Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 27)

6. Bố cục của luận văn

1.3.Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

1.3.1. Khái niệm về quản trị RRTD

Rủi ro và lợi nhuận là 2 mặt của một vấn đề, muốn có lợi nhuận phải chấp nhận rủi ro, nếu không chấp nhận rủi ro sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận. Do đó, không phải có hay không có rủi ro, mà việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam hiện đang là vấn đề bức xúc cả trên lý thuyết và thực tiễn. Mục đích của quản trị RRTD là nhằm tối đa hoá lợi nhuận và duy trì RRTD trong phạm vi NH có thể chấp nhận được.

Quản trị RRTD là quá trình tiếp cận RRTD một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của RRTD. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng

nhằm hạn chế và giảm thấp nợ xấu từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong kinh doanh tín dụng của NHTM.

Quản trị RRTD bao gồm các bước: nhận dạng rủi ro; phân tích và đo lường rủi ro; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro, tài trợ rủi ro; báo cáo hoạt động quản trị rủi ro.

1.3.2. Nội dung quản trị RRTD

1.3.2.1. Nhận dạng rủi ro.

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống đối với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua việc phân tích khách hàng, môi trường kinh doanh, đặc thù các sản phẩm, dịch vụ và quy trình nghiệp vụ.

Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các dạng RRTD, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những rủi ro mới có thể xuất hiện, từ đó tìm ra nguyên nhân từng loại rủi ro và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.

Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro.

1.3.2.2. Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là việc xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro. Mỗi loại rủi ro không chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra mà thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Trên cơ sở tìm ra các nuyên nhân gây ra rủi ro, nhà quản trị cần nghiên cứu, tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro và tác động đến các nguyên nhân thay đổi chúng.

1.3.2.3. Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro là việc thu thập số liệu và phân tích, đánh giá mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra. Các đối tượng cần đánh giá mức độ rủi ro bao

gồm khách hàng, khoản vay và danh mục đầu tư.

❖ Đánh giá rủi ro khách hàng vay:

Hiệp ước Basel II cho phép NH lựa chọn giữa “đánh giá tiêu chuẩn” và “phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ” hay còn gọi là “xếp loại nội bộ” (các NHTM trong nước đang áp dụng). Về cơ bản có 2 công cụ là xếp loại tín dụng (Credit rating) đối với khách hàng DN và chấm điểm tín dụng (credit scoring) đối với khách hàng cá nhân.

Về bản chất: cả 2 công cụ đều làm nhiệm vụ định hạng (xếp loại) tín dụng, khác nhau cơ bản là chấm điểm tín dụng chỉ áp dụng trong hệ thống NH để đánh giá mức độ RRTD đối với khoản vay của DN nhỏ và cá nhân. Chấm điểm tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính, các thông tin cần thiết trong đơn xin vay cùng với các thông tin khác về khách hàng do NH thu thập sẽ được nhập vào máy tính, thông qua hệ thống thông tin tín dụng để phân tích, xử lý bằng phần mềm cho điểm. Kết quả sẽ đưa ra một con số - điểm tín dụng – chỉ mức độ RRTD của người vay. Hiệu quả kỹ thuật này cao, giúp ích đắc lực cho quản trị rủi ro đối với KH là DN nhỏ và cá nhân.

Xếp loại tín dụng áp dụng đối với DN lớn, có đầy đủ báo cáo tài chính, số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại. Áp dụng rộng rãi hơn, không những trong hoạt động NH, kinh doanh chứng khoán mà còn trong kinh doanh thương mại, đầu tư...

Đánh giá rủi ro khoản vay: Basel II còn có thể tính xác suất rủi ro dự kiến hay tổn thất dự kiến EL (expected loss) theo khả năng vỡ nợ PD (Probability of default) với mức độ tổn thất khi vỡ nợ LGD (Loss given default) và tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ EAD (Exposure at Defaut) theo công thức sau:

EL = EAD x PD x LGD

❖Đánh giá rủi ro danh mục: Mô hình xác định giá trị rủi ro tới hạn – Value at Risk (VAR)

đa trong một thời gian nhất định nếu loại trừ những trường hợp xấu nhất hiếm khi xảy ra. Đây là phương pháp đánh giá mức rủi ro của một danh mục đầu tư theo 2 tiêu chuẩn: giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư.

