Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 52)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2. Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

thôn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2008 – 2014

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng của

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Dư nợ DNNVV 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

ngân hàng. Đây là hoạt động có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với các NHTM nói chung mà còn đối với Agribank khu vực Bình Phước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, tuy nhiên đối với Agribank khu vực Bình Phước, nguyên nhân chủ yếu tập trung từ phía ngân hàng và khách hàng, từ đó làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu ở những năm đầu của giai đoạn 2008-2015. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý nợ xấu đối với hoạt động của mình, ban Giám đốc cũng như tập thể CBNV Agribank CN Bình Phước đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu được quan tâm đặt lên hàng đầu.

Từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của Agribank khu vực Bình Phước luôn giảm dần và thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch NHNN giao. Nợ xấu đến 31/12/2013 là 94 tỷ, tăng 13 tỷ so với đầu năm, tỷ lệ tăng 16,05%. Trong đó: Nợ xấu của doanh nghiệp: 10,074 tỷ đồng; Nợ xấu của Hộ sản xuất và cá nhân: 83,812 tỷ đồng; Nợ xấu phân theo thời hạn: Nợ xấu ngắn hạn: 81,033 tỷ đồng; Nợ xấu trung hạn: 12,852 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu của Ủy thác đầu tư là 720 triệu đồng. Tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh chiếm 0,96% tổng dư nợ, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch TW giao (1,6% tổng dư nợ).

Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu của Agribank khu vực Bình Phước giai đoạn 2008 – 2014 ĐVT: tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 2008 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ 2009 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ 2010 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ 2011 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ 2012 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ 2013 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ 2014 Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ

Dư nợ cho vay 3,793 4,574 5,273 5,948 7,802 9.743,2 10.919,4

Nợ xấu theo đối

tượng khách hàng 89 2.35% 153 3.34% 131 2.48% 87 1.46% 81 1.04% 94 0,96% 127 1,16%

Doanh nghiệp 25 0.66% 11 0.24% 9 0.17% 6 0.10% 9 0.12% 10 0,10% 41 0,38%

Trong đó: DNNVV 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0,03% 4,2 0,04% 11,3 0,1%

Hộ sản xuất, cá nhân 64 1.69% 142 3.10% 122 2.31% 81 1.36% 72 0.92% 84 0,86% 87 0,78%

Nợ xấu theo thời

hạn cho vay 89 2.35% 153 3.34% 131 2.48% 87 1.46% 81 1.04% 94 0,96% 127 1,16%

Ngắn hạn 67 1.77% 93 2.03% 81 1.54% 65 1.09% 62 0.79% 81 0,83% 107 0,84%

Trung, dài hạn 22 0.58% 60 1.31% 50 0.95% 22 0.37% 19 0.24% 13 0,13% 20 0,32%

Tỷ lệ nợ xấu 2.35% 3.34% 2.48% 1.46% 1.04% 0,96% 1,16%

ĐVT: % 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 Nợ xấu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hình 2.4: Tổng hợp tình hình nợ xấu của Agribank khu vực Bình Phước giai đoạn 2008 – 2014

“Nguồn: Agribank khu vực Bình Phước, Báo cáo tổng kết hoạt động KD”

Số liệu bảng cho thấy, nợ xấu tại Agribank CN Bình Phước trong những năm từ 2008- 2014 luôn ở mức dưới 5%, đây là mức an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế. Cao đỉnh điểm là năm 2009, tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,34% so tổng dư nợ. Đến hết năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,16%, số tuyệt đối là 127 tỷ đồng.

Xét về thời hạn cho vay: Trong những năm qua tỷ lệ nợ xấu cho vay trung, dài hạn thường cao hơn ngắn hạn, đây cũng là xu hướng tất yếu phù hợp với mức độ rủi ro trong cho vay trung, dài hạn so với ngắn hạn. Đến 31/12/2014 tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngắn hạn là 0,84%/dư nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay trung, dài hạn là 0,32%/dư nợ trung, dài hạn.

