Giai đoạn từ năm 1945 đến trước 1995

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 37)

Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954, Nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh để tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội và một trong những sắc lệnh đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành là Sắc lệnh 90/SL ngày 10/10/1945 về lĩnh vực dân sự. Theo đó, Nhà nước cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc - Trung - Nam cho đến khi ban hành những bộ luật duy nhất cho toàn quốc nếu những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà. Ngày 22/05/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 97/SL sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của luật dân sự. Bên cạnh kế thừa các quy định của pháp luật dân sự thời kỳ Pháp thuộc, Sắc lệnh đã có những quy định mới, hình thành những nguyên tắc cơ bản cho sự ra đời và phát triển pháp luật dân sự của một nhà nước độc lập, có chủ quyền. Tuy nhiên, về cơ bản, vấn đề quy định về thời hiệu trong thời kỳ này không có nhiều thay đổi.

Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975, Chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành một số đạo luật về lĩnh vực gia đình như Luật gia đình năm 1959, Sắc luật 15/64 về dân sự, Bộ Dân luật năm 1972, Bộ luật thương mại năm 1972,... Trong đó, Bộ Dân luật năm 1972 là một thành tựu đáng kể trong lĩnh vực pháp điển hóa về dân sự. Trong Bộ luật này, tại Quyển V đã

quy định khá chi tiết về thời hiệu (từ Điều 1434 đến Điều 1500). Điều 1434 Bộ Dân luật năm 1972 quy định: “Thời hiệu là một phương tiện để thủ đắc một quyền lợi hay để được giải nợ sau một thời gian và với những điều luật định. Trường hợp trên là sự thủ đắc thời hiệu hay đắc hiệu; trường hợp dưới là sự tiêu diệt thời hiệu hay thời tiêu”. Về sự thủ đắc thời hiệu, Bộ luật này quy định muốn được thủ đắc thời hiệu cần phải chấp hữu liên tiếp yên ổn, công khai và minh bạch, với tư cách là sở hữu chủ và thời hạn thủ đắc đối với bất động sản là 20 năm (Điều 1482), còn đối với động sản là 10 năm (Điều 1483). Như vậy, Bộ luật này không quy định về thời hiệu khởi kiện mà chỉ quy định về thời hiệu thủ đắc và thời hiệu tiêu diệt. Ở một khía cạnh nào đó, hai loại thời hiệu này có nhiều điểm tương đồng với thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự trong BLDS hiện hành.

Thời kỳ sau năm 1975 đến trước khi BLDS năm 1995 có hiệu lực, nhiều văn bản ban hành trong giai đoạn này có giá trị pháp lý khá cao, đặc biệt là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Trong Pháp lệnh này, thời hiệu khởi kiện tuy chưa được định nghĩa và quy định rõ ràng nhưng đã được khẳng định là một trong năm trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện khi thời hiệu khởi kiện đã hết (khoản 2, Điều 36). Ngoài ra, các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 (Điều 31) và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động năm 1996 (Điều 32) cũng đã đề cập đến thời hiệu khởi kiện đối với vụ án kinh tế và vụ án lao động.

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự việt nam hiện hành (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)