Quy định về thời hiệu khởi kiện trong trường hợp pháp luật nội dung

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 54)

dung không có quy định

Trước đây, theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 159 BLTTDS năm 2004 thì trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công công, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.

Như vậy, theo quy định này thì thời hiệu khởi kiện được phân biệt thành hai loại: loại thời hiệu khởi kiện đã được quy định trong các văn bản

quy phạm pháp luật chuyên ngành; loại thời hiệu khởi kiện chưa được quy định ở văn bản quy phạm pháp luật nào khác thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm, kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Thời điểm “ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm” đã từng hướng dẫn tại khoản 2, tiểu mục 2.2, Mục IV Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu cho thấy quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 159 của BLTTDS năm 2004 đã bộc lộ sự hạn chế của việc quy định này về độ dài của thời hạn cũng như thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện. Sự hạn chế này đã được thể hiện ngay trong lý giải tại Tờ trình số 06/TTr-TANDTC ngày 30/9/2010 của Toà án nhân dân tối cao về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII:

Thời điểm tính thời hiệu theo quy định tại Điều 159 BLTTDS kể từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm là không hợp lý, nhất là đối với các vụ kiện liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm khi đương sự không biết được thời điểm họ bị xâm phạm đến sức khỏe để khởi kiện đúng thời hiệu. Do đó, cần phải xác định thời điểm các bên biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 159 BLTTDS nêu trên cho phù hợp. Tuy nhiên, quá trình thảo luận các ý kiến còn chưa thống nhất về khái niệm thời hiệu khởi kiện và cách tính thời hiệu khởi kiện.

- Quan điểm thứ nhất cũng là quan điểm của Chính phủ và một số thành viên Ban soạn thảo cho rằng, theo thông lệ quốc tế thì, thời hiệu khởi kiện ở đây không nên hiểu là thời hiệu thụ lý đơn, mà thời hiệu khởi kiện được hiểu là bên có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ khi đã hết thời hạn mà họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Còn

quyền khởi kiện là quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và Toà án luôn có trách nhiệm phải thụ lý đơn khởi kiện và không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi có yêu cầu.

Ví dụ: đối với vụ án vay tiền khi đã hết thời hiệu khởi kiện, theo cách hiểu nêu trên thì bên cho vay vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án phải có trách nhiệm thụ lý vụ án để xem xét, quyết định việc bên vay phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ khoản tiền đã vay hay được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần khoản tiền đã vay.

Mặt khác, qua rà soát các quy định pháp luật thấy rằng, hầu hết các quan hệ tranh chấp đã được quy định về thời hiệu tại BLDS, Luật Thương mại, Bộ luật lao động. Cụ thể, Điều 247 BLDS quy định về việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, Điều 427 BLDS quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự, Điều 607 BLDS quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, Điều 645 BLDS quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế và thời hiệu khởi kiện còn được quy định tại Điều 319 Luật Thương mại, Điều 167 Bộ luật lao động.

Theo khoản 2 Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản pháp luật "không quy định lại các nội dung đã được quy định trong các văn bản pháp luật khác". Do vậy, vấn đề thời hiệu cần được tiếp tục rà soát và quy định trong BLDS, không cần thiết quy định trong BLTTDS.

- Quan điểm thứ hai cho rằng, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Do vậy, cần phải

quy định trong BLTTDS, nên phải rà soát để bỏ quy định về thời hiệu đối với một số quan hệ dân sự có tính đặc thù và bổ sung một số loại quan hệ dân sự cần có quy định về thời hiệu cho phù hợp với thực tiễn.

- Quan điểm thứ ba cho rằng, không nên đặt ra vấn đề sửa đổi các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu trong lần sửa đổi này. Việc sửa đổi các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu cần được tiếp tục nghiên cứu và sẽ được xem xét sửa đổi khi sửa đổi toàn diện BLTTDS. [26]

Tuy nhiên, vấn đề này cũng đã được Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung khi thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011. Theo quy định tại mục 22, Điều 1 của Luật này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện theo quy định sau:

a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;

b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. [19, Điều 1]

Đồng thời, BLTTDS sửa đổi đã thay đổi cách tính thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện. Theo quy định tại mục 22, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp được tính từ “ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp

của mình bị xâm phạm”. Đây là điểm khác biệt lớn so với cách tính thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện của BLTTDS năm 2004. BLTTDS năm 2004 quy định “kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm” [18, Điều 159] mà không phụ thuộc vào việc nguyên đơn biết hay không biết quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm. Đối với nguyên đơn, quy định mới sẽ giúp bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của họ.

