Một số nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 68)

6. Bố cục của luận văn

2.5.3. Một số nguyên nhân của hạn chế

2.5.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan

* Biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, tình hình kinh tế

Trong những năm qua thị trường tài chính tiền tệ trong nước liên tục biến động và có chiều hướng tiêu cực. Lãi suất liên tục thay đổi và tăng đột ngột làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ đã phải chạy đua lãi suất huy động liên tục tăng mặc dù NHNN đã áp ban hành văn bản mức trần huy động là 14%/năm đối với VND tuy vậy nhiều NHTMCP vì tính thanh khoản đã huy động lên đến 18-19%/năm. Để giữ được nguồn vốn, buộc các ngân hàng khác cũng phải tăng lãi suất theo, điều đó vô tình đã tạo nên một mặt bằng lãi suất mới cao hơn nhiều so với lãi suất củ. Do lãi suất đầu vào tăng, các ngân hàng cũng đã cho vay với lãi suất cao dẫn đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải gánh chịu thêm một khoản chi phí không nhỏ từ lãi vay, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Tại Agribank CN Bình Phước có nhiều trường hợp lãi suất vay tại thời điểm ký hợp đồng là 10,5%/năm, do biến động lãi

suất buộc ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất cho vay theo hợp đồng lên đến 18- 19%/năm, dẫn đến khách hàng không có đủ khả năng trả nợ…

Ngoài ra trong những năm qua nền kinh tế có biến động lớn về giá cả các loại nguyên liệu đầu vào như sắt thép, nguyên liệu ngành nhựa, xăng dầu đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai dự án; đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng vì phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thất bại.

* Hành lang pháp lý trong hoạt động ngân hàng thiếu đồng bộ, cơ chế chính sách của Nhà nước còn hay thay đổi

- Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa ổn định, nhiều khi còn chồng chéo, bất cập ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hành lang pháp lý cho các ngành nghề kinh doanh trong đó có ngân hàng còn chưa thống nhất, xuyên suốt. Trong điều kiện luật pháp vừa thiếu, vừa không đồng bộ, quy định không rõ ràng, công tác phổ biến còn nhiều bất cập do vậy mỗi người hiểu và vận dụng một cách khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện. Nhiều văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng đôi khi vận dụng chỉ phù hợp với từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể.

- Việc xử lý TSBĐ cũng gặp nhiều khó khăn, việc chuyển nhượng bất động sản, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, nếu ngân hàng tự bán khi HĐTD có quy định điều này thì thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Dù có thỏa thuận nhiều phương thức, nhưng đa số ngân hàng sẽ chọn phương thức ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá để vừa đảm bảo tính khách quan, phòng ngừa khiếu nại về giá bán và tạo sự thuận lợi nhất định trong thủ tục chuyển quyền sở hữu (Nghị định 163/2006-NĐ-CP).

- Thủ tục hành chính của nhà nước quá rườm rà và kéo dài dẫn đến kế hoạch thu tiền của khách hàng bị thất bại làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ ngân hàng, nhất là các khách hàng vay vốn xây dựng hoặc bán hàng cho các dự án thuộc ngân sách nhà nước. Có nhiều trường hợp thủ tục đã hoàn chỉnh nhưng ngân sách nhà nước lại hết hoặc bị thâm hụt nên không thanh toán được cho khách hàng theo đúng

quy định của hợp đồng, phải chờ ngân sách trung ương chi viện dẫn đến khách hàng mất khả năng trả nợ đúng hạn.

- Pháp luật Việt Nam chưa thể quản lý, kiểm soát được quá trình thanh toán của khách hàng (đặc biệt là cá nhân), mọi hoạt động thu chi chưa có cơ chế pháp lý nào ràng buộc để kiểm soát được luồng tiền cá nhân. Vì vậy đối với ngân hàng việc kiểm soát được dòng tiền khách hàng nhằm thu hồi nợ đúng hạn là một vấn đề khó khăn và đã xảy ra nhiều rủi ro.

* Hệ thống thông tin tín dụng chưa phát triển

Thông tin về khách hàng khi xét duyệt cho vay thường được ngân hàng thu thập từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Tuy nhiên nguồn cung cấp thông tin từ trung tâm này vẫn còn những hạn chế sau :

- Hệ thống cung cấp thông tin của CIC mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ vay và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các TCTD, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin còn chậm và chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của các TCTD. CIC chưa chủ động thông báo những dự báo rủi ro về tín dung qua mạng mà chỉ cung cấp thông tin khi được TCTD yêu cầu vì vậy chưa phát huy hiệu quả cao. Thông tin về khách hàng chưa được CIC cập nhật kịp thời.

- Hạn chế ảnh hưởng đến CIC do các TCTD : các TCTD chưa có nhận thức đầy đủ về thu thập và cung cấp thông tin về phòng ngừa rủi ro cho CIC nên không cung cấp hoặc cung cấp thông tin chậm trễ nhưng lại chưa có hành lang pháp lý và chế tài buộc các TCTD phải cung cấp thông tin kịp thời cho trung tâm.

