Diện tích và đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải nông thôn ở huyện mang thít tỉnh vĩnh long (Trang 37)

Huyện Mang Thít có diện tích tự nhiên 159,7 km2, dân số trung bình năm 2013 là 100.285 người, mật độ phân bố 628 người/km2, dân số thành thị chiếm khoảng 3,58%, nông thôn chiếm khoảng 96,42%, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,14%.Huyện bao gồm 1 thị trấn Cái Nhum và 12 xã: Mỹ An, Long Mỹ, Hòa Tịnh, Bình Phước, Nhơn Phú, Mỹ Phước, Chánh Hội, An Phước, Chánh An, Tân Long, Tân An Hội và Tân Long Hội. 2.6.3 Điều kiện tự nhiên

2.6.3.1 Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Mang Thít khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,3 – 2,0 m, phổ biến từ 0,6 – 1,4 m chiếm 9,3% diện tích. Thông thường, địa hình theo quy luật cao ở các khu vực ven sông lớn và thấp dần về các khu vực xa sông, cụ thể như sau:

 Vùng có cao trình từ 1,4 – 1,8 m: chiếm 5,33% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã Long Mỹ, Hòa Tịnh, Mỹ An, An Phước và Chánh An.

 Vùng có cao trình từ 1,0 – 1,4 m: chiếm 44,75% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các xã ven sông Cổ Chiên và Mang Thít như: Mỹ An, An Phước, Chánh An, Tân Long Hội, thị trấn Cái Nhum.

 Vùng có cao trình 0,6 – 1,0 m: chiếm 1,12% diện tích tự nhiên. Bao gồm các xã Chánh Hội, Tân Long, Tân Long Hội, Bình Phước.

 Vùng có cao trình <0,6 m: chiếm không đáng kể 0,91% diện tích đất tự nhiên thuộc các xã như: Tân Long, Tân Long Hội, Bình Phước.

Do trong quá trình phát triển sản xuất với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê bao, hệ thống kinh thủy lợi, hệ thống cống đập, kỹ thuật canh tác của từng đối tượng cây trồng nên hiện nay đang có sự thay đổi cục bộ về cao trình.

2.6.3.2 Thời tiết và khí hậu

Huyện Mang Thít nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, quanh năm nóng ẩm.

 Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 – 280C, tối đa 370C; tối thiểu 180C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7 – 80C.

 Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181 – 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.

 Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 – 83%, cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 – 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ trung bình 75 – 79%.

 Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khá lớn, khoảng 1.400 – 1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116 – 179 mm/tháng.

 Lượng mưa và sự phân bố mưa: Mùa mưa từ tháng 5 – 11 chiếm tổng lượng mưa từ 94 – 97%, mùa khô từ tháng 12 – 4 năm sau, lượng mưa rất ít không đáng kể. Lượng mưa khoảng 1.500 – 1.800 mm/năm và sự phân bố mưa chênh lệch khá lớn giữa các tháng, điều này cho thấy có sự thay dổi thất thường về thời tiết. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 8 – 10.

Mang Thít nằm cạnh sông Tiền cách xa cửa biển trên 60 km nên ít bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn vào mùa khô, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và các ngành sản xuất khác. Tuy nhiên, do có 2 mùa mưa – nắng rõ rệt, với sự cạn kiệt nước của sông Cửu Long gây ra hiện tượng thiếu nước ngọt trong mùa khô, đặc biệt là ở vùng xa sông rạch. Ngược lại, trong mùa mưa bị ảnh hưởng của lũ lụt sông Tiền cộng với mưa bão thất thường cũng gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời sống sinh hoạt của người dân.

2.6.4 Kinh tế – xã hội

2.6.4.1 Kinh tế

Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp, trồng lúa nuớc, cây ăn quả và chăn nuôi. Những năm gần đây, tận dụng lợi thế từ con các con sông, nông dân huyện phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản, mang lại thu hoạch cao, góp phần thúc đẩy cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong cơ cấu kinh tế của huyện nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47,54% (năm 2013).

