Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải nông thôn ở huyện mang thít tỉnh vĩnh long (Trang 41)

2.6.4.3 Phương pháp thu mẫu

Tiến hành thu mẫu rác thải ở 2 xã Bình Phước và Long Mỹ. Chọn ngẫu nhiên 10 hộ trong vùng khảo sát, mỗi hộ sẽ được phát túi đựng rác. Mỗi ngày thu mẫu 1 lần vào buổi chiều các ngày và phát túi đựng rác để thu mẫu cho ngày hôm sau. Đánh số vào các túi đựng rác để phân biệt giữa các HGĐ.

Sau đó tiến hành xác định thành phần chất thải rắn. Thu mẫu trong vòng 7 ngày liên tục đối với một hộ gia đình. Với phương pháp thu mẫu này sẽ xác được thành phần chất thải rắn tại các hộ gia đình và khối lượng chất thải rắn phát sinh/người/ngày.

2.6.4.4 Phương pháp phân tích mẫu

 Phương pháp xác định thành phần phần trăm khối lượng rác thải và tổng lượng rác thải ở khu vực nghiên cứu

Mẫu rác sau khi thu sẽ tiến hành phân loại và xác định thành phần phần trăm khối lượng. Mỗi thành phần sẽ đặt vào 1 khay riêng. Sau đó, cân các thành phần và ghi khối lượng các thành phần.

 Tính phần trăm thành phần rác thải:

% thành phần rác thải = (khối lượng loại rác thải đó x 100)/ tổng khối lượng mẫu  Ước tính tổng khối lượng rác thải ở khu vực nghiên cứu:

Y = a*b Trong đó:

Y: tổng khối lượng rác thải trong khu vực nghiên cứu a: lượng rác thải trung bình một người/ngày

b: tổng số dân sống trong khu vực nghiên cứu  Phương pháp phân loại

 Rác hữu cơ:

Dễ phân hủy: thức ăn thừa, lá cây, …

 Rác thải vô cơ: thủy tinh, chai lọ,…

 Rác thải độc hại: pin, , bóng đèn, ắc quy, cao su, vỏ thuốc trừ sâu…

 Rác thải khác: đất đá, gạch vụn… 3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp và xử lý trên phần mềm MS Excel 2010, phần mềm thống kê SPSS 16.0 để phân tích số liệu trong quá trình thu mẫu. Kết quả được phân tích trên các bảng và biểu đồ.

Dựa vào số dân và tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của địa phương tính lượng rác thải sinh hoạt hiện tại và ước tính khối lượng phát sinh đến năm 2020.

Công thức tính (theo mô hình Euler cải tiến): N*i+1 = Ni + r.Ni.∆t

Trong đó:

Ni: Số dân ban đầu (người)

N*i+1: Số dân sau một năm (người) r: Tốc độ tăng trưởng (%/năm) ∆t : Thời gian (năm)

3.3.6 Phương pháp đánh giá phân tích

Dựa vào kết quả khảo sát thực tế và các kết quả có sẵn để đánh giá tình trạng rác thải ở nông thôn hiện nay và đề xuất giải pháp để quản lý rác tốt hơn.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTR HGĐ TẠI HUYỆN MANG THÍT MANG THÍT

4.1.1 Hợp tác xã chợ Nhơn Phú

Hợp tác xã chợ Nhơn Phú được phát triển từ mô hình ban quản lý chợ Nhơn Phú. Hợp tác xã được thành lập vào ngày 29/12/2010 và hoạt động vào ngày 10/01/2011.

4.1.1.1 Chức năng và nhiệm vụ

Hợp tác xã Nhơn Phú thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ, tổ chức kinh doanh, khai thác các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật. Đồng thời hợp tác xã cũng đảm nhận công tác thu gom rác cho toàn huyện Mang Thít.

