợp
Nguyên tắc chung của hệ thống quản lý tổng hợp CTR là ưu tiên các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, sau đó mới đến các biện pháp khác. Với việc ưu tiên giảm thiểu tại nguồn, lợi nhuận thu được tăng lên trên từng tấn chất thải được giảm thiểu thông qua chi phí vận chuyển, giảm chi phí xử lý và giảm tác động xấu đến môi trường. QLCTRTH được xem là hiệu quả khi ngăn ngừa, tái chế, và quản lý theo hướng bảo vệ sức khỏe con người và môi trường hiệu quả nhất.
Thứ bậc ưu tiên trong quản lý tổng hợp CTR là:
Hình 4.11. Thứ bậc ưu tiên của chương trình quản lý tổng hợp CTR
Giảm thiểu tại nguồn
Phương pháp hiệu quả nhất nhằm giảm lượng CTR, chi phí phân loại và những tác động bất lợi gây ra đối với môi trường.
Giảm thiểu tại nguồn có thể thực hiện ngay tại HGĐ từ việc lựa chọn hàng hóa cho đến việc tái sử dụng các sản phẩm và vật liệu như: thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày hướng tới các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm ít bao bì,...; tận dụng tối đa các loại chất thải có thể tái sử dụng.
Ngoài ra, việc giảm phát thải của một quy trình sản xuất thông qua đánh giá sản xuất sạch hơn cũng là một giải pháp hiệu quả trong thời gian qua. Trong quá trình sản xuất có thể thay đổi quy trình sản xuất hoặc công nghệ sản xuất giúp giảm phát thải. Sử dụng các loại bao bì cho sản phẩm là các loại bao bì thân thiện với môi trường như các loại túi tự tiêu hủy hoặc túi giấy.
Tái sử dụng, tái chế
Tái sử dụng và tái chế cũng đồng nghĩa với việc giảm nguồn thải. Việc tái sử dụng là dùng lại các sản phẩm hay nguyên liệu mà không có sự thay đổi đáng kể thông qua việc làm sạch hoặc sửa chữa lại trước khi sử dụng.
Giảm thiểu tại nguồn
Tái sử dụng
Tái chế
Chế biến chất thải
Tái chế khác với tái sử dụng ở chỗ nó đòi hỏi phải có sự biến đổi nhất định về thành phần, tính chất vật lý, hóa học hay sinh học của chất thải để trở thành sản phẩm có thể sử dụng được. Các loại CTR phổ biến được tái chế như: nhựa các loại, thủy tinh, giấy, các kim loại như: nhôm từ các loại lon nước giải khát, đồ hộp,..., sắt thép từ các thiết bị điện,...
Chế biến chất thải
Là quá trình biến đổi lý, hóa, sinh của CTR nhằm: nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTR; tái sinh và tái sử dụng; sử dụng sản phẩm tái chế (phân compost) và thu hồi năng lượng ở dạng nhiệt và khí sinh học.
Quá trình biến đổi chất thải thành sản phẩm ban đầu hoặc một sản phẩm mới phục vụ cho đời sống con người. Đây là giai đoạn sau khi đã được thực hiện phân loại. Các chất thải có thể tái chế và tái sử dụng được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình tạo sản phẩm mới (sản phẩm tái chế).
Chôn lấp hợp vệ sinh
Áp dụng đối với CTR không có khả năng tái chế, tái sử dụng hoặc phần còn lại sau khi chế biến và đốt. Đây là giai đoạn cuối cùng trong chương trình quản lý tổng hợp CTR
4.4.1.2 Cải thiện hệ thống quản lý CTR
Theo kết quả điều tra về tình hình hoạt động của hợp tác xã thu gom rác, hiện nay số lượng công nhân còn ít, các tuyến thu gom chưa ổn định, trang thiết bị thu gom chưa đáp ứng công tác thu gom rác.
Tăng cường lực lượng thu gom rác, quét dọn đường phố.
Chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị chức năng tại địa phương huy động nguồn lực đầu tư thêm trang thiết bị cho công tác thu gom như: xe ép rác, thùng rác công cộng,...
Tổ chức kết hợp hình thức: tư nhân thu gom – nhà nước vận chuyển, thành lập điểm tập kết rác trên các địa bàn xã. Đặc biệt là ở các xã chưa được thu gom hoặc có tỷ lệ thu gom thấp (xã Tân Long Hội và Tân An Hội).
Khuyến khích người dân sử dụng các vật dụng tự chế (thùng, phuy, sọt tre,...) để chứa rác nếu không được trang bị đủ các thùng rác công cộng trên các tuyến có thu gom rác.
Vận động nhân dân tổ chức đội thu gom rác thải trên các kênh, rạch hàng tuần (hay hàng tháng) nhằm hạn chế các ảnh hưởng của rác như: làm cản trở dòng chảy, gây khó khăn cho phương tiện giao thông đường thủy, ảnh hưởng nguồn nước và các loại thủy sinh.
Hình 4.12. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn Nguồn sản sinh
rác
Rác thải khó phân hủy
Phân loại tại nguồn
Rác hữu cơ, dễ phân hủy Hộ gia đình Vận chuyển Điểm tập kết Thu gom Bãi rác, xử lý Tổ thu gom Đơn vị thu gom Hố chôn lấp Tái chế tái sử dụng Ủ phân bón Bán phế liệu Phần còn lại Bón cho cây trồng
4.4.1.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng
Nhận thức của người dân về công tác quản lý rác thải, các tác động đến môi trường còn ở mức thấp, nâng cao nhận thức của người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường là việc làm rất quan trọng đối với công tác quản lý CTR.