Huyện Mang Thít có 2 vùng sản xuất thủy sản chính là tuyến sông Mang Thít và dọc sông Cổ Chiên. Tuyến sông Mang Thít có chiều dài 21.000 m thuộc địa bàn 4 xã Tân Long Hội, Tân An Hội, Chánh An và thị trấn Cái Nhum. Tuyến dọc sông Cổ Chiên có chiều dài trên 15.000 m, thuộc địa bàn các xã Mỹ An, Mỹ Phước, An Phước và Chánh An. Ðiểm nổi bật trong phong trào nuôi thủy sản ở huyện Mang Thít là có sự liên kết rất cao.

Ngành thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh ở Mang Thít, đặc biệt là nghề làm gốm sứ mỹ nghệ. Gốm mỹ nghệ Mang Thít có màu sắc đặc trưng, mẫu mã đa dạng từ đơn giản đến tinh xảo hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các lò sản xuất gạch nung và gốm xứ mỹ nghệ tập trung ở xã Nhơn Phú, Mỹ An, Mỹ Phước... Sản phẩm gốm mỹ nghệ Mang Thít đã có mặt trên thị trường thế giới, đặc biệt là các nước Á – Âu. Ngoài

ra còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ gia công xuất khẩu khác: mây tre, dệt chiếu và đan lát,...

2.6.4.2 Xã hội

Cùng với phát triển kinh tế, huyện Mang Thít cũng đầu tư mạnh cho công tác xã hội, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là mảng giao thông nông thôn. Mang Thít đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cấp và xây dựng các tuyến đường liên ấp, liên xã thông xe hai bánh cả hai mùa mưa – nắng.

Hầu hết các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, thậm chí có xã đến 3 – 4 điểm trường. Riêng khối trung học phổ thông là 3 điểm trường: Trường Trung học Mang Thít, bán công Mang Thít, trường Mỹ Phước. Các điểm trường đều được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Mang Thít là huyện đi đầu trong tỉnh phổ cập hết trung học cơ sở và hướng tiếp theo là phổ cập trung học phổ thông.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 08/2014 đến tháng 12 /2014.

Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

 Cân đồng hồ loại 5 kg dùng để xác định trọng lượng của các thành phần chất thải rắn trong quá trình lấy mẫu phân tích.

 Máy định vị tọa độ GPS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bảng câu hỏi phỏng vấn, sổ ghi chép, viết,…

 Bao đựng rác cỡ trung (55 x 65 cm), kẹp gắp, găng tay, khẩu trang,…

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương pháp khảo sát hiện trạng và thu thập thông tin thứ cấp Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn như: Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn như:

 Thống kê về dân số, và thu nhập bình quân đầu người ở từng xã từ Niên giám thống kê của huyện Mang Thít.

 Số liệu về cấc hộ dân đăng ký thu gom rác thải ở Ủy ban nhân dân 2 xã Bình Phước, Long Mỹ.

 Ngoài ra, thu thập các thông tin, các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (sách, giáo trình, internet,…).

3.3.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn. Đối tượng được chọn phỏng vấn là ngẫu nhiên và là người dân đang sinh sống địa điểm khảo sát. Mục đích của việc phỏng vấn nhằm lấy ý kiến của người dân, chính quyền địa phương về hiện trạng CTR hiện nay tại địa điểm khảo sát, trên cơ sở đó làm định hướng xây dựng các giải pháp quản lý, xử lý tốt hơn.

Phỏng vấn 66 hộ dân trên 2 xã Bình Phước, Long Mỹ trong khu vực nghiên cứu để điều tra về hiện trạng rác thải: số lượng rác thải trung bình/người/ngày, thành phần rác thải và nhận thức của người dân về vấn đề rác thải.

Phỏng vấn ban lãnh đạo Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Thít, đơn vị quản lý xã Bình Phước, Long Mỹ để thu thập thông tin về hiện trạng rác thải, phương pháp quản lý, xử lý và các định hướng cho công tác quản lý rác thải tương lai.

3.3.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Thông qua phỏng vấn, trao đổi với các đơn vị quản lý rác thải trên khu vực nghiên cứu và cán bộ hướng dẫn trao dồi kinh nghiệm và tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài luận văn.