Hợp tác xã có nhiệm vụ thực hiện các quy định như các quy định của Ban Quản lý chợ tại Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP. 4.1.1.2 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức gồm:  Giám đốc: 1 người  Phó giám đốc: 1 người  Kế toán: 1 người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Công nhân: 3 người (1 tài xế, 2 công nhân thu gom rác)

4.1.1.3 Trang thiết bị

Hiện nay hợp tác xã được phòng Tài nguyên huyện Mang Thít đầu tư 1 xe ép rác có tải trọng 5 tấn. Trang thiết bị cho công tác thu gom còn nhiều hạn chế.

4.1.2 Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR

4.1.2.1 Hiện trạng thu gom

Hiện nay, thu gom rác thải sinh hoạt là một vấn đề cốt lõi trong hệ thống quản lý chất thải rắn, là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Đặc biệt, đối với rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn, công tác thu gom, xử lý chưa thật sự được quan tâm.

Theo kết quả khảo sát và thu thập số liệu, tỷ lệ rác thải được thu gom hiện nay trên địa bàn huyện Mang Thít như sau:

Bảng 4.1. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mang Thít

STT Xã Tổng số hộ Số hộ được thu gom Tỷ lệ được thu gom (%) 1 Long Mỹ 1.384 466 54,7 2 Bình Phước 2.736 118 4,33 3 Hòa Tịnh 2.093 32 2,10 4 Tân Long 1.730 210 12,14 5 An Phước 2.740 358 13,06 6 Chánh An 2.096 393 18,75 7 Chánh Hội 1.951 46 2,35 8 Mỹ An 2.456 186 7,57 9 Nhơn Phú 2.294 136 5,93 10 Mỹ Phước 2.107 86 4,08

11 Tân Long Hội 1.714 0 0

12 Tân An Hội 2.046 0 0

13 Thị trấn Cái Nhum 1.058 3302 92

Công tác thu gom CTRSH trên địa bàn huyện do hợp tác xã chợ Nhơn Phú đảm nhận. Các phương tiện thu gom, vận chuyển rác (xe ép rác, thùng rác công cộng,...) được phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Thít đầu tư và được quản lý bởi phòng Công Thương.

Hiện nay, do trang thiết bị hạn chế, lực lượng công nhân thu gom còn thiếu và sự cách biệt về mặt giao thông ở nông thôn nên công tác thu gom rác thải trên địa bàn huyện chưa được đảm bảo. Ngoại trừ thị trấn Cái Nhum và xã Long Mỹ thì các xã còn lại có tỷ lệ thu gom không cao; xã Tân An Hội và Tân Long Hội chưa được thu gom rác.

4.1.2.2 Thời gian thu gom

Hệ thống thu gom CTR ở huyện Mang Thít chỉ bao gồm các khu vực chợ, các cơ quan, trường học, hộ gia đình gần chợ. Xe thu gom đi theo lộ trình được hoạch định sẵn với thời gian ổn định. Mỗi ngày xe thu gom 2 đợt:

 Đợt 1: từ 4h đến 7h

 Đợt 2: từ 16h đến 18h

Công tác thu gom rác hiện nay chưa ổn định, do thiếu điều kiện về phương tiện và lực lượng công nhân thu gom.

4.1.2.3 Quy trình thu gom

Rác thải được thu gom theo các tuyến đường chính đã được hoạch định sẵn. Trên địa bàn huyện được chia thành 5 tuyến đường thu gom rom rác:

 Thị trấn Cái Nhum, Nhơn Phú, Chánh Hội.

 Tân Long, Bình Phước.

 Long Mỹ, Hòa Tịnh.

 Mỹ An, Mỹ Phước.

 An Phước, Chánh An

Hình 4.2. Quy trình thu gom CTRSH huyện Mang Thít

Xe đẩy tay Thùng rác công cộng

Rác thải sinh hoạt

Rác được cho vào xe ép rác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.4 Lệ phí thu gom rác

Đối với việc quy định lệ phí thu gom rác trên địa bàn huyện Mang Thít thực hiện theo nghị quyết 47/2007/NQ-HĐND, ngày 25/01/2007 của HĐND tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 9.