Có thể hiểu như sau: “Nếu không tồn tại sự kiện đặc biệt thì tổn thất tối đa trong X% các trường hợp sẽ không vượt quá V đồng trong vòng N ngày”. Biến số V là giá trị rủi ro tới hạn của danh mục tài sản, phụ thuộc vào 3 thông số:

- Độ tin cậy

- Thời gian đo lường VaR

Sự phân bổ lời/lỗ trong khoảng thời gian này. Trong đó đường phân bổ khoản lời lỗ của danh mục đầu tư thể hiện thông số quan trọng nhất và khó xác định nhất.

Hình 1.3. Đồ thị Var

Nếu tính vốn của NH theo mức độ rủi ro của thị trường, thì các nhà quản lý sẽ sử dụng N = 10 ngày và X = 99. Điều này có nghĩa là họ tập trung vào mức thu lỗ trong thời gian 10 ngày mà nó được hy vọng rằng không vượt quá 1%. Vốn mà họ yêu cầu NH duy trì ít nhất gấp 3 lần giá trị rủi ro tới hạn này.

Giá trị rủi ro tới hạn là một thước đo về rủi ro thay thế tốt nhất. Một số nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng VAR có thể giúp nhà quản trị chọn lựa được một danh mục các khoản cho vay có phân phối thu nhập như nhau nhưng tiềm năng rủi thấp cao hơn.

1.3.2.4. Kiểm soát – Phòng ngừa rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm mức độ thiệt hại, có nhiều chọn lựa:

- Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: với những khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn việc chấp nhận mức thiệt hại. Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, NH né tránh rủi ro bằng cách hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng.

- Với những khoản vay còn lại, khi đó các công cụ phòng chống rủi ro đặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro cũng như tổn thất.

Các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm: các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, bán nợ (chuyển giao rủi ro), phân tán rủi ro (đa dạng rủi ro), và quản lý rủi ro thông qua công cụ phái sinh.

1.3.2.5. Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro là những biện pháp tài trợ khi rủi ro đã xảy ra. Cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực cũng như về giá trị pháp lý. Tài trợ rủi ro bao gồm bảo hiểm, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, khởi kiện, trích dự phòng rủi ro để xử lý những món không thể thu hồi.

Để đảm bảo cho các biện pháp trên được tiến hành trơn tru và hiệu quả, thì NH cần tiến hành đồng thời các bước:

- Căn cứ tình hình hiện tại cũng như dự báo của NH tình hình phát triển kinh tế, từ đó ban hành các chính sách, văn bản cụ thể, cũng như hoạch định được chiến lược rõ ràng.

- Xác định các nguồn tài nguyên cần có để thực hiện mục tiêu, bao gồm tài nguyên về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như vốn liếng tối thiểu ban đầu

- Xây dựng một kế hoạch hành động nhằm bố trí các nguồn lao động, phân phối các nguồn tài chính, thiết kế và xây dựng chức năng cho bộ máy điều hành, ấn

định các bước phát triển của NH … Qua đó, lãnh đạo lực lượng lao động sẵn có từng bước thực hiện các mục tiêu đề ra trong ngắn hạn và trong dài hạn

- Có quy trình cấp tín dụng, kiểm tra kiểm soát nội bộ, bao gồm việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cấp tín dụng (bao gồm cả nội dung tách bạch giữa trách nhiệm và phân cấp quyền hạn), hệ thống cảnh báo nội bộ hiệu quả, có kế hoạch phòng ngừa rủi ro…

1.3.2.5. Đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống rủi ro

Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro. Định kỳ và nội dung báo cáo được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo.

Theo kết quả đạt được của từng thời kỳ, hiển thị trên chất lượng dư nợ và diễn biết của tình hình thị trường mà có những điều chỉnh cần thiết các nội dung quản trị rủi ro.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD của NHTM 1.3.3.1 Các yếu tố chủ quan 1.3.3.1 Các yếu tố chủ quan

Trình độ và nhận thức của các cán bộ quản trị RRTD: Các cán bộ chưa

nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế RRTD, chưa có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của họ. Cán bộ chưa có những đánh giá chính xác về phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đối tác tham gia bảo lãnh, không dự báo được những vấn đề phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng.

Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị RRTD của ngân hàng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất: Hệ thống thông tin chưa đầy

đủ và thiếu cập nhật đã khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng chưa có đủ thông tin về thị trường, không có những kênh thông tin chính xác để kiểm tra về các khách hàng.