* Do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, mất mùa

Hiện dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn tại Agribank CN Bình Phước chiếm 65% tổng dư nợ, trong khi đó đặc điểm của nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, dịch bệnh... nên hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

2.5.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan * Khách hàng là cá nhân

- Khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng, có rất nhiều trường hợp do xuất hiện mâu thuẩn trong gia đình sau khi vay nên không sử dụng đúng mục đích vay vốn đã làm ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng. Trường hợp này chiếm đến 11% tổng dư nợ quá hạn của khách hàng là cá nhân tại ngân hàng.

- Đối với sản phẩm tín dụng cho cán bộ công nhân viên DN vay dưới dạng thấu chi tiền lương qua thẻ đã xảy ra một số trường hợp CBNV sau khi thấu chi đã nghỉ việc đột xuất và như thế ngân hàng mất một khoản tiền lương đã thấu chi trước. Một số trường hợp, khách hàng thấu chi nhưng do DN làm ăn thua lỗ không có tiền trả lương cho nhân viên dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

- Trình độ, năng lực quản lý, khả năng phân tích, nhìn nhận về thị trường còn hạn chế trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh dẫn đến thua lổ không có khả năng trả nợ.

- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: do tai nạn mất sức khỏe lao động, người thân (con cái, vợ, chồng…) đam mê cờ bạc gây ra hậu quả lớn làm mất khả năng trả nợ ngân hàng…

* Khách hàng là doanh nghiệp

► Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém:

Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, còn yếu, khả năng sinh lợi thấp do đó để hoạt động được phải dựa vào số vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh không đáng kể. 87% các DN có dư nợ tại Agribank CN Bình Phước đều có vốn tự có rất thấp, dưới 10 tỷ.

Bên cạnh đó, tình hình tài chính của hầu hết DN Việt Nam thiếu minh bạch. Sổ sách kế toán, báo cáo tình chính chưa được tuân thủ theo đúng mẫu chuẩn mực kế toán. Báo cáo tài chính mà các DN cung cấp cho ngân hàng thường chỉ mang tính chất hình thức nhiều hơn thực chất. Hiện chưa có chế tài buộc các DN phải kiểm toán báo cáo tài chính nên ngân hàng không thể buộc khách hàng . Một số ngân hàng cho điểm tín dụng đối với việc khách hàng có báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhằm khuyến khích khách hàng cung cấp số liệu tài chính trung thực.

Tuy nhiên cho đến hiện tại Agribank CN Bình Phước mới chỉ áp dụng quy định này vào thực tế đối với 1 số doanh nghiệp lớn trong tỉnh

► Do năng lực quản trị điều hành yếu kém:

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại Agribank CN Bình Phước trong thời gian qua. Qua các hồ sơ phân tích, báo cáo về nợ quá hạn của Phòng tín dụng tại Agribank CN Bình Phước, nhiều nguyên nhân phát sinh từ quản trị điều hành của doanh nghiệp như: Để khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, tập trung nợ vào một vài bạn hàng quá lớn, trình độ năng lực chưa phù hợp với quy mô kinh doanh… dẫn đến kết quả kinh doanh còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

► Do khách hàng cố ý lừa đảo:

Khách hàng có ý đồ lừa đảo, chiếm dụng vốn như cung cấp số liệu tài chính không trung thực, xây dựng hồ sơ pháp lý ma, lập hợp đồng kinh tế giả, cấu kết với người bán nhằm sự dụng tiền vay mặc dù đã thanh toán đầy đủ trước đó, cung cấp chứng từ sử dụng vốn không đúng thực tế… để lừa đảo ngân hàng hoặc cố tình né tránh, chây ỳ không trả nợ cho ngân hàng.

* Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng

► Thiếu thông tin liên quan đến khách hàng khi xét duyệt vay vốn: Vấn đề thông tin không đầy đủ và chân thật về khách hàng đang là khó khăn nổi cộm của cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp. Nguyên nhân này xuất phát từ các hạn chế sau của Agribank CN Bình Phước :

- Hệ thống thông tin nội bộ của Agribank CN Bình Phước còn yếu kém, hầu như chưa có thư viện thông tin về các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp có quan hệ trong hệ thống. Do không có thông tin được thu thập và thống kê qua một số thời kỳ để làm cơ sở phân tích nên cán bộ tín dụng khó có thể có một nhận định chính xác về quá trình hoặc môi trường hoạt động của khách hàng.