Bảng 4.2. Mức thu phí vệ sinh theo nghị quyết 47/2007/NQ-HĐND

STT Đối tượng áp dụng mức thu ĐVT Mức

thu

1 Hộ gia đình đ/hộ/tháng 10.000

2 Cơ quan hành chính, sự nghiệp, trụ sở doanh nghiệp

Cấp tỉnh đ/hộ/tháng 60.000

Cấp huyện đ/hộ/tháng 40.000

3 Trường học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo

Số lượng dưới 500 học sinh đ/hộ/tháng 50.000

Số lượng từ 500 đến 700 HS (NQ39: từ 500 đến 1000 HS)

đ/hộ/tháng 70.000 Số lượng từ trên 700 học sinh (NQ39: trên 1000 HS) đ/hộ/tháng 100.000 4 Trường chuyên nghiệp, dạy nghề

Trường dạy nghề đ/m3 112.000

Trường đại học, cao đẳng, trung học đ/m3 112.000

Trung tâm đào tạo, dạy nghề đ/m3 112.000

5 Chợ, bệnh viện, trung tâm thương mại đ/m3 112.000

6 Các hộ kinh doanh - Môn bài từ bậc 1 đến bậc 4 Khu vực nội ô đ/hộ/tháng 40.000 Khu vực ngoại ô đ/hộ/tháng 30.000 - Môn bài bậc 5, bậc 6 Khu vực nội ô đ/hộ/tháng 20.000 Khu vực ngoại ô đ/hộ/tháng 15.000 7 Khác sạn, nhà trọ, nhà cho thuê

Qui mô dưới 5 phòng đ/cơ sở/tháng 50.000

Qui mô từ 5 đến 10 phòng đ/cơ sở/tháng 70.000

STT Đối tượng áp dụng mức thu ĐVT Mức thu Qui mô từ 21 trở lên (NQ39: trên 30 phòng) đ/cơ sở/tháng 200.000 Trường hợp không áp dụng qui mô, tính theo khối lượng

rác thải

đ/m3 112.000

8 Nhà hàng, quán ăn

Qui mô dưới 5 bàn ăn đ/cơ sở/tháng 80.000

Qui mô từ 5 đến 10 bàn ăn đ/cơ sở/tháng 100.000

Qui mô từ 11 đến 20 bàn ăn đ/cơ sở/tháng 150.000

Qui mô từ 21 bàn ăn trở lên đ/cơ sở/tháng 200.000

Trường hợp không áp dụng qui mô, tính theo khối lượng rác thải

đ/m3 112.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Các cơ sở dịch vụ, khu vui chơi giải trí đ/cơ sở/tháng 20.000

10 Các cơ sở sản xuất, chế biến, gia công đ/m3 112.000

11 Lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung - Lò giết mổ gia súc

Qui mô nhỏ (giết mổ dưới 30 con/ngày/đêm) đ/cơ sở/tháng 100.000

Qui mô vừa (giết mổ từ 30 đến 60 con/ngày/đêm) đ/cơ sở/tháng 150.000 Qui mô lớn (giết mổ từ 61 trở lên con/ngày/đêm) đ/cơ sở/tháng 200.000

- Lò giết mổ gia cầm

Qui mô nhỏ (giết mổ dưới 200 con/ngày/đêm) đ/cơ sở/tháng 50.000

Qui mô vừa (giết mổ từ 200 đến 500 con/ngày/đêm) đ/cơ sở/tháng 70.000 Qui mô lớn (giết mổ từ 501 trở lên con/ngày/đêm) đ/cơ sở/tháng 100.000

