PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hìnhđiều dưỡng phục hồi chức năng bắc giang (Trang 31)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu hồi cứu

- Mẫu nghiên cứu là toàn bộ bệnh án đạt tiêu chuẩn trên trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011. Mỗi BN có thể nhập viện nhiều lần, ở đây chúng tôi lấy bệnh án ở lần nhập viện cuối cùng

- Các bệnh án đều được ghi lại các thông tin cần thiết theo phiếu thu thập thông tin bệnh án nghiên cứu đã lập sẵn( phụ lục số 01).

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.2.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu

- Giới tính – Nhóm tuổi

- Phân độ huyết áp khi bệnh nhân nhập viện theo Quyết định số 3192/QĐ- BYT ngày 31/8/2010 của Bộ Y tế.

- Một số chỉ số sinh hóa máu.

2.2.2.2. Tình hình sử dụng thuốc điều trị THA trong mẫu nghiên cứu

- Danh mục các nhóm thuốc điều trị THA đã sử dụng trong mẫu nghiên cứu. - Các phác đồ phối hợp nhóm thuốc sử dụng trong nghiên cứu.

- Danh mục các thuốc đã sử dụng trong nghiên cứu: nhóm lợi tiểu, nhóm ƯCMC, nhóm ức chế thụ thể AT1, nhóm chẹn kênh calci, nhóm tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm.

- Sự thay đổi các nhóm thuốc trong thời gian nghiên cứu.

2.2.2.3. Khảo sát hiệu quả điều trị

- Sự thay đổi mức độ THA sau điều trị so với lúc vào viện - Tỷ lệ mắc THA tâm thu đơn độc sau thời gian nghiên cứu. - Tỷ lệ đạt HA mục tiêu sau thời gian nghiên cứu.

- Sự phục hồi dần khả năng vận động thông qua thang điểm Rankin.

- Kết quả ra viện: khỏi, đỡ, không đỡ (dựa vào sự phục hồi khả năng nhận thức và vận động thông qua thang điểm Rankin)

2.2.2.4. Tác dụng không mong muốn của các thuốc đã sử dụng trong nghiên

cứu

Các biểu hiện tác dụng không mong muốn của các thuốc đã sử dụng trong nghiên cứu.

2.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ

Xử lý theo phương pháp thống kê dùng trong y học với sự giúp đỡ của excel 2003 .

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm của BN trong nghiên cứu

Qua khảo sát chúng tôi lựa chọn được 96 BN vào mẫu nghiên cứu, phân bố theo tuổi và giới tính như sau

3.1.1. Giới Nam: 67 Nữ: 29 69,8% 30,2% Hình 3.1. Tỷ lệ BN theo giới tính Nhận xét:

Theo hình 3.1, có sự chênh lệch mắc bệnh giữa nam và nữ, nam mắc nhiều hơn nữ, tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 2.3 ( 67/29).

3.1.2. Tuổi

Bảng 3.1. Độ tuổi của mẫu nghiên cứu

Nhóm tuổi Số BN Tỷ lệ (%) 36-45 6 6,25 Tuổi thấp nhất 36 Tuổi cao nhất 85 45-59 30 31,25 60-74 48 50 TB: 62,4±10,9 75-85 12 12,5 Tổng 96 100,0 Nhận xét:

Theo bảng 3.1, tỷ lệ mắc TBMMN cao nhất ở độ tuổi 60-74 (50%) và thấp nhất ở độ tuổi dưới 45 (6,25%).

Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là: 62,4 ± 10,9

3.1.3. Mức độ liệt và huyết áp của BN lúc nhập viện 3.1.3.1. Mức độ liệt 3.1.3.1. Mức độ liệt

Chúng tôi đánh giá mức độ liệt của BN theo thang điểm Rankin(Phụ lục 1)

Bảng 3.2. Mức độ liệt của BN lúc vào viện

Thang điểm Rankin Số BN Tỷ lệ ( % )

1 5 5,2 2 13 13,5 3 25 26 4 35 36,5 5 18 18,8 Tổng 96 100.0 Nhận xét:

Kết quả bảng 3.2 cho thấy khi nhập viện có 36,5% BN liệt ở mức độ trung bình nặng, 26% BN ở mức liệt trung bình; 18,8% BN liệt ở mức độ nặng

3.1.3.2. Huyết áp

Mỗi BN vào viện đều được đo huyết áp, chúng tôi chỉ lựa chọn những BN có HATh ≥130mmHg và/hoặc HATr ≥85mmHg và đánh giá mức độ THA của BN theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ Y tế về ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA. Kết quả như sau:

Bảng 3.3. Phân độ huyết áp của bệnh nhân lúc vào viện

Phân độ huyết áp HATTh - HATr (mmHg) Số BN Tỷ lệ (%)

Tiền THA 130 – 139 và/hoặc 85 - 89 21 21,9 THA độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99 27 28,1 THA độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 – 109 24 25,0

THA độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 9 9,4

THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90 15 15,6

Tổng số 96 100,0

Nhận xét:

Kết quả bảng 3.3 cho thấy bệnh nhân có tăng huyết áp khi nhập viện chủ yếu là THA ở độ 1 và độ 2 (28,1% và 25%); tiền THA chiếm 21,9% và bệnh nhân THA tâm thu đơn độc chiếm tỷ lệ 15,6%.

3.1.4. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp

Các triệu chứng của TBMMN rất đa dạng tuỳ thuộc vào vùng não bị tổn thương, BN bị xuất huyết não hay nhồi máu não. Dưới đây chúng tôi liệt kê những dấu hiệu lâm sàng thường gặp của TBMMN:

Bảng 3.4. Các dấu hiệu lâm sàng của TBMMN

Dấu hiệu lâm sàng Tần suất gặp Tỷ lệ %/96BN

Đau đầu 30 31,3

Chóng mặt 20 20,8

Trí nhớ suy giảm 15 15,6

Rối loạn cơ tròn 18 18,7

Nói ngọng 40 41,7

Thất ngôn 10 10,4

Liệt ½ người 54 56,3

Yếu chi 40 41,7

Nhận xét:

Bảng 3.4 cho thấy dấu hiệu lâm sàng của TBMMN rất đa dạng, trong nghiên cứu của chúng tôi gặp nhiều nhất là liệt ½ người 56,3%; nói ngọng 41,7%; yếu chi 41,7%; đau đầu 31,3%.

3.1.5. Một số chỉ số sinh hóa máu liên quan đến THA

Với đối tượng BN THA có biến chứng TBMMN, xét nghiệm sinh hoá giúp cho bác sĩ theo dõi, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị, liều dùng thuốc an toàn và hợp lý cho BN. Bảng thống kê dưới đây chúng tôi chỉ nêu ra số những BN có chỉ số bất thường về gan, thận, cholesterol, glucose

Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm một số chỉ số sinh hoá máu của BN khi vào viện

Xét nghiệm sinh hóa Số BN Tổng số BN trong nghiên cứu

Tỷ lệ (%)

Ure ( > 7.5 mmol/l ) 5 96 5,2

Creatinin ( Nam > 120 μmol/l 6 96 6,3 Glucose máu cao (> 6,4 mmol/l) 16 96 16,7

Cholesterol ( > 5,2 mmol/l) 24 96 25

Nhận xét:

Kết quả bảng 3.5 cho thấy có 16 BN bị tăng glucose máu (16.7%), 24 bệnh nhân bị tăng cholesterol máu khi nhập viện (25%); 6 BN có creatinin tăng cao ( 6,3%); 2 BN có tăng ure ( 5,2%).