Do đặc thù là tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng trọt các cây công nghiệp dài ngày như: Tiêu, điều, cà phê, cao su và chăn nuôi gia cầm, gia súc, đại gia súc… nên hoạt động tín dụng tại ngân hàng cũng gắn liền với kinh tế địa phương, điều đó thể hiện nợ xấu tại Agribank CN Bình Phước một phần

chịu ảnh hưởng từ tình hình chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, phần lớn chịu ảnh hưởng đặc thù riêng đối với ngành nông nghiệp với các yếu tố làm ảnh hưởng đến mùa màng, thu nhập dân cư như: thời tiết, dịch bệnh… làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mùa màng…

Trong những năm qua các chỉ tiêu phản ánh RRTD luôn đạt được những kết quả khá khả quan, tỷ lệ nợ quá hạn bình quân từ năm 2008 đến năm 2014 chiếm khoảng 10% tổng dư nợ, thấp hơn so với mức toàn hệ thống là hơn 17%. Tỷ lệ Nợ mất vốn bình quân khoảng gần 0,2%, Tỷ lệ dự phòng RRTD bình quân 0,4% so với tổng dư nợ, chưa có năm nào các chỉ số này đạt đến 1% so với tổng dư nợ. Kết quả đạt được là khá tốt, và hệ số an toàn cao so với hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung.

Ngoài ra do đặc thù là một tỉnh nhỏ, hoạt động sản xuất chủ yếu nông nghiệp nên mức cho vay không cao, vì vậy các chỉ số về Mức độ tập trung tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng cũng nhỏ, nằm trong vùng an toàn cho phép. Các hệ số này cao nhất cũng chỉ đạt gần 4% so với tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ xấu của khối DNNVV ngày càng tăng lên do nền kinh tế khó khăn nên rất nhiều DNNVV đã bị phá sản nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được nợ hoặc do doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ cho ngân hàng

Năm 2008 đến năm 2011, nợ xấu đối với khối DNNVV hầu như là không có, đến cuối năm 2012, khi nền kinh tế bắt đầu khó khăn thì 1 số DNNVV bắt đầu trả nợ chậm, không đúng hạn, tỷ lệ nợ xấu đối với đối tượng khách hàng này bắt đầu xuất hiện và ngày càng gia tăng. Tính đến 31/12/2014, nợ xấu của bộ phận DNNVV đã là 11,3 tỷ đồng, chiếm 0,1% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống Agribank khu vực Bình Phước.

ĐVT: %

Hình 2.5: Tổng hợp tình hình nợ xấu khách hàng DNNVV của Agribank khu vực Bình Phước giai đoạn 2008 – 2014

“Nguồn: Tác giả, Agribank khu vực Bình Phước”

2.4. Thực trạng quản trị RRTD đối với DNNVV tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam khu vực tỉnh Bình Phước

2.4.1. Đối với tổ chức quản trị RRTD 2.4.1.1. Chính sách tín dụng:

Một chính sách tín dụng được quy hoạch tốt phù hợp quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để quản trị tốt RRTD của NH. Chính sách tín dụng phải thể hiện quan điểm và chiến lược của NH, trên cơ sở quy chế cho vay của NH nhà nước là kim chỉ nam cho hoạt động của tất cả nhân viên, lãnh đạo trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách tín dụng càng đặc biệt quan trọng bởi các NH phải thích ứng với sự phức tạp về môi trường kinh doanh đầy mới mẻ, đối mặt với nhiều thách thức.

Tại các chi nhánh ngân hàng NN&PTNT khu vực Bình Phước cũng đã định 0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,1 0,12 Nợ xấu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

hướng DNNVV là đối tượng khách hàng chủ lực, do hiện nay đang tập trung hướng đến phát triển NH bán lẻ. Tuy nhiên, Agribank khu vực Bình Phước lại chưa có quy chế cho vay riêng mà vẫn áp dụng quy chế chung cho tất cả các khách hàng khác nhau, dù DNNVV có trình độ quản lý, chế độ tài chính kế toán còn nhiều khó khăn. Hiện nay, Agribank khu vực Bình Phước chưa có ban hành văn bản, quy trình nào dành riêng cho đối tượng này, cũng không tạo ra sự phân hóa rõ nét đối với các NH khác trên địa bàn về thủ tục, lãi suất, sản phẩm dịch vụ.