3.3.4 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu

2.6.4.3 Phương pháp thu mẫu

Tiến hành thu mẫu rác thải ở 2 xã Bình Phước và Long Mỹ. Chọn ngẫu nhiên 10 hộ trong vùng khảo sát, mỗi hộ sẽ được phát túi đựng rác. Mỗi ngày thu mẫu 1 lần vào buổi chiều các ngày và phát túi đựng rác để thu mẫu cho ngày hôm sau. Đánh số vào các túi đựng rác để phân biệt giữa các HGĐ.

Sau đó tiến hành xác định thành phần chất thải rắn. Thu mẫu trong vòng 7 ngày liên tục đối với một hộ gia đình. Với phương pháp thu mẫu này sẽ xác được thành phần chất thải rắn tại các hộ gia đình và khối lượng chất thải rắn phát sinh/người/ngày.

2.6.4.4 Phương pháp phân tích mẫu

 Phương pháp xác định thành phần phần trăm khối lượng rác thải và tổng lượng rác thải ở khu vực nghiên cứu

Mẫu rác sau khi thu sẽ tiến hành phân loại và xác định thành phần phần trăm khối lượng. Mỗi thành phần sẽ đặt vào 1 khay riêng. Sau đó, cân các thành phần và ghi khối lượng các thành phần.

 Tính phần trăm thành phần rác thải:

% thành phần rác thải = (khối lượng loại rác thải đó x 100)/ tổng khối lượng mẫu  Ước tính tổng khối lượng rác thải ở khu vực nghiên cứu:

Y = a*b Trong đó:

Y: tổng khối lượng rác thải trong khu vực nghiên cứu a: lượng rác thải trung bình một người/ngày

b: tổng số dân sống trong khu vực nghiên cứu  Phương pháp phân loại

 Rác hữu cơ:

Dễ phân hủy: thức ăn thừa, lá cây, …

 Rác thải vô cơ: thủy tinh, chai lọ,…

 Rác thải độc hại: pin, , bóng đèn, ắc quy, cao su, vỏ thuốc trừ sâu…

 Rác thải khác: đất đá, gạch vụn… 3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp và xử lý trên phần mềm MS Excel 2010, phần mềm thống kê SPSS 16.0 để phân tích số liệu trong quá trình thu mẫu. Kết quả được phân tích trên các bảng và biểu đồ.

Dựa vào số dân và tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của địa phương tính lượng rác thải sinh hoạt hiện tại và ước tính khối lượng phát sinh đến năm 2020.

Công thức tính (theo mô hình Euler cải tiến): N*i+1 = Ni + r.Ni.∆t

Trong đó:

Ni: Số dân ban đầu (người)

N*i+1: Số dân sau một năm (người) r: Tốc độ tăng trưởng (%/năm) ∆t : Thời gian (năm)

3.3.6 Phương pháp đánh giá phân tích

Dựa vào kết quả khảo sát thực tế và các kết quả có sẵn để đánh giá tình trạng rác thải ở nông thôn hiện nay và đề xuất giải pháp để quản lý rác tốt hơn.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTR HGĐ TẠI HUYỆN MANG THÍT MANG THÍT

4.1.1 Hợp tác xã chợ Nhơn Phú

Hợp tác xã chợ Nhơn Phú được phát triển từ mô hình ban quản lý chợ Nhơn Phú. Hợp tác xã được thành lập vào ngày 29/12/2010 và hoạt động vào ngày 10/01/2011.

4.1.1.1 Chức năng và nhiệm vụ

Hợp tác xã Nhơn Phú thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ, tổ chức kinh doanh, khai thác các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật. Đồng thời hợp tác xã cũng đảm nhận công tác thu gom rác cho toàn huyện Mang Thít.

Hợp tác xã có nhiệm vụ thực hiện các quy định như các quy định của Ban Quản lý chợ tại Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP. 4.1.1.2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức gồm:  Giám đốc: 1 người  Phó giám đốc: 1 người  Kế toán: 1 người

 Công nhân: 3 người (1 tài xế, 2 công nhân thu gom rác)

4.1.1.3 Trang thiết bị

Hiện nay hợp tác xã được phòng Tài nguyên huyện Mang Thít đầu tư 1 xe ép rác có tải trọng 5 tấn. Trang thiết bị cho công tác thu gom còn nhiều hạn chế.

