6. Bố cục của luận văn
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2014
Trong 7 năm qua, ngân hàng NN&PTNT khu vực tỉnh Bình Phước đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Được sự quan tâm của lãnh đạo ngân hàng, các hoạt động của ngân hàng không ngừng mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày một nâng cao. Các DN và người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn cho vay của ngân hàng, đặc biệt là đối tượng DNNVV ngày càng được ngân hàng quan tâm và phát triển các gói dịch vụ đối với đối tượng khách hàng này.
Từ năm 2010, hoạt động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với những năm trước đó. Năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế xã hội tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng ngân hàng, cụ thể là đã có sự giảm sút trong hoạt động. Tuy nhiên, toàn chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để thực hiện nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động kinh doanh các mặt của Agribank Bình Phước đạt khá, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao cơ bản đều hoàn thành (ngoại trừ chỉ tiêu nguồn vốn).
Năm 2014, tình hình kinh tế xã hội tuy đã bắt đầu hồi phục nhưng tốc độ còn chậm, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn do hàng tồn kho còn cao, sức mua của thị trường ở mức thấp, khả năng hấp thụ vốn chưa cao. Tình trạng doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động vẫn còn ở mức khá cao, đời sống việc làm và thu nhập của một bộ phận dân cư vẫn còn khó khăn.
Về hoạt động ngân hàng: NHNN Việt Nam thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế, điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp, đảm bảo giá trị đồng tiền Việt Nam.
Tuy vẫn còn một số tồn tại nhất định như tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng đạt thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, nợ xấu đã được xử lý quyết liệt nhưng vẫn còn ở mức khá cao,... nhưng hoạt động ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực khi lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng
tăng thấp nhất so với trong hơn 10 năm trở lại đây; lãi suất cho vay, huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm tạo điều kiện cho tín dụng chuyển dịch sang một số lĩnh vực ưu tiên; tình hình và khả năng thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện.
Tại địa bàn Bình Phước, thị phần hoạt động ngân hàng đánh dấu sự xuất hiện của một loạt các ngân hàng TMCP mới tham gia vào như: ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Eximbank), ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và ngân hàng TMCP Quân Đội (MB). Cùng với đó là một số ngân hàng TMCP khác đã có mặt trên địa bàn từ lâu, nay mở rộng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch về tận các khu vực nông nghiệp, nông thôn tại các huyện, thị và các xã vùng xâu.
Thêm vào đó, do đặc thù địa phương là tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt các loại cây nông nghiệp và các cây công nghiệp dài ngày, trình độ dân trí chưa cao. Mặt khác, tình hình suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của các thành phần kinh tế trên địa bàn khiến cho công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, chỉ tiêu đạt kém. Ngoài ra, công tác tiếp thị, tìm kiếm và lôi kéo khách hàng còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp,...
Tình hình trên đã có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Agribank và của chi nhánh Bình Phước nói riêng.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank khu vực Bình Phước giai đoạn 2008 – 2014
ĐVT: tỷ đồng TT NĂM CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1. Tổng doanh thu 859,5 661,7 1.064,1 1.310,8 1.472,6 1.460,8 1.471,3 2. Tổng lợi nhuận 36,9 43,4 70,4 164,1 258,2 226,1 238,2 3. Tổng huy động 2.679,9 2.505,8 4.836,8 6.327,5 7.351,2 7.310,8 8.069,7 Trong đó: nội tệ 2.455,9 2.260,7 4.108,2 6.115,9 7.262,7 7.218,1 7.876,2 4. Tổng dư nợ 3.793,3 4.574,6 5.275,7 5.948,2 7.802,8 9.743,2 10.919,4 5. Nợ xấu 89,7 153,1 131,5 86,97 81,1 93,7 128,1