3.1.6. Các bệnh mắc kèm theo THA có biến chứng TBMMN

Trong quá trình điều trị BN THA có biến chứng TBMMN, cần luôn xem xét và theo dõi các bệnh mắc kèm để điều chỉnh phác đồ và dùng thuốc hợp lý. Trong nghiên cứu này có những bệnh án BN có thể mắc kèm 2 loại bệnh. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Các bệnh mắc kèm theo trên BN THA có biến chứng TBMMN

Bệnh mắc kèm Tần suất mắc Tỷ lệ (%)

Đã từng đột quỵ 20 20,8

Đái tháo đường 8 8,3

Rối loạn lipid máu 6 6,3

Gout 2 2,1 Suy thận 2 2,1 Bệnh tim mạch 5 5,2 Viêm phổi 8 8,3 Loét da và tổ chức phần mềm 12 12,5 Cộng 65,6 Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ BN mắc các bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ khá cao: 65,6%. BN đã từng bị đột quỵ chiếm tỷ lệ lớn nhất nghiên cứu: 20,8%; tỷ lệ BN mắc loét kèm theo trong quá trình điều trị cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ: 12,5%; BN mắc ĐTĐ 8,3%; viêm phổi 8,3%; rối loạn lipid máu 6,3%; Gout và suy thận chiếm 4,2%.

3.2. Khảo sát sử dụng thuốc

3.2.1.Các nhóm thuốc điều trị THA đã sử dụng trong mẫu nghiên cứu

Trong quá trình điều trị, các BN được sử dụng nhiều thuốc điều trị THA, tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc điều trị THA được tính theo số lần gặp nhóm thuốc đó trên tổng số lần gặp các nhóm thuốc điều trị THA. Trong nghiên cứu này chúng tôi lấy ở mỗi bệnh án 1 lần kê đơn ở ngày điều trị đầu tiên, nếu các ngày sau lặp lại nhóm thuốc đó thì không tính tiếp. Nếu đổi sang dùng nhóm thuốc điều trị THA khác thì cũng chỉ tính ở ngày điều trị đầu tiên tiếp theo. Chúng tôi sắp xếp các thuốc đó theo nhóm và có kết quả như bảng dưới đây:

Bảng 3.7. Tỷ lệ các thuốc điều trị THA theo nhóm Nhóm thuốc Tần suất sử dụng Tỷ lệ (%) Lợi tiểu 13 8,8 Chẹn kênh Calci 25 16,9

Tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm 15 10,1 Ức chế men chuyển Angiotensin 95 64,2

Tổng 148 100,0 64,2% 16,9% 10,1% 8,8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% ƯCMC Chẹn kênh Calci TKGC Lợi tiểu

Hình 3.2. Tỷ lệ (%) các nhóm thuốc điều trị THA Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.7 cho thấy:

- Các thuốc thuộc nhóm ƯCMC được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu ( 64,2%).

- Nhóm thuốc chẹn kênh Calci được sử dụng ít hơn (16,9%).

- Các thuốc thuộc nhóm tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm và lợi tiểu được sử dụng ít hơn ( 10,1% và 8,8%).

3.2.2. Tỷ lệ BN dùng phác đồ đơn trị và đa trị

Với BN THA có biến chứng TBMMN, việc sử dụng phác đồ điều trị THA đơn trị liệu hay đa trị liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giai đoạn THA, mức huyết áp của BN có tiền sử THA, các bệnh đi kèm, thuốc huyết áp thường dùng của BN, mức độ đáp ứng với thuốc hạ huyết áp. Chúng tôi thống kê tỷ lệ BN dùng phác đồ đơn trị và đa trị; các phác đồ phối hợp nhóm thuốc đã sử dụng trong nghiên cứu. Nếu đơn chỉ dùng một thuốc điều trị THA với một đường dùng gọi là phác đồ đơn trị, nếu trong bệnh án sử dụng hai thuốc điều trị THA khác nhau trở lên gọi là phác đồ đa trị. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ lấy ở mỗi bệnh án một lần kê đơn thuốc điều trị THA ở ngày điều trị đầu tiên, nếu ngày tiếp sau vẫn lặp lại thuốc đó thì không tính tiếp, nếu đổi sang dùng thuốc khác thì thuốc này được tính một lần cho ngày điều trị đầu tiên tiếp theo. Tỷ lệ này được trình bày ở bảng 3.8