Chiến lược khách hàng của ngân hàng: Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ

Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh

của ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem lại lợi nhuận ngày càng lớn tuy nhiên mức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn.

1.3.3.2 Các yếu tố khách quan

Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định còn thiếu và chưa đồng bộ.

Các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tiến trình hội nhập quốc tế…

Do các biến động bất thường về tỷ giá hối đoái, lãi suất…ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.

Hệ thống thông tin về các DN được cung cấp không chính xác, trung thực. Như vậy, tại mỗi ngân hàng, việc phát triển công tác quản trị RRTD phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhận thức về quản trị RRTD, hiệu quả bộ máy tổ chức, trình độ cán bộ công nhân viên…Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng chính là hoàn thiện và nâng cao những yếu tố đó.

1.4. Ý nghĩa của việc hoàn thiện quản trị RRTD đối với các DNNVV của NHTM NHTM

1.4.1. Khái niệm về hoàn thiện quản trị RRTD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện quản trị RRTD là quá trình nghiên cứu các giải pháp nhằm ứng dụng ở mức cao nhất các biện pháp quản trị RRTD một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của RRTD.

1.4.2. Các chỉ tiêu xác định

Để hoàn thiện quản trị RRTD đối với các DNNVV, cần hoàn thiện các chỉ tiêu trong quá trình quản trị RRTD, cụ thể như sau:

- Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro. - Hoàn thiện công tác phân tích rủi ro - Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro

- Hoàn thiện công tác Tài trợ rủi ro

- Hoàn thiện công tác Đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống rủi ro

1.4.3. Ý nghĩa

1.4.3.1. Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

- NHTM có chính sách cụ thể đối với hoạt động cho vay cũng như các phương thức kiểm tra việc sử dụng vốn vay hiệu quả đối với loại hình DNNVV, đảm bảo quá trình thu hồi vốn vay có kết quả tốt nhất.

- Các cơ quan có thẩm quyền như Ngân Hàng Nhà Nước dễ dàng kiểm soát họat động cho vay của các NHTM, cũng như kiểm soát được thị trường tài chính một cách tốt nhất.

1.4.3.2. Đối với các DNNVV

- DNNVV có kế họach sử dụng vốn vay của mình một cách hiệu quả, và kịp thời điều chỉnh kế họach kinh doanh cho phù hợp trong từng thời kỳ.

1.4.3.3. Đối với Nền kinh tế

- Nền kinh tế có điều kiện phát triển bền vững, ít bị ảnh hưởng do xảy ra nợ xấu.

1.5. Kinh nghiệm quản trị RRTD của một số NHTM trên thế giới

1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế trong đánh giá hiệu quả quản trị RRTD

(được đúc kết theo tiêu chuẩn Basel về quản trị RRTD):

➢ Thông tin:

- Sự am tường của lãnh đạo về rủi ro và lợi ích trong hoạt động tài chính của NH - Khuôn khổ báo cáo quản trị hiệu quả và có hiệu lực cho phép thông tin tới tất cả các cấp ra quyết định kinh doanh của NH

- Mức độ hiệu quả trong truyền đạt thông tin của các báo cáo cho cấp quản lý

➢ Tổ chức quản trị rủi ro

- Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức việc kiểm soát và quản trị rủi ro

- Sự phù hợp của các phương pháp về quản trị rủi ro thị trường, tín dụng, hoạt động, pháp lý và công nghệ

- Kỹ năng để thực hiện quy trình và giám sát các giao dịch tài chính phức tạp của đội ngũ cán bộ.

➢ Phương pháp đo lường rủi ro

- Sự hợp lý của công nghệ đo lường với tất cả các loại rủi ro

- Khả năng đo lường được độ nhạy cảm về thu nhập và vốn trong tình huống “chắc chắn xảy ra” hoặc tình huống xấu

- Khả năng cho phép so sánh các danh mục, đối tác và các khu vực kinh tế - Khả năng tổng hợp những rủi ro riêng biệt vào chung một danh mục và tính tới các mối tương quan của sản phẩm và thị trường

- Khả năng tổng hợp các khoản thất thoát do rủi ro ở các cấp độ

➢ Chính sách, quy trình quản trị rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảm bảo rằng công tác quản trị rủi ro của NH là phù hợp với mục tiêu, chiến

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 27)