Vì thế, các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương, các phương tiện truyền thông cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Nâng cao nhận thức, nhiệm vụ và trách nhiệm của cộng đồng về vấn đề quản lý chất thải.
Nâng cao chiến dịch truyền thông về môi trường đến người dân thông qua các cuộc họp tổ tự quản thường kỳ, buổi họp mặt của hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, đoàn thanh niên,... Tuyên truyền trên loa truyền thanh tại địa phương.
Hướng dẫn người dân thải bỏ hợp lý, phân loại rác thải tại nguồn trước khi thải bỏ. Hướng dẫn phân loại tại nguồn bằng tờ rơi, áp phích về các loại rác thải giúp người dân nhận biết và thực hiện phân loại.
Nhấn mạnh công tác bảo vệ môi trường trong qua trình thực hiện tiêu chí nông thôn mới. Nâng cao phong trào thi đua trong quần chúng, tổ chức kiểm tra thường xuyên, biểu dương người tốt, việc tốt; phê bình những cá nhân chưa làm tốt.
Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong giáo dục. Kết hợp với đoàn trường thành lập các chiến dịch hè tại địa phương, tổ chức làm vệ sinh, thu gom rác trên các tuyến đường nông thôn, vớt rác trên sông, kênh rạch, phát tờ rơi tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường...
4.4.2 Giải pháp xử lý CTRSH
Hiện nay, những vấn đề bức xúc do rác thải gây ra có tác động không nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người. Nguyên nhân chính có thể nói đến đó là người dân không biết phải thải bỏ rác thải như thế nào. Hiện nay, công tác thu gom rác thải ở các khu vực nông thôn chỉ không quá 40% vì thế lượng rác thải thải ra môi trường cũng không nhỏ. Chính vì vậy, cần hướng dẫn cách thải bỏ và xử lý rác thải hợp lý với điều kiện của địa phương để thu được hiệu quả cao.
4.4.2.1 Phân loại rác thải tại nguồn
Quá trình phân loại phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để người dân dễ thực hiện. Theo kết quả điều tra, lượng rác thải phát sinh ở khu vực nông thôn không cao (khoảng 0,5 – 2 kg/hộ/ngày) và các thành phần rác thải cũng tương đối ít chỉ tập trung vào các thành phần như: chất hữu cơ, nilon, giấy, chai nhựa.
Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, lá cây,...
Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,...), các loại nhựa.... Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
Đối với khu vực thị trấn, trung tâm huyện để việc phân loại tại nguồn có hiệu quả hơn nên bố trí các loại thùng rác công cộng với các màu khác nhau.
Thùng màu xanh lá cây: chứa các loại rác thải hữu cơ, dễ phân hủy. Thùng màu cam hoặc vàng: chứa các loại rác thải còn lại.
Ưu điểm
Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến.
Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm.
Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường.
Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
Khó khăn
Việc phân loại tại nguồn cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa chính quyền và người dân.
Quá trình thực hiện cần nhiều thời gian để người dân hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn có hiệu quả.
Công tác tuyên truyền cần thực hiện thường xuyên để nâng cao hiệu quả.
4.4.2.2 Xử lý rác hữu cơ dễ phân hủy
Mô hình hố chôn lấp gia đình (hố rác di động)
Hố rác di động là hố nhỏ được đào để chứa rác thải sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình ở nông thôn, hố thường có diện tích khoảng 1m3, có nắp đậy hoặc không có nắp đậy. Hố rác được đặt trong vườn, nơi không quá ẩm ướt, cách xa nguồn nước và nhà ở.
Người dân đổ các loại rác hữu cơ dễ phân hủy vào hố, dùng nắp đậy để giảm mùi hôi, sau một thời gian khi hố rác đầy, tiến hành san lấp và đào hố rác mới tương tự.
Ưu điểm
Đơn giản, dễ thực hiện.
Giải quyết một phần rác thải sinh hoạt ở hộ gia đình.
Rác thải sau khi phân hủy có thể bổ sung chất mùn cho đất. Nhược điểm
Hố chôn lấp rác có diện tích nhỏ, nhanh chóng đầy rác nên cần phải đào hố mới thường xuyên.
Có khả năng gây ô nhiểm nguồn nước ngầm. Xử lý rác bằng ruồi lính đen
Theo các thử nghiệm trên thế giới và một số dự án cho thấy, ấu trùng (dòi) của ruồi lính đen có thể phân hủy hầu hết các loại rác hữu cơ của hộ gia đình thải ra. Quá trình phân hủy diễn ra nhanh, phụ thuộc vào loại rác. Rác thải từ thức ăn thừa, rau cải hư, củ, quả… được phân hủy trong 10 – 12 giờ; với chất thải có thành phần cellulose cao như giấy vụn, rơm, lá chuối cần đến 10 – 15 ngày. Với cấu trúc miệng lớn và mạnh, ấu trùng ruồi lính đen ăn tất cả các chất thải hữu cơ một cách nhanh chóng trước khi các hợp chất hữu cơ có thời gian phân hủy và tạo ra mùi hôi; do đó, loại bỏ được mùi hôi của rác. Khi