Thủ tục hòa giải cơ sở kéo dài nhưng không được coi là trường hợp gặp

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 84)

hợp gặp trở ngại khách quan dẫn tới chủ thể không bảo vệ được quyền lợi của mình

Trong trường hợp khoảng thời gian và thời gian kéo dài hơn so với khoảng thời gian theo quy định của pháp luật quy định là trước khi khởi kiện ra Tòa án thì việc tranh chấp phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết trước. Như trường hợp thời gian tiến hành hòa giải tại UBND xã phải kéo dài quá 45 ngày vì nhiều lý do khác nhau thì trong nhiều trường hợp sau khi tiến hành hòa giải ở UBND xã không thành, đương sự gửi đơn kiện ra Tòa án thì có thể đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật, gây thiệt hại quyền, lợi ích chính đáng của đương sự. Có thể làm rõ thực trạng trên qua nghiên cứu vụ án sau:

Ngày 21/5/2005 đến ngày 23/5/2005, UBND xã Cần Yên, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng tổ chức san ủi 22.221m2 đất tại xóm Bàn Giải, xã Cần Yên, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng để xây dựng khu thể thao, Nhà văn hóa xã. Trong diện tích đất nói trên có 7.430m2 đất mà gia đình nguyên đơn là bà Nông Thị Keo đã sử dụng từ lâu để trồng cây, đào ao thả cá. Sau khi bị san tủi, bà Keo làm đơn khiếu nại UBND xã Cần Yên làm thiệt hại tài sản của bà. Ngày 06/7/2005, UBND huyện đến xác minh, lập biên bản về thiệt hại. Căn cứ biên bản này, bà Keo yêu cầu UBND xã bồi thường cho bà

152.855.000 đồng. Ngày 30/10/2006, UBND huyện đã có công văn yêu cầu UBND xã có trách nhiệm tiến hành hòa giải để giải quyết khiếu nại của bà Keo. Tuy nhiên, UBND xã đã không tiến hành giải quyết. Bà tiếp tục khiếu nại UBND huyện và ngày 14/5/2008, UBND huyện đã có công văn hướng dẫn bà gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Thông Nông để được giải quyết. Vì vậy, ngày 02/6/2008, bà Keo đã khởi kiện UBND xã Cần Yên tại Tòa án nhân dân huyện Thông Nông để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 03/2008/DS-ST ngày 23/9/2008, Tòa án nhân dân huyện đã quyết định chấp nhận một phần nội dung khởi kiện của bà Keo, buộc UBND xã phải bồi thường cho bà Keo 7.359.500 đồng.

Sau khi xét xử sơ thẩm, cả nguyên đơn và bị đơn đều kháng cáo.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 43/2008/DS-PT ngày 29/10/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 03/2008/DS-ST ngày 23/9/2008 và đình chỉ giải quyết vụ án vì thời hiệu khởi kiện đã hết.

Sau khi xét xử phúc thẩm, nguyên đơn làm đơn yêu cầu xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 138/2012/DS-GĐT ngày 19/3/2012, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã nhận định như sau: sau khi bị thiệt hại về tài sản do việc san ủi đất nêu trên thì bà Keo đã có đơn khiếu nại đến UBND huyện Thông Nông. UBND huyện đã nhận đơn để xem xét, đến ngày 14/5/2008, UBND huyện trả lời và thông báo cho bà Keo làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện Thông Nông. Do đó, ngày 02/6/2008, bà Keo làm đơn khởi kiện ra Tòa án huyện về việc đòi bồi thường tài sản là vẫn còn thời hiệu khởi kiện. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện là không đúng thực tế diễn biến của vụ án.

Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao trong quyết định giám đốc thẩm số 138/2012/DS-GĐT ngày 19/3/2012 cho rằng Tòa án cấp phúc thẩm đã sai lầm khi cho rằng thời hiệu khởi kiện vụ án đã hết. Vì theo diễn biến vụ việc thì 23/5/2005, UBND xã Cần Yên, huyện Thông Nông tổ chức san ủi đất tại xóm của bà Keo, theo đó, việc san ủi này đã làm thiệt hại tài sản của bà. Bà đã làm đơn khiếu nại đến các cơ quan quản lý nhà nước đề nghị giải quyết nhưng UBND các cấp giải quyết không triệt để đơn khiếu nại và không hướng dẫn kịp thời cho bà biết về quyền khởi kiện ra Tòa án (ngày 14/5/2008 UBND huyện mới có công văn hướng dẫn bà khởi kiện ra Tòa án). Tính từ ngày 23/5/2005 đến ngày 14/5/2008 là gần 3 năm. Như vậy, việc giải quyết này đã khiến bà Keo không thể thực hiện quyền khởi kiện của mình, đồng thời cũng làm hết thời hiệu khởi kiện của bà. Để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, cần phải coi khoảng thời gian này là trở ngại khách quan do sự chậm trễ của các cơ quan có thẩm quyền được nêu trong vụ việc trên.

