Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 86)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.1.Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

* Cần phân quyền trong xét duyệt tín dụng

Tăng cường phân cấp trong xét duyệt tín dụng, xác định rõ trách nhiệm của từng người từ chi nhánh đến hội sở chính trong việc xử lý tín dụng. Đồng thời, việc phân quyền xét duyệt cho chi nhánh cần linh động và phù hợp hơn để chi nhánh có tính tự chủ động cao đồng thời cũng qua sự kiểm soát của Trụ sở chính nhằm nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro.

* Tăng cường công tác quản trị rủi ro

Nhanh chóng triển khai áp dụng Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ vào thực tế. Qua nhiều năm triển khai vận hành thử cơ bản hệ thống đã đạt yêu cầu, cần triển khai trước hết là đối với khách hàng doanh nghiệp, sau đó có lộ trình cụ thể đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân nhằm từng bước tiến hành phân loại nợ quá hạn theo chuẩn mực quốc tế để đánh giá đúng thực trạng tín dụng và tiềm ẩn rủi ro của toàn hệ thống nói chung, từng chi nhánh nói riêng.

* Đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho CBNV

Tăng cường công tác đào tạo để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo năng lực thực sự của cán bộ. Đây là cơ sở để cán bộ nghiệp vụ tiếp cận kiến thức kinh doanh của ngân hàng hiện đại, nắm bắt và chủ động ứng dụng công nghệ tiên tiến. Đồng thời thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ như thu hút nhân tài, chính sách sử dụng, bố trí cán bộ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ.

* Xây dựng quy trình cho vay đối với mỗi loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp là khách hàng khó nhận biết trong quá trình xem xét thẩm định cho vay, để có sự thống nhất trong quá trình tiếp cận, xem xét cho vay, ngoài sự hiểu biết của nhân viên thẩm định, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần xây dựng một quy trình thống nhất và kỹ càng hơn đối với khách hàng là doanh nghiệp để có sự đồng nhất, chặt chẽ trong hồ sơ, trong thẩm định cho vay. Cần cụ thể, chi tiết đối với quy trình cho vay riêng cho từng loại hình doanh nghiệp, đây là cơ sở để kiểm tra, giám sát món vay đối với mỗi CBTD.

* Hỗ trợ mạnh mẽ hơn trong công nghệ tin học, và việc giao dịch trên phần mềm công nghệ mới

Trong những năm qua, khi hệ thống phần mềm công nghệ ngân hàng đưa vào hoạt động (IPCAS), các bộ phận liên quan tại Trụ sở chính đã cật lực hướng dẫn CBNV toàn hệ thống cách thức khai thác vận hành chương trình mới. Tuy vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ khai thác trên phần mềm nhằm có dữ liệu quản trị chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó cần nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tin học hiện đại vào hoạt động tín dụng ngân hàng. Đảm bảo hoạt động giao dịch ngân hàng được thực hiện trên một nền kỹ thuật công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của ngân hàng.

* Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Quản lý RRTD là một quá trình liên tục diễn ra từ đầu cho đến cuối gồm: biện pháp phòng chống, giải pháp quản lý và xử lý rủi ro … trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, trên thực tế RRTD vẫn xảy ra, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Do đó, việc xử lý khoản vay khi có rủi ro là rất cần thiết và sự ra đời của một thị trường mua bán khoản nợ cũng như việc thành lập các công ty mua bán nợ của chính các ngân hàng hay công ty mua bán nợ độc lập sẽ góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề này. Nó giúp chuyển giao rủi ro ngân hàng sang một đơn vị độc lập để xử lý chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực tỉnh bình phước (Trang 86)