Kiến nghị về thi hành các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 105)

khởi kiện vụ án dân sự

Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện, cần đẩy mạnh, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tư vấn về các quy định liên quan đến thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự cho cá nhân, tổ chức từ phía các cơ quan nhà nước (đặc biệt là Tòa án), đồng thời, cần huy động sự tham gia tích cực của hệ thống trợ giúp pháp lý Việt Nam và các tổ chức hành nghề luật sư cũng như các tổ chức xã hội khác để hạn chế tối đa việc người dân không biết, không hiểu về quyền khởi kiện của mình.

3.2.2.1. Mở rộng thẩm quyền giải thích quy phạm pháp luật của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh [15, Điều 74]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua chưa được thường xuyên và còn rất ít. Từ ngày Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 có hiệu lực thi hành đến nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ thực hiện việc giải thích luật, pháp lệnh hai lần (Nghị quyết số 746/2005/NQ-UBTVQH11 về việc giải thích điểm c, khoản 2, Điều 241 Luật thương mại; Nghị quyết số 1053/2006/NQ-UBTVQH11 về việc giải thích khoản 6, Điều 19 Luật kiểm toán nhà nước). Bên cạnh nguyên nhân do các cơ quan áp dụng pháp luật và những người thi hành pháp luật chưa chủ động đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích thì cũng vẫn còn tình trạng đã có đề nghị giải thích nhưng việc giải thích cũng chưa được tiến hành kịp thời khiến những quy định này khó áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Vì vậy, để

nâng cao công tác chất lượng công tác xét xử của Tòa án, đảm bảo Tòa án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm áp dụng đúng, thống nhất pháp luật nói chung và các quy định về thời hiệu khởi kiện nói riêng thì cần nghiên cứu, trao cho Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thẩm quyền giải thích quy phạm pháp luật trong quá trình xét xử (Bởi vì, dù Hiến pháp và luật không ghi nhận thì trong lịch sử tư pháp của Việt Nam, Tòa án luôn có vai trò lớn trong việc giải thích pháp luật qua các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Tuy nhiên, để bảo đảm thẩm quyền giải thích của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chồng chéo, mâu thuẫn với thẩm quyền giải thích của Ủy ban Thường vụ quốc hội thì cần quy định rõ ràng nội dung, phạm vi áp dụng của văn bản giải thích. Theo đó, việc giải thích văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhằm làm rõ các vướng mắc dẫn đến sự thiếu rõ ràng, chính xác của các cơ quan xét xử trong áp dụng quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm tính thống nhất áp dụng pháp luật trong xét xử và giải thích này có giá trị bắt buộc đối với các cơ quan, người tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức, người tham gia tố tụng.

3.2.2.2. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng công tác xét xử của các cơ quan Tòa án

Trong khi hệ thống pháp luật dân sự của nước ta hiện nay rất đồ sộ với một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp độ hiệu lực khác nhau do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành thì để áp dụng đúng, hợp lý các quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong quá trình xét xử các vụ án dân sự phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực chuyên môn của Thẩm phán. Hậu quả của bản án, quyết định của Tòa án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có thể khiến đương sự mất quyền khởi kiện. Vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân các

cấp cần tăng cường tổ chức các lớp hoặc các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng xét xử cho các Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp; thường xuyên tổ chức hội nghị, cuộc họp để rút kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, kết hợp với việc tổ chức các Hội thảo khoa học, Hội nghị chuyên đề về áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện trong xét xử án dân sự.

Cùng với đó, để nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cần tăng cường và đổi mới công tác đào tạo nguồn Thẩm phán vì Thẩm phán được coi là một nghề đặc biệt nên cần một trình độ cao về pháp luật và cần được đào tạo nghề. Trong chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo cần chú trọng tới việc đào tạo chuyên sâu về lý luận và thực hành áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự hướng tới mục tiêu Thẩm phán phải vững vàng về chuyên môn, giỏi về kỹ năng, có bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, cần làm tốt công tác bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên về pháp luật và kỹ năng xét xử trong đó có kỹ năng xử lý các vấn đề về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự để đội ngũ Thẩm phán được nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm có thể giúp họ tránh được những sai lầm khi áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.

3.2.2.3. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục khởi kiện, thụ lý các vụ án dân sự tại Tòa án nói chung và vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nói riêng

Song song với tăng cường chất lượng đội ngũ làm công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao cần có giải pháp để tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, bởi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không những góp phần hình thành ở người dân thái độ, ý thức chấp hành pháp luật mà còn giúp họ biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự cần được thực hiện với nhiều biện pháp, hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền như thông qua công tác xét xử, lựa chọn các vụ án điển hình có liên quan đến thời hiệu khởi kiện để tổ chức xét xử lưu động, qua đó phổ biến, tuyên truyền về thời hiệu khởi kiện cho người dân; xây dựng chuyên trang, chuyên mục giới thiệu, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về thời hiệu khởi kiện trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân các cấp, trên Tạp chí Tòa án nhân dân,... Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn luật sư Việt Nam, hệ thống Trợ giúp pháp lý Việt Nam và các tổ chức xã hội khác trong việc tuyên truyền, phổ biến về thời hiệu khởi kiện, lồng ghép nội dung này vào các đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại các địa bàn của các vùng sâu, vùng xa để thông qua đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ phổ biến sâu, rộng để bảo đảm người dân biết được quyền khởi kiện của mình khi có tranh chấp.