3.1.6. Vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện thừa kế theo nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Điều 645 BLDS năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp khi một trong hai vợ chồng chết, phần tài sản của người chết trở thành di sản và trong các đồng thừa kế ở hàng thứ nhất sẽ có vợ hoặc chồng còn sống. Thông thường người này sẽ đứng ra quản lý phần di sản này. Theo đạo lý và truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong vòng 10 năm kể từ ngày mở thừa kế thì phần di sản mà những người này được hưởng có “khả năng mất” vì sẽ có rất ít những người con sẽ thực hiện quyền đòi chia di sản khi một bên bố hoặc mẹ còn sống. Do quy định về độ

dài của thời hiệu khởi kiện về thừa kế là chưa phù hợp dẫn đến việc rất nhiều các vụ án về thừa kế Tòa án phải áp dụng Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP để hướng dẫn việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong một số trường hợp. Tuy nhiên, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP vẫn còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là quy định điều kiện để áp dụng để chia tài sản chung. Có thể chứng minh thực trạng này qua một số vụ án sau:

- Vụ án thứ nhất:

Cố Nguyễn Văn Cừ (chết năm 1976) và cố Hà Thị Cứng (chết năm

1985) có năm người con là: cụ Nguyễn Thị Cớt (chết năm 1963, có 1 người con là ông Phan Trung Hiếu); cụ Nguyễn Văn Huân, cụ Nguyễn Tấn Phong, cụ Đặng Văn Nhì (chết năm 1971, có 2 người con là: ông Đặng Thanh Tâm

và bà Đặng Thị Hồng) và cụ Hòa.

Về tài sản: cố Cừ và cố Cứng tạo lập được 6 thửa đất gò (thửa số 229, 230, 231,273,239, 403) với tổng diện tích 23.254m2 tại ấp 3, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (trên đất có ngôi nhà thờ cấp 4, diện tích 28m2, do cụ Phong sử dụng).

Khi các cố còn sống thì cụ sử dụng đất và trồng điều tại thửa đất số 403. Năm 1985, cụ cho con là ông Nguyễn Văn Dũng cất nhà trên một phần đất (thửa 403); sau đó nhà này đã bị hư hỏng. Tại Quyết định số 45/QĐ-UB ngày 10/01/2001, UBND xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tặng nhà tình thương cho chị Nguyễn Thị Thu Nga (là con của ông Dũng), trị giá nhà 6 triệu đồng. Hiện nay, ông Dũng đã chết; các con của ông Dũng (chị Nga và anh Đức) đang sử dụng nhà này.

Cố Cừ và cố Cứng chết, không để lại di chúc. Các con của các cố sống phân tán, chưa tập trung được để phân chia tài sản của cha mẹ để lại. Năm 1998, cụ Phong (một trong 05 người con của các cố) tự ý kê khai đất, mà

không báo cho anh em biết. Ngày 20/12/1999, hộ cụ Nguyễn Tấn Phong đươc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 23.254m2. Cụ và các đồng thừa kế khác đã nhiều lần yêu cầu cụ Phong chia tài sản của cha mẹ để lại cho anh em, nhưng cụ Phong không đồng ý. Ngày 19/3/2009, Hội đồng hòa giải xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã tiến hành hòa giải tranh chấp trên, tại Biên bản hòa giải, cụ Phong có khai là: “không chịu chia cho ai dù đây là tài sản chung”. Ngày 15/6/2009, cụ Hòa và các đồng thừa kế khác khởi kiện chia thừa kế di sản. Trong quá trình giải quyết vụ án, Cụ Phong khai (ngày 09/9/2009) là đã được cố Cừ, cố Cứng cho cụ Phong diện tích đất nêu trên, nhưng cụ Phong cũng thừa nhận là cụ không có chứng cứ chứng minh.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2011/DSST ngày 25/07/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định: không chấp nhận đơn khởi kiện của cụ Nguyễn Thị Hòa; đình chỉ giải quyết vụ kiện và trả lại đơn khởi kiện.

Ngày 08/8/2011, các đồng thừa kế kháng cáo yêu cầu được chia thừa kế. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 18/2011/DSPT ngày 27/10/2011, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: hủy bản án dân sự sơ thẩm số 06/2011/DSST ngày 25/07/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương giải quyết sơ thẩm lại.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2012/DSST ngày 11/05/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của đại diện những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cụ Hòa về việc chia thừa kế tài sản của cố Nguyễn Văn Cừ và cố Hà Thị Cứng.

Ngày 24/5/2012 cụ Phong kháng cáo: không đồng ý chia thừa kế; đề nghị bác yêu cầu của nguyên đơn.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 244/2012/DSPT ngày 14/8/2012, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Ngày 10/11/2012 cụ Phong có đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm với nội dung: Tòa án thụ lý vụ án khi đã hết thời hiệu khởi kiện là không đúng.