12 Các loại hình khác đ/m3 112.000

4.1.2.5 Hiện trạng xử lý

Chất thải rắn sau khi được thu gom sẽ được xe vận chuyển đến bãi rác Hòa Phú thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Bãi rác Hòa Phú được hình thành từ năm 1997 với diện tích 2,4 ha. Đây là bãi rác lộ thiên nằm gần đường giao thông, xung quanh bãi rác là ruộng lúa và nhà dân. Thời gian qua, khu vực này là nơi tập kết rác thải của tỉnh Vĩnh Long trung bình một ngày có khoảng trên 100 tấn rác tập kết về đây. Phương pháp xử lý CTR còn thô sơ hoặc hầu như không được xử lý mà chủ yếu là vận chuyển vào bãi rác đổ đống, chôn lấp, phun chế phẩm sinh học EM và vôi, thuốc khử mùi hôi. Bãi rác này hiện do Công ty Công trình Công cộng tỉnh Vĩnh Long quản lý.

Bên cạnh bãi rác Hòa Phú, nhà máy xử lý rác Phương Thảo được đánh giá là hiện đại nhất ĐBSCL được xây dựng, nhưng vẫn trong tình trạng đóng cửa không hoạt động. Qua nhiều năm không được xử lý, hiện nay đống rác cao hơn 15m, bãi rác đã ở vào tình trạng quá tải. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở bãi rác Hòa Phú hiện nay gây bức xúc cho người dân sống gần khu vực đó.

Hình 4.3. Đường vào bãi rác Hòa Phú

Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTRSH tại khu vực nông thôn khoảng 40 – 50%. Mặc dù đất rộng nhưng thực tế là nhiều xã không quy hoạch được chỗ tập trung rác, trên địa bàn huyện Mang Thít cũng không có bãi rác tập trung, do vậy mỗi hộ gia đình tự xử lý rác là chủ yếu. Các phương pháp xử lý còn rất thô sơ, người dân thường đốt, chôn lấp hoặc không xử lý, vứt bỏ rác trực tiếp ra vườn hoặc xuống sông, hồ.

Việc phân loại CTRSH ở nông thôn thường được tiến hành ngay tại hộ gia đình, tùy theo hoàn cảnh từng gia đình. Trong thành phần CTRSH các hộ gia đình đã thu gom, phân loại 1 phần, tách riêng các loại chất thải có thể bán hoặc tái sử dụng như: giấy, kim loại, chai nhựa,... Tuy nhiên số lượng này không nhiều, lượng chất thải sinh hoạt loại hữu cơ như thức ăn thừa, rau củ,... được các gia đình sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi và chiếm tỷ lệ khá cao. Các CTRSH khác không sử dụng được hầu hết không được phân loại mà để lẫn lộn, bao gồm cả các loại rác có khả năng phân hủy (lá cây, xác chết động vật,...) và khó phân hủy hoặc một số chất thải nguy hại như: túi nilon, thủy tinh, pin,...

Hình 4.4. Rác thải vứt trực tiếp ra đường, kênh rạch

4.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CTR VÀ PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN DÂN

4.2.1 Thông tin về hộ dân

Theo kết quả điều tra phỏng vấn ở 2 xã Bình Phước và Long Mỹ huyện Mang Thít cho thấy: tỷ lệ chủ hộ ở khu vực được phỏng vấn chủ yếu là nam (chiếm 71,2% trong tổng số người được phỏng vấn) và nữ chiếm 28,8%. Thành viên của hộ bình quân là 4,26 người/hộ, độ tuổi khác nhau trung bình là 49,12.

Bảng 4.3. Thông tin các hộ được phỏng vấn

Nội dung Số liệu điều tra

Giới tính - Nam - Nữ 47/66 19/66 71,2% 28,8% Độ tuổi trung bình 49,12

Bình quân thành viên /hộ 4,26 người/hộ *

4.2.2 Nghề nghiệp hộ được phỏng vấn

Nghề nghiệp của các hộ được phỏng vấn với nhiều ngành nghề khác nhau như: làm ruộng, nội trợ, buôn bán, cán bộ địa phương, giáo viên, công nhân,... được chia thành 4 nhóm như Bảng 4.4 nghề nghiệp của các hộ được phỏng vấn là nông dân (chiếm 69,7%), sau đó công nhân – viên chức (13,6%), buôn bán (7,6%) và các nghề khác chiếm 9,1%.