Khi xác định DNNVV là đối tượng khách hàng chủ lực trong thời gian sắp tới, Agribank khu vực Bình Phước cũng cần quan tâm và tạo điều kiện nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của DNNVV trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế.

2.4.1.2. Về cơ cấu, mô hình quản trị rủi ro:

Mô hình quản trị rủi ro hiện nay ở Agribank khu vực Bình Phước được bố trí theo hướng một phòng tín dụng quản lý, ra quyết định toàn bộ khoản vay. Mô hình quản lý tín dụng tại Agribank khu vực Bình Phước được tổ chức và triển khai thực hiện như sau:

Hình 2.6: Mô hình quản lý tín dụng tại Agribank khu vực Bình Phước

“Nguồn: Agribank khu vực Bình Phước”

Theo quy trình này, một khoản vay được bắt đầu khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi CBTD tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng. Đối

Giám đốc chi nhánh (Phòng Giao dịch)

Kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập của chi nhánh (thuộc phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ) Định kỳ hay đột xuất có tiến hành kiểm tra hồ sơ tín dụng thực tế của DN

với khoản vay của DNNVV thì thường giá trị trong mức phán quyết của chi nhánh (phụ lục 4)

Định kỳ hoặc đột xuất có đợt kiểm tra hồ sơ tín dụng và thực tế khách hàng của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu món vay vượt mức phán quyết của Phòng Giao dịch thì một cán bộ tín dụng của Chi nhánh cấp trên đồng thẩm định.

Quy trình cho vay cho thấy cơ cấu tổ chức không có sự độc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro trong mô hình tổ chức tín dụng. Một CBTD hầu như quản lý khoản vay ở mọi khâu. Điều này mang đến lợi ích là tiện lợi cho khách hàng, đơn giản trong việc giải trình hồ sơ chỉ với một CBTD, giải quyết hồ sơ nhanh chóng. Đối với NH, CBTD dễ nắm bắt và hiểu rõ hồ sơ, giám sát chặt chẽ khoản vay.

Tuy nhiên, điểm bất lợi là quyết định cấp tín dụng có thể thiếu yếu tố khách quan, thiếu sự kiểm tra giám sát, thiếu cái nhìn vĩ mô đối với toàn bộ danh mục cho vay. Từ đó, có thể xảy ra những lựa chọn bất lợi do trình độ, đạo đức CBTD kém, thiếu thông tin giám sát thường xuyên, chủ quan trong đánh giá. Kết quả dễ nảy sinh nợ có vấn đề, ảnh hưởng chất lượng tín dụng NH.

2.4.1.3. Quy trình quản trị rủi ro

Qua xem xét, các ngân hàng NN&PTNT khu vực Bình Phước chưa xây dựng được một quy trình quản trị RRTD chuyên nghiệp. Thể hiện chung ở các điểm sau:

* Chưa có phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất cũng như chưa có phương pháp dự báo rủi ro hữu hiệu.

Việc nhận diện rủi ro của hệ thống các ngân hàng NN&PTNT khu vực Bình Phước chưa được thực hiện tập trung từ một đầu mối mà do mỗi chi nhánh tự thống kê, đánh giá. Mỗi chi nhánh có cách thức nhận diện, phân loại rủi ro riêng, dựa vào kinh nghiệm, tình hình thực tế tại chi nhánh, và không theo chương trình cụ thể.

Bên cạnh đó công tác dự báo rủi ro chưa kịp thời, dẫn đến việc các công văn chỉ đạo hạn chế tín dụng khi đã phát sinh nợ xấu hoặc tỷ trọng cho vay khá lớn, gây lúng túng trong công tác điều hành tại các chi nhánh.

* Công tác đo lường rủi ro chưa đầy đủ, hiệu quả.

Chưa đủ số liệu thống kê để đánh giá được mức tổn thất dự kiến đối với từng khoản vay, từng khách hàng cũng như chưa đánh giá được rủi ro danh mục.