Tại Quyết định số 04/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 14/01/2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 244/2012/DSPT ngày 14/8/2012 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 02/2012/DSST ngày 11/5/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại.

- Vụ án thứ hai:

Cụ cố Phạm Văn Bá và Nguyễn Thị Phái tạo lập được nhà ở, cây cối và diện tích hơn hai sào đất tại thôn Lương Quán, xã Nam Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Hai cụ sinh được năm người con gái là các cụ: Phạm Thị Dần, Phạm Thị Nhạt, Phạm Thị Ngọt, Phạm Thị Bé và Phạm Thị Thêu.

Cụ cố Phạm Văn Bá mất năm 1936, cố Nguyễn Thị Phái mất năm 1985 đều không để lại di chúc. Các cụ Dần, Ngọt, Nhạt, Bé đi lấy chồng đều đi ở riêng, chỉ có cụ Thêu ở với cố Phái đến năm 1982 thì cũng về quê chồng ở Hùng Vương. Sau khi cụ Dần mất, năm 1957 cố Phái đón ông Vũ Gia Đảm (con trai cụ Dần) về ở cùng. Năm 1967, ông Đảm đi bộ đội, năm 1976 ông Đảm phục viên lại về ở cùng cố Phái. Năm 1981 khi ông Đảm lấy vợ thì ở chung với cố Phái một thời gian thì về quê vợ sống. Đến năm 1985, trước khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cố Phái chết vợ chồng ông Đảm về sống cùng cố Phái. Trong quá trình sinh sống vợ chồng ông Đảm có xây dựng, sửa chữa nhà ở và trồng cây trên diện tích đất.

Năm 1983, cố Phái đã bán một phần đất cho cháu là ông Phạm Văn Mỳ nên diện tích đất còn 661m2 như hiện nay. Năm 2003, vợ chồng ông Đảm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các cụ Bé, Thêu khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Vũ Gia Đảm trả cho các cụ 500m2 đất nằm trong diện tích 661m2 đất của cố Bá và cố Phái để lại. Phía bị đơn không chấp nhận vì cố Phái đã cho ông khối di sản là toàn bộ diện tích đất trên và nguyên đơn khởi kiện khi chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

Các đương sự đều thừa nhận thửa đất là của các cụ cố Bá, cố Phái để lại. Các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế. Các cố chết không để lại di chúc.

Tại Bản án sơ thẩm số 08/2011/DS-ST ngày 15/9/2011, Tòa án nhân dân huyện An Dương đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về chia tài sản chung là di sản thừa kế. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định diện tích 661m2 đất là tài sản của cụ cố Bá và cụ cố Phái, khi chết không có di chúc nên chưa được định đoạt. Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế tài sản đã hết nên là tài sản chung chưa chia. Vì vậy, Tòa án nhân dân huyện An Dương đã xác định nguyên đơn có quyền đòi lại di sản và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Bị đơn không đồng ý với Bản án sơ thẩm nên đã kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Tại Bản án phúc thẩm số 06/2012/DS-PT ngày 16/3/2012, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Trong vụ án trên, các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế. Tuy nhiên, ông Vũ Gia Đảm là một trong số các thừa kế và là người đang trực

tiếp quản lý, sử dụng khối di sản không thừa nhận đó là khối tài sản chung chưa chia. Do đó, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không thỏa mãn điều kiện tất cả các hàng thừa kế đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia để chuyển chia tài sản chung theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nên Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nhưng vẫn dành quyền khởi kiện lại vụ án cho các đương sự khi có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Qua hai vụ án trên, chúng ta thấy rằng việc các Tòa án các cấp áp dụng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/NQ- HĐTP ngày 10/8/2004 để giải quyết vụ việc là không thống nhất:

- Ở vụ án thứ nhất: Toàn bộ những người thừa kế của cố Cừ, cố Cứng đều thống nhất về hàng thừa kế; về tài sản do cố Cừ, cố Cứng để lại thì hầu hết các nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều đồng ý phân chia thừa kế; riêng cụ Phong không đồng ý chia, nhưng cụ Phong có lời khai tại Biên bản hòa giải ngày 19/3/2009 tại Hội đồng hòa giải xã Tân

Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương là: “không chịu chia cho ai dù đây là

tài sản chung”. Đồng thời, cụ Phong cũng không đưa ra được chứng cứ

chứng minh là đã được cố Cừ, cố Cứng cho diện tích đất nêu trên.

- Ở vụ án thứ hai: Bị đơn ông Đảm không chứng minh được việc đã được các cố tặng, cho hay nhận chuyển nhượng 661m2 của các cố; các đương sự trong vụ án không có tranh chấp về hàng thừa kế; thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết nên Hội đồng xét xử xác định quan hệ tranh chấp về chia tài sản

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 84)