Bảng 4.4. Thông tin về nghề nghiệp hộ được phỏng vấn

Xã Bình Phước (%) Xã Long Mỹ(%) Chung (%)

Nghề nông 72,7 66,7 69,7

Công nhân – viên chức 9,1 18,2 13,6

Buôn bán 9,1 6,1 7,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác 9,1 9,1 9,1

4.2.3 Thông tin về mức phát thải rác sinh hoạt của hộ dân

Theo số liệu điều tra, khối lượng rác phát sinh hằng ngày của các hộ gia đình nhiều nhất tập trung ở mức từ 0,5 – 1 kg/hộ/ngày và thấp nhất là ở mức 2 – 3 kg (với bình quân người/hộ ở bảng Bảng 4.3). Khối lượng rác phát sinh của từng HGĐ là khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và thói quen sinh hoạt của từng HGĐ.

Hình 4.5. Lượng rác thải phát sinh của hộ dân

4.2.4 Hình thức quản lý, xử lý rác thải ở các HGĐ

Qua thống kê kết quả phỏng vấn các HGĐ ở khu vực xã Bình Phước và Long Mỹ về thực trạng công tác quản lý CTR cho thấy tại các HGĐ đã có ý thức đến công tác vệ sinh môi trường, rác thải trong gia đình được chứa trong các loại thùng, sọt nhựa chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 40%), số còn lại chứa rác bằng bao hoặc túi nilon (33%). Tuy nhiên, tỷ lệ HGĐ không có dụng cụ chứa rác cũng không nhỏ (chiếm 27%). Đây là vấn đề cần được chú ý, việc thải bỏ rác không đúng nơi sẽ phát sinh mùi hôi và có khả năng tạo cho các loại côn trùng phát triển gây mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình nói riêng và khu vực lân cận nói chung.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 <0.5 0.5-1 1-1.5 1.5-2 2-2.5 2.5-3 >3 Tỷ lệ m ức thả i ( %)

Lượng rác thải phát sinh (kg)

Bình Phước Long Mỹ

Hình 4.6. Một số vật dụng tự chế chứa rác thải sinh hoạt ở HGĐ

Hình thức xử lý rác của người dân hiện nay còn mang tính tự phát khá cao. Với đặc điểm sinh hoạt ở các khu vực nông thôn (xa xôi, đường xá còn chưa được mở rộng và trải nhựa) nên các phương tiện thu gom khó có thể đi đến hết các con đường trên địa bàn huyện. Đối với CTRSH nông thôn, người dân xử lý chủ yếu bằng phương pháp đốt (chiếm 47%), nhưng không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường. Ở những nơi có xe thu gom thì rác thải được vận chuyển đến bãi rác của tỉnh một phần rác được thu gom đến bãi chôn lấp của tỉnh, chôn lấp.

Hình 4.7. Các hình thức xử lý CTRSH ở HGĐ Đốt 47% Chôn lấp 24% Xe thu gom 16% Không xử lý 13%

4.2.5 Kết quả thu mẫu và xác định khối lượng, thành phần rác thải của HGĐ

Việc thu mẫu tiến hành ở 20 HGĐ trên 2 xã Bình Phước và Long Mỹ, tiến hành phát túi nilon và thu mẫu vào 17h mỗi ngày, thu mẫu liên tục trong 1 tuần. Tiến hành phân loại xác định thành phần CTR tại chỗ.

Hình 4.8. Vị trí thu mẫu rác thải sinh hoạt ở các HGĐ

Chi chú: Các điểm trên bản đồ được thể hiện ở Phụ lục 06 4.2.5.1 Khối lượng CTRSH HGĐ

Bảng 4.5. Kết quả điều tra về lượng rác thải của 20 HGĐ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải nông thôn ở huyện mang thít tỉnh vĩnh long (Trang 41)