Bảng 3.8. Tỷ lệ BN dùng phác đồ đơn trị và đa trị Phác đồ điều trị Kiểu phối hợp các nhóm thuốc Tần suất sử dụng Tỷ lệ thuốc(%) Tỷ lệ (%) phác đồ Đơn trị Ức chế men chuyển 54 52,4 60,2 Chẹn kênh Calci 5 4,9 Chẹn thụ thể alpha 3 2,9 Đa trị

ƯCMC + Chẹn kênh Calci 20 19,4

39,8

ƯCMC + Lợi tiểu 9 8,7

ƯCMC + Chẹn thụ thể alpha 8 7,8 ƯCMC + Chẹn thụ thể alpha

+ lợi tiểu 4 3,9

Đơn trị 62 Đa trị 41 60,2% 39,8% Hình 3.3. Tỷ lệ (%) phác đồ điều trị cho bệnh nhân

Nhận xét: Kết quả bảng 3.8 cho thấy:

- Liệu pháp đơn trị chiếm tỷ lệ cao nhất 60,2%. Trong liệu pháp điều trị này nhóm thuốc ƯCMC được sử dụng với tần số cao nhất: 54 lần, chẹn kênh calci 5 lần và chẹn thụ thể alpha 3 lần.

- Liệu pháp đa trị chiếm tỷ lệ 39,8%; trong đó phối hợp 2 thuốc chiếm tỷ lệ lớn 35,9%, phối hợp 3 thuốc chỉ với tỷ lệ nhỏ 3,9%. Tất cả các liệu pháp này đều sử dụng thuốc ƯCMC phối hợp với 1 hoặc 2 nhóm thuốc điều trị THA khác.

3.2.3. Các thuốc lợi tiểu đã sử dụng trong nghiên cứu

Trong quá trình điều trị có 13 BN được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu (8,8%) và đều được dùng trong phác đồ đa trị (bảng 3.7). Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.9. Các thuốc lợi tiểu đã sử dụng trong nghiên cứu Tên thuốc BD Dạng BC Liều dùng (mg/ngày) Đường dùng Số BN Tỷ lệ (%)

Furosemid Furosemid viên

40mg 20-40 Uống 4 30,8 Hydroclorothiazid Apo-hydro viên

25mg 25 Uống 9 69,2

Tổng 13 100,0

Nhận xét:

Kết quả bảng 3.9 cho thấy có 2 thuốc lợi tiểu được sử dụng trong nghiên cứu là furosemid và apo-hydro; apo-hydro được sử dụng với tỷ lệ 69,2%; furosemid được sử dụng ít hơn (30,8%). Các thuốc lợi tiểu được sử dụng đúng liều khuyến cáo

3.2.4. Các thuốc chẹn kênh Calci được sử dụng trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu nhóm thuốc này được sử dụng trong cả hai phác đồ đơn trị và đa trị; được sử dụng với tỷ lệ 16,9% trong các nhóm thuốc điều trị THA (bảng 3.7). Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.10. Các phác đồ điều trị thuốc nhóm chẹn kênh calci

Phác đồ điều trị Tần suất sử dụng Tỷ lệ (%)

Đơn trị 5 20

Đa trị 20 80

Tổng 25 100

Bảng 3.11. Các thuốc chẹn kênh Calci được sử dụng trong nghiên cứu

Tên thuốc BD Dạng BC Liều dùng (mg/ngày) Đường dùng Tần suất sử dụng Tỷ lệ (%)

Amlodipin Kardam viên 5mg 5-10 uống 20 80

Amtim viên 5mg 5mg uống 3 12

Nifedipin Adalat viên nang mềm 10mg nhỏ dưới lưỡi 2 8 Tổng 25 100 Nhận xét:

Kết quả bảng 3.10 cho thấy các thuốc chẹn kênh calci được sử dụng chủ yếu trong phác đồ đa trị (80%). Có hai thuốc được sử dụng là amlodipin và nefedipin, amlodipin được sử dụng với tỷ lệ 92% với hai biệt dược là kardam 5mg và amtim 5mg, nifedipin chỉ sử dụng trong cấp cứu dạng viên nang mềm 10mg (8%)( bảng 3.11).