Việc nghiên cứu cho thấy mặc dù tên của Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP là “Về thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS” nhưng nội dung quy định tại khoản 5, Điều 23 Nghị quyết này dường như lại hướng dẫn cả về thời điểm bắt đầu thời hiệu kiện đối với cả những trường hợp pháp luật nội dung có quy định. Theo đó, khoản này quy định: thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Ngoài ra, Nghị quyết này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về những loại tranh chấp nào thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là

từ ngày biết được quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Mặt khác, trong thực tiễn, để nguyên đơn có thể khởi kiện ra Tòa án thì ngoài việc biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, còn phải biết được chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm hoặc phải chịu trách nhiệm về hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp đó. Đối với điều kiện thứ nhất, thì đó phải là ngày cá nhân, tổ chức được thông báo hoặc là ngày họ trực tiếp chứng kiến hành vi hoặc là ngày họ tự tìm hiểu bằng một nguồn thông tin mà qua đó biết được có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã xảy ra. Cách xác định này đã được áp dụng tại một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như khoản 3, Điều 56 Luật chất lượng, sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định: “Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường do sản phẩm, hàng

hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường là 2 năm, kể từ thời điểm các bên được thông báo về thiệt hại với điều kiện thiệt hại xảy ra trong thời hạn sử dụng sản phẩm, hàng hóa có ghi hạn sử dụng và 5 năm kể từ ngày giao hàng đối với sản phẩm, hàng hóa không ghi hạn sử dụng” [20, Điều 56].

Đối với điều kiện thứ hai, là ngày mà cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được ai là người thực hiện hành vi xâm phạm hoặc phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp đó. Đây là điều kiện bắt buộc để nguyên đơn thực hiện quyền khởi kiện, cũng là điều kiện để xác định thời điểm bắt đầu khởi kiện. Tuy nhiên, do điều luật chỉ quy định từ ngày nguyên đơn biết được quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm nên trong trường hợp không biết ai là người có hành vi xâm phạm nhưng để bảo đảm thời hiệu khởi kiện thì nguyên đơn vẫn bắt buộc phải khởi kiện ra Tòa án để không mất quyền khởi kiện vì lý do thời hiệu. Xét về thực tế thì trong trường hợp này, việc khởi kiện sẽ chỉ gây tốn kém cho nguyên đơn cũng như lãng phí nguồn nhân lực của Tòa án khi tiếp nhận và trả lại đơn cho nguyên đơn vì lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện (chưa chỉ ra được kiện ai và địa chỉ của người bị kiện). Điều 168 BLTTDS sửa đổi và hướng dẫn tại khoản 2, Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP quy định: “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để

khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự

đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó” [23, Điều 8]. Do vậy, sẽ hợp lý hơn nếu quy định theo hướng ngày bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính khi và chỉ khi cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền, lợi ích của mình đã bị xâm phạm và biết được ai là người đã thực hiện hành vi xâm phạm hoặc phải chịu trách nhiệm về hành vi xâm phạm đó. Việc xác

định như vậy mới bảo đảm được quyền khởi kiện của nguyên đơn và hạn chế các trường hợp nguyên đơn nộp đơn khởi kiện nhưng chưa đủ điều kiện.