- Sự phối hợp, chia sẽ thông tin giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống Agribank CN Bình Phước chưa tốt. Chính vì sự phối hợp quản lý không tốt nên dẫn đến một số khách hàng có quan hệ vay vốn với nhiều chi nhánh trên cùng một tỉnh,

huyện, trong khi theo quy định hiện hành của Agribank, một khách hàng chỉ được quan hệ với một Chi nhánh nếu khách hàng vay chi nhánh phải trình Trụ sở chính xét duyệt. Các Chi nhánh Agribank CN Bình Phước thực hiện chưa nghiêm, hoặc cho vay lại đối phó bằng cách ủy quyền cho người khác trong gia đình vay hoặc đối với DN thì để chính chủ Giám đốc DN vay (thường tài sản thế chấp chỉ là tài sản của các thành viên vì vậy có thể thế chấp cho DN vay vốn hoặc tự đứng ra vay vốn) rồi cho cho DN vay lại...

► Lạm dụng tài sản thế chấp:

Do thiếu thông tin trung thực về khách hàng nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Tuy nhiên dần dần ngân hàng trở nên dựa dẫm quá nhiều vào tài sản thế chấp thay vì đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh. Nhiều cán bộ tín dụng quan niệm rằng có tài sản đảm bảo là an toàn cho khoản vay. Điều này rất nguy hiểm vì cán bộ tín dụng không tính đến việc khoản vay cần được trả nợ bằng dòng tiền tạo ra bởi phương án SXKD chứ không phải bằng tiền bán tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi.

Mặt khác, ngân hàng không thể lường trước được những khó khăn sẽ gặp trong qúa trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ. Hơn nữa khi thẩm định tài sản thế chấp cán bộ tín dụng chưa thực sự chú ý đến khả năng thanh lý của tài sản thế chấp. Một số tài sản thế chấp là động sản như các loại máy móc, thiết bị, linh kiện… rất khó phát mại khi gặp rủi ro. Con số tài sản thế chấp là động sản tại Agribank CN Bình Phước không nhiều, chỉ chiếm khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo đảm.

► Tập trung vào một nhóm khách hàng trong cùng ngành, một vùng: Hiện nay, Agribank CN Bình Phước chưa quy định tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành, mỗi vùng để rủi ro thấp nhất là bao nhiêu. Tuy vậy do đặc thù của tỉnh là vùng chuyên trồng cây công nghiệp dài ngày chủ yếu như: Tiêu, điều, cao su nên hoạt động cho vay cũng gắn liền với các loại cây này trong khi hạn hán, mất mùa,

dịch bệnh thường xuyên xảy ra, tuy chưa mất thất thu hoàn toàn nhưng cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

► Việc chấp hành quy định tín dụng chưa nghiêm:

- Giảm bớt các điều kiện cho vay theo quy định để thu hút khách hàng. Một số trường hợp Agribank CN Bình Phước chỉ xét duyệt cho vay dựa trên quan hệ tình cảm. Ngân hàng chủ quan khi quyết định cấp tín dụng trong khi chưa có đầy đủ thông tin về người vay, về thực trạng tài chính, chưa thu thập đầy đủ các yếu tố về môi trường kinh doanh của khách hàng từ đó gây ra rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng. Dự án đầu tư, phương án sản xuất không khả thi, có công ty làm ăn thua lỗ vẫn được ngân hàng cho vay. Quá trình giải ngân còn thiếu các căn cứ (hợp đồng kinh thế, chứng từ thanh toán…). Có nhiều món vay giải ngân bằng tiền mặt không chuyển vào tài khoản của bên thụ hưởng điều kiện cho bên vay sự dụng vốn vay sai mục đích.

- Không áp dụng đúng quy chế tín dụng, định thời hạn cho vay không phù hợp, còn có tình trạng cho đảo nợ.

► Thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay:

Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay, biểu hiện cụ thể như sau:

- Cán bộ tín dụng chỉ kiểm tra mang tính hình thức bằng cách gửi biên bản kiểm tra cho khách hàng ký, mà không thực tế kiểm tra tại đơn vị. Hoặc chỉ làm biên bản kiểm tra khi có thanh tra ngân hàng nhà nước kiểm tra.

- Cán bộ tín dụng ngân hàng không kiểm soát được tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Có trường hợp khách hàng cá nhân vay 3 tỷ đồng có thế chấp nhà để hợp tác kinh doanh với một công ty kinh doanh xăng dầu. Khi giải ngân, ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản công ty xăng dầu này. Thực tế sau đó vài tháng, khách hàng này đã rút hết tiền ra khỏi công ty không hợp tác nữa nhưng ngân hàng không biết. Một số trường hợp doanh nghiệp vay vốn để mua hàng nhưng thực chất là vay để trả nợ mua hàng cũ, ngân hàng không kiểm soát được.

- Do chạy theo thành tích nên việc điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn thực hiện không đúng quy định hoặc giúp khách hàng đảo nợ (như: gia hạn nợ thiếu căn cứ, không đánh giá tính chất món vay kịp thời…) đã không phản ánh đúng thực trạng tín dụng.

► Thiếu công tác kiểm soát nội bộ trong ngân hàng:

Nếu làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ trở thành “lá chắn thứ nhất” đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Công tác kiểm soát nội bộ của Agribank CN Bình Phước chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó, mà mang nặng tính hình thức. Các báo cáo kiểm soát nội bộ thường chỉ là tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)