4.1.2 Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR

4.1.2.1 Hiện trạng thu gom

Hiện nay, thu gom rác thải sinh hoạt là một vấn đề cốt lõi trong hệ thống quản lý chất thải rắn, là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Đặc biệt, đối với rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn, công tác thu gom, xử lý chưa thật sự được quan tâm.

Theo kết quả khảo sát và thu thập số liệu, tỷ lệ rác thải được thu gom hiện nay trên địa bàn huyện Mang Thít như sau:

Bảng 4.1. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mang Thít

STT Xã Tổng số hộ Số hộ được thu gom Tỷ lệ được thu gom (%) 1 Long Mỹ 1.384 466 54,7 2 Bình Phước 2.736 118 4,33 3 Hòa Tịnh 2.093 32 2,10 4 Tân Long 1.730 210 12,14 5 An Phước 2.740 358 13,06 6 Chánh An 2.096 393 18,75 7 Chánh Hội 1.951 46 2,35 8 Mỹ An 2.456 186 7,57 9 Nhơn Phú 2.294 136 5,93 10 Mỹ Phước 2.107 86 4,08

11 Tân Long Hội 1.714 0 0

12 Tân An Hội 2.046 0 0

13 Thị trấn Cái Nhum 1.058 3302 92

Công tác thu gom CTRSH trên địa bàn huyện do hợp tác xã chợ Nhơn Phú đảm nhận. Các phương tiện thu gom, vận chuyển rác (xe ép rác, thùng rác công cộng,...) được phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Thít đầu tư và được quản lý bởi phòng Công Thương.

Hiện nay, do trang thiết bị hạn chế, lực lượng công nhân thu gom còn thiếu và sự cách biệt về mặt giao thông ở nông thôn nên công tác thu gom rác thải trên địa bàn huyện chưa được đảm bảo. Ngoại trừ thị trấn Cái Nhum và xã Long Mỹ thì các xã còn lại có tỷ lệ thu gom không cao; xã Tân An Hội và Tân Long Hội chưa được thu gom rác.

4.1.2.2 Thời gian thu gom (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống thu gom CTR ở huyện Mang Thít chỉ bao gồm các khu vực chợ, các cơ quan, trường học, hộ gia đình gần chợ. Xe thu gom đi theo lộ trình được hoạch định sẵn với thời gian ổn định. Mỗi ngày xe thu gom 2 đợt:

 Đợt 1: từ 4h đến 7h

 Đợt 2: từ 16h đến 18h

Công tác thu gom rác hiện nay chưa ổn định, do thiếu điều kiện về phương tiện và lực lượng công nhân thu gom.

4.1.2.3 Quy trình thu gom

Rác thải được thu gom theo các tuyến đường chính đã được hoạch định sẵn. Trên địa bàn huyện được chia thành 5 tuyến đường thu gom rom rác:

 Thị trấn Cái Nhum, Nhơn Phú, Chánh Hội.

 Tân Long, Bình Phước.

 Long Mỹ, Hòa Tịnh.

 Mỹ An, Mỹ Phước.

 An Phước, Chánh An

Hình 4.2. Quy trình thu gom CTRSH huyện Mang Thít

Xe đẩy tay Thùng rác công cộng

Rác thải sinh hoạt

Rác được cho vào xe ép rác

4.1.2.4 Lệ phí thu gom rác

Đối với việc quy định lệ phí thu gom rác trên địa bàn huyện Mang Thít thực hiện theo nghị quyết 47/2007/NQ-HĐND, ngày 25/01/2007 của HĐND tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 9.

Bảng 4.2. Mức thu phí vệ sinh theo nghị quyết 47/2007/NQ-HĐND

STT Đối tượng áp dụng mức thu ĐVT Mức

thu

1 Hộ gia đình đ/hộ/tháng 10.000

2 Cơ quan hành chính, sự nghiệp, trụ sở doanh nghiệp

Cấp tỉnh đ/hộ/tháng 60.000

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải nông thôn ở huyện mang thít tỉnh vĩnh long (Trang 37)