Mặt khác, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 cũng quy định trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi nhận đơn thì Tòa án sẽ xử lý đơn, trả lời cho người khởi kiện: Hoặc là thụ lý vụ án, hoặc là trả lại đơn khởi kiện (Điều 168) hoặc là yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện (Điều 169). So với BLTTDS 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 đã bãi bỏ quy định trả lại đơn khởi kiện với lý do hết thời hiệu khởi kiện, trong trường hợp này thì đồng nghĩa với việc Tòa án phải thụ lý giải quyết các tranh chấp đã hết thời hiệu khởi kiện, các tranh chấp mà chủ thể có quyền đã mất quyền khởi kiện. Rõ ràng việc quy định thời hiệu khởi kiện và thụ lý các tranh chấp đã hết thời hiệu khởi kiện đã có sự mâu thuẫn lẫn nhau. Bởi lẽ, Tòa án phải thụ lý tất cả các tranh chấp hết thời hiệu khởi kiện, điều này có nghĩa các chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm và thuộc phạm vi giải quyết của Tòa án thì đều có quyền khởi kiện ngay cả khi thời hiệu khởi kiện đã hết, chứ không mất quyền khởi kiện như khoản 1, Điều 159 BLTTDS sửa đổi quy định. Sau khi thụ lý vụ án, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu Tòa án nhận thấy rằng việc khởi kiện đã hết thì Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 192 BLTTDS sửa đổi. Khoản 1, Điều 159 BLTTDS sửa đổi cũng có quy định trường hợp ngoại lệ đối với thời hiệu khởi kiện “nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này được hiểu là thuộc trường hợp loại trừ, trong trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 162 BLDS năm 2005 và các trường hợp không tính thời hiệu khởi kiện.

Việc nghiên cứu cho thấy cho đến nay, chưa có hướng dẫn cụ thể là tới thời điểm nào sau khi thụ lý vụ án thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải

quyết vụ án nếu thời hiệu khởi kiện đã hết. Ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào bản lĩnh, lương tâm và đạo đức của Thẩm phán giải quyết vụ án. Ví dụ:

Ví dụ 1: Ông A mất năm 2001, năm 2012 con ông là B mới khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Tuy đã hết thời hiệu 10 năm nhưng áp dụng Điều 159 BLTTDS sửa đổi, Tòa án không được trả đơn cho B mà vẫn phải thụ lý. Sau đó Thẩm phán giải quyết vụ việc có hai lựa chọn và cả hai lựa chọn này đều không trái quy định của pháp luật, đó là:

- Ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 192 BLTTDS sửa đổi;

- Triệu tập bị đơn tới lấy lời khai, cho đối chất, hòa giải,.... Trong quá trình lấy lời khai, nếu nội dung lời khai của bị đơn thỏa mãn điều kiện cần và đủ thì chuyển quan hệ pháp luật từ chia thừa kế sang chia tài sản chung theo quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 Mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP.

Ví dụ 2: A và B ký một Hợp đồng đặt cọc, theo đó B nhận cọc của A 500 triệu đồng để đảm bảo cho việc ngày 01/3/2010 hai bên ra Phòng công chứng ký Hợp đồng B chuyển nhượng cho A 500m2 đất. Sau đó B không thực hiện nghĩa vụ, hai bên cũng không có thỏa thuận gì khác nên đến tháng 9/2012, A khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc với B. Tuy đã hết thời hiệu 2 năm (hết thời hiệu từ ngày 02/3/2012) như quy định tại Điều 427 BLDS năm 2005 nhưng áp dụng Điều 159 BLTTDS sửa đổi, Tòa án không trả đơn cho B mà vẫn phải thụ lý. Sau đó Thẩm phán giải quyết vụ việc có hai lựa chọn và cả hai lựa chọn này đều không trái quy định của pháp luật, đó là:

- Ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 192 BLTTDS sửa đổi;

- Triệu tập B tới lấy lời khai, chỉ cần B thừa nhận có nhận cọc 500 triệu đồng của A và hứa khi nào có tiền sẽ trả lại cho A thì lời khai này đã là chứng

cứ để bắt đầu lại thời hiệu hoặc áp dụng quy định tại khoản 3, Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP để đưa vụ án ra xét xử.

Như vậy, nếu Thẩm phán có lương tâm, đạo đức và tuân thủ đúng tinh thần sửa đổi của pháp luật tố tụng dân sự thì sẽ chọn cách thứ hai ở cả hai ví dụ trên, nhưng ngược lại, nếu lựa chọn cách thứ nhất thì hậu quả sẽ rất xấu

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)