3.2.2.4. Tăng cường công tác giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, của Nhân dân đối với hoạt động xét xử của Thẩm phán; tăng cường kiểm sát các bản án, quyết định, kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục kip thời vi phạm pháp luật

Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án đã có hiệu lực nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự để báo cáo Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cần phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên để làm tốt công tác giám sát, phát hiện những trường hợp áp dụng không đúng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự tại các Tòa án dẫn tới làm mất cơ hội bảo vệ quyền lợi của chủ thể, từ đó có những kiến nghị nhằm kịp thời khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật.

Kết luận chương 3

Qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện, Chương 3 Luận văn đã chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc, thiếu thống nhất trong việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Qua đó, có thể thấy rằng vẫn còn khá nhiều các quy định về thời hiệu khởi kiện mà pháp luật chưa quy định rõ ràng hoặc chưa có hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong hoạt động xét xử. Chính vì vậy, trong thực tiễn xét xử, vẫn còn Tòa án áp dụng chưa đúng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Những sai sót của Tòa án trong xét xử dẫn đến hậu quả kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp

pháp của đương sự (gây tốn kém cả về vật chất và thời gian của đương sự);

ảnh hưởng xấu đến công tác xét xử của Tòa án, giảm niềm tin của người dân, đương sự vào Tòa án; đồng thời làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Chương 1), đánh giá một cách khoa học các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Chương 2) cùng với việc tổng hợp thực tiễn công tác xét xử qua một số vụ án dân sự có liên quan đến thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, Chương 3 của luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện và thực hiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có thể thấy rằng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một vấn đề phức tạp và còn nhiều quan điểm khác nhau cả trong lý luận và thực tiễn áp dụng. Qua phân tích, so sánh, tác giả đã đưa thêm những góc nhìn khác nhau về thời hiệu khởi kiện tạo cơ sở cho việc đánh giá và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời hiệu khởi kiện.

Đồng thời, tác giả cũng đi sâu vào phân tích, đánh giá các quy định về thời hiệu khởi kiện trong BLDS năm 2005 cũng như những ngoại lệ khi áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong Bộ luật này, BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và một số Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có liên quan. Qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ rõ những bất cập, hạn chế, những mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất trong một số quy định của pháp luật hiện hành dẫn đến những cách hiểu khác nhau trên thực tiễn.

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và phân tích, đánh giá một cách khoa học các quy định của pháp luật về vấn về này cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện của Tòa án, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện và thực thi pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.

Tuy nhiên, với phạm vi một đề tài nghiên cứu thuộc chương trình cao học luật và cũng là lần đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này nên Luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả Luận văn mong được các thầy, cô giáo, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề thời hiệu khởi kiện có những ý kiến đóng góp để có thể tiếp tục nghiên cứu sâu sắc vấn đề này trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Bộ Tư pháp (2010), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Nxb Từ điển bách

khoa, Hà Nội.

2. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005,

Hà Nội.

3. Đỗ Văn Hữu và Đỗ Văn Đại (2006), “Hậu quả của việc hết thời hiệu

khởi kiện trong lĩnh vực hợp đồng”, Nghiên cứu lập pháp - Hiến

kế lập pháp.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày

24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày

2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

6. Học Viện Tư pháp (2007), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội.

7. Lê Mạnh Hùng (2011), “Luật về thời hiệu của một số nước và một số kiến nghị đối với quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo

BLTTDS Việt Nam”, Tòa án nhân dân, (7).

8. Lê Minh Hùng (2004), “Thời hiệu khởi kiện thừa kế: những bất cập và

hướng hoàn thiện”, Nghiên cứu Lập pháp (9).

9. Đoàn Đức Lương, Đào Mai Hường (2013); “Cần có văn bản hướng dẫn

10. Hoàng Quảng Lực (2012), “Bàn về vấn đề thời hiệu khởi kiện”, Tòa án

nhân dân, (14).

11. Tưởng Duy Lượng (2012), “Cần có các văn bản hướng dẫn thống nhất về

thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự”, Kiểm sát, (Tân xuân).

12. Nguyễn Thị Hằng Nga (2007), “Một số quy định về thời hiệu khởi kiện vụ

án dân sự và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng”, Nghề luật.

13. Hà Phương (2013), “Cần hoàn thiện chính sách về bảo vệ môi

trường”,http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts

/Post.aspx?Source=/tintuc&Category=&ItemID=3374&Mode=1

14. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 15. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 16. Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 17. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

18. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

19. Quốc hội (2011), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng

dân sự, Hà Nội.

20. Quốc hội (2007), Luật chất lượng, sản phẩm, hàng hóa, Hà Nội. 21. Quốc hội (2010), Luật trọng tài thương mại, Hà Nội.

22. Quốc hội (2013), Luật đất đai, Hà Nội.

23. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP hướng

dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà

Nội.

24. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng

dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã

được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

25. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và

nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

26. Toà án nhân dân tối cao (2010), Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

27. Phùng Trung Tập (2013), “Hướng sửa đổi, bổ sung các quy định về thời

hạn, thời hiệu trong Bộ luật dân sự năm 2005”, Luật học, (10).

28. Đinh Văn Thanh (2003), “Về thời hạn và thời hiệu trong Bộ luật dân sự”,

Luật học.

29. Hoàng Đức Triết (2010), “Cần có văn bản hướng dẫn thống nhất về thời

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)