* Đối với Phân tích RRTD khách hàng:

Hiện tại, các ngân hàng NN&PTNT khu vực Bình Phước sử dụng phương pháp phân tích dựa trên yếu tố 6C để phân tích phi tài chính. Còn phân tích tài chính đối với DNNVV thì có sự thay đổi lớn. Trước khi triển khai hệ thống IPCAS, các ngân hàng NN&PTNT khu vực Bình Phước sử dụng phương pháp xếp loại nội bộ đối với DN, chỉ đánh giá năng lực tài chính của khách hàng trên những tiêu chí đơn giản sử dụng phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ hay còn gọi là xếp loại nội bộ.

Sau khi triển khai hệ thống IPCAS, đối với đối tượng DN thì việc đánh giá mức độ rủi ro sử dụng “phương pháp xếp loại tín dụng”. Kết quả cho ra 10 mức độ chất lượng khoản vay. Tuy nhiên, các chỉ tiêu của việc đánh giá tín dụng này không phân biệt quy mô DN lớn hay nhỏ, dẫn tới việc các tiêu chí lại quá rườm rà, không cần thiết đối với 1 số đối tượng khách hàng. Thông tin đầu vào chưa được lưu trữ, thu thập và xử lý hiệu quả, CIC chỉ cung cấp số liệu dư nợ vay, chưa có thông tin phi tài chính như khả năng quản lý, lãnh đạo DN.

Không có mô hình riêng để phân tích rủi ro khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn, tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Dẫn đến có thể cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng, và nguy cơ dẫn đến nợ xấu cao hoặc phải thu hồi nợ bằng thanh lý tài sản.

* Đối với đánh giá RRTD đối với khoản vay: Chưa đánh giá được xác suất rủi ro hay tổn thất dự kiến do chưa có công cụ chuyên biệt, chỉ tiêu, số liệu thống kê đầy đủ hay sử dụng mô riêng để đánh giá rủi ro khoản vay. Đa số, việc đánh giá phương án vay vốn của DN dựa trên bảng kết quả hoạt động SXKD, phương án kinh doanh được khách hàng cung cấp. Các CBTD không thể kiểm tra tính khớp đúng của số liệu được cung cấp, mặc nhiên thừa nhận việc báo cáo kế toán không đầy đủ, rõ ràng, chưa được kiểm toán của DN

mục đầu tư, chưa sử dụng một mô hình xác định rủi ro chuyên biệt nào, cũng như chưa có số liệu thống kê đầy đủ về độ tin cậy, đường phân phối lời lỗ của danh mục đầu tư... Đây là thiếu sót quan trọng, vì việc xác định rủi ro cấp độ danh mục đầu tư sẽ là tiêu chí mạnh mẽ để Ban giám đốc NH có sự phân bổ chỉ tiêu hợp lý, tránh cho vay những lĩnh vực, ngành nghề có độ rủi ro cao, khả năng gây tổn thất lớn.

2.4.2. Đối với quản trị nợ xấu 2.4.2.1. Quản lý nợ xấu 2.4.2.1. Quản lý nợ xấu

Trong những năm qua, Ban lãnh đạo NH NN&PTNT khu vực Bình Phước đã tích cực chỉ đạo cơ sở trực thuộc làm tốt công tác xây dựng phương án, dự án kinh doanh; chấn chỉnh công tác thẩm, tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, rà soát từng khoản vay, định kỳ hạn thu nợ phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn, khả năng trả nợ của khách hàng. Thường xuyên đánh giá, phân tích chất lượng tín dụng trong toàn chi nhánh; kiểm tra, giám sát các chi nhánh cơ sở trực thuộc có tỷ lệ nợ xấu cao; triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu: thành lập tổ thu hồi nợ xấu, gắn việc quản lý chất lượng tín dụng của từng cán bộ có liên quan đến khoản vay với việc trả lương, trả thưởng thậm chí bằng biện pháp tổ chức để giảm thiểu nợ xấu, ổn định kinh doanh.

Nợ xấu toàn chi nhánh đến 31/12/2014 là 127 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,16%tổng dư nợ; nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu kế hoạch mà TSC giao là 1,5%/tổng dư nợ . Hầu hết các chi nhánh đều cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu làm lành mạnh hoạt động kinh doanh. Trong năm 2014, có 10/19 chi nhánh tỷ lệ nợ xấu dưới 1%; đây là những chi nhánh có chất lượng tín dụng rất tốt, số lượng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)