3.2.5. Các thuốc ƯCMC đã sử dụng trong nghiên cứu

Tỷ lệ sử dụng các thuốc ƯCMC được tính theo số lần gặp các thuốc trong nhóm. Chúng tôi chỉ lấy ở mỗi bệnh án một lần kê đơn ở ngày điều trị đầu tiên, nếu ngày sau vẫn lặp lại thuốc đó thì không tính tiếp. Nếu đổi sang dùng thuốc ƯCMC khác thì thuốc này chỉ được tính một lần cho ngày điều trị đầu tiên tiếp theo. Các thuốc ƯCMC được sử dụng được trình bày ở bảng sau

Bảng 3.12. Các phác đồ điều trị thuốc nhóm ƯCMC

Phác đồ điều trị Tần suất sử dụng Tỷ lệ (%)

Đơn trị 54 56,8

Đa trị 41 43,2

Bảng 3.13.Tỷ lệ các thuốc ƯCMC đã sử dụng trong nghiên cứu Thuốc BD Liều dùng (mg/ngày) Đường dùng Tần suất sử dụng Tỷ lệ ( % ) Enalapril Ednyt 5mg 5 Uống 10 10,5

Perindopril Viritin 4mg 4 Uống 9

9,5 Imidapril Tanatril 5mg 5-10 Uống 68

71,6

Lisinopril Lisopres 5 Uống 8

8.4 Tổng 95 100,0 71,6% 10,5% 9,5% 8,4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

imidapril Enalapril Perindopril Lisinopril

Hình 3.4. Tỷ lệ (%) các thuốc thuộc nhóm ƯCMC trong nghiên cứu Nhận xét:

Kết quả bảng 3.13 cho thấy trong nhóm imidapril với chế phẩm tanatril 5mg được chỉ định dùng phổ biến nhất (71,6%), Enalapril với chế phẩm Ednyt 5mg được sử dung với 10,5%; Perindopril và Lisinopril được sử dụng với tỷ lệ lần lượt là 9,5% và 8,4%.

Trong nhóm thuốc tác dụng lên TKGC, chỉ có nhóm chẹn alpha giao cảm được sử dụng với thuốc cụ thể là Dopegyt 250mg.

Bảng 3.14. Các phác đồ điều trị nhóm thuốc tác dụng lên TKGC

Phác đồ điều trị Tần suất sử dụng Tỷ lệ (%)

Đơn trị 3 25

Đa trị 12 75

Tổng 15 100

Bảng 3.15. Các thuốc tác dụng lên TKGC sử dụng trong nghiên cứu

Tên thuốc BD Dạng BC Liều dùng (mg/ngày) Đường dùng Tần suất Tỷ lệ (%)

Methyl dopa Dopegyt Viên

250mg 250-500 uống 12 100 Nhận xét:

Kết quả bảng 3.15 cho thấy Dopegyt dạng viên nén 250mg là thuốc duy nhất của nhóm được sử dụng trong điều trị và được sử dụng với tần suất thấp nhất 10,1% so với các nhóm thuốc điều trị THA (bảng 3.7).

3.2.7. Đường dùng các thuốc sử dụng trong nghiên cứu

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng 100% BN sử dụng thuốc qua đường uống. Do đối tượng nghiên cứu là BN THA biến chứng TBMMN phần lớn đã ở thời kỳ ổn định của bệnh nên ít phải sử dụng dạng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp. Trong nghiên cứu duy nhất có hai trường hợp BN phải sử dụng adalat 10mg dạng viên nang mềm và được bác sĩ chỉ định đường dùng là nhỏ giọt dưới lưỡi để hạ HA nhanh.

3.2.8. Sự thay đổi các nhóm thuốc điều trị trong thời gian nghiên cứu

Trong quá trình điều trị một số BN phải thay đổi thuốc điều trị THA nhằm nâng cao hiệu quả điều trị

Bảng 3.16. Sự thay đổi các nhóm thuốc điều trị trong thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hìnhđiều dưỡng phục hồi chức năng bắc giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)