3.2.1.1. Quản lý nguồn thu từ ngân sách nhà nước
Diện tích của Hà Nội đƣợc mở rộng địa giới vào ngày 01/08/2008 giúp Hà Nội tăng lên 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành và là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2. Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có đƣợc kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng. Nhƣng sau một thời gian phát triển thiếu quy hoạch, ở thành phố hiện nay tràn ngập những ngôi nhà ống trên các con phố lắt léo, những công trình tôn giáo nằm sâu trong các khu dân cƣ, những cao ốc bên các khu phố cũ, những cột điện chăng kín dây... nhƣng thiếu vắng không gian công cộng. Năm 2010, Hà Nội lập Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cho một thành phố 9,1 triệu dân vào năm 2030 và trên 10 triệu ngƣời vào năm 2050. Về mặt kiến trúc, có thể chia Hà Nội ngày nay thành bốn khu vực: khu phố cổ, khu thành cổ, khu phố Pháp và các khu mới quy hoạch. Vào những năm 1960 và 1970, hàng loạt các khu nhà tập thể theo kiểu lắp ghép xuất hiện ở những khu phố Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công, Thanh Xuân Bắc... Do sử dụng các cấu kiện bê tông cốt thép sản xuất theo quy trình thủ công, những công trình này hiện rơi vào tình trạng xuống cấp nghiệm trọng. Không chỉ vậy, do thiếu diện tích sinh hoạt, các cƣ dân những khu nhà tập thế lắp ghép còn xây dựng thêm những lồng sắt gắn ngoài trời xung quanh các căn hộ - thƣờng đƣợc gọi là chuồng cọp - gây mất mỹ quan đô thị. Hiện những nhà tập thể lắp ghép đang dần đƣợc thay thế
40
bởi các chung cƣ mới. Cuối thập niên 1990 và thập niên 2000, nhiều con đƣờng giao thông chính của Hà Nội, nhƣ Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thái Hà ... đƣợc mở rộng. Các khách sạn, cao ốc văn phòng mọc lên, những khu đô thị mới nhƣ Khu đô thị mới Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long, Du lịch Hồ Tây, Định Công, Bắc Linh Đàm... cũng dần xuất hiện. Khoảng thời gian gần đây, khu vực Mỹ Đình đƣợc đô thị hóa nhanh chóng với hàng loạt những ngôi nhà cao tầng mọc lên. Tuy vậy, các khu đô thị mới này cũng gặp nhiều vấn đề, nhƣ công năng không hợp lý, thiếu quy hoạch đồng bộ, không đủ không gian công cộng. Trong trận mƣa kỷ lục cuối năm 2008, Mỹ Đình là một trong những khu vực chịu thiệt hại nặng nề vì nƣớc ngập. Cùng với dự phát triển, đô thị hóa các khu vực Hà Nội mở rộng, nhiều đƣờng phố mới đã đƣợc đặt tên: Năm 2010 là 43 và năm 2012 là 34 đƣờng, phố mới. Khoảng thời gian 2010 - 2012 chứng kiến sự bùng nổ các dự án đầu tƣ xây dựng các khu đô thị, tòa cao ốc, chung cƣ bình dân và cao cấp, trung tâm thƣơng mại với giá bán cao hơn giá thành tƣơng đối nhiều. Với tình hình vừa nêu trên thì chúng ta thấy thủ đô Hà Nội đang rất cần sự đầu tƣ cho quy hoạch để ngày càng khang trang hơn.
Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong công tác quy hoạch xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội, vì vậy nhu cầu về tài chính rất lớn. Viện đã nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, việc đầu tƣ cũng đƣợc tăng lên. Trong năm 2013, Viện đã thực hiện hơn 50 dự án do Nhà nƣớc đặt hàng và NSNN cấp kinh phí. Hàng năm, NSNN cấp cho Viện theo định mức, theo quy mô hiện có và các chƣơng trình mục tiêu, các dự án… Cùng với sự gia tăng Ngân sách nhà nƣớc cấp cho các đơn vị SNCL, nguồn ngân sách Nhà nƣớc bổ sung cho Viện cũng tăng lên hàng năm, thể hiện qua bảng số liệu sau:
41
Bảng 3.2. Tỷ lệ thu từ NSNN so với tổng nguồn thu của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội từ năm 2011 - 2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số thu từ NSNN 29.747.611.452 42.509.898.347 59.660.576.759 Tổng thu các nguồn tài
chính 56.965.332.112 72.092.214.351 83.874.391.240
Tỷ lệ thu từ NSNN trong
tổng thu (%) 52,22% 58,97% 71,13% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội năm 2011 - 2013)
Qua bảng số liệu 3.1, ta thấy nguồn thu từ NSNN đã tăng dần qua các năm, năm 2012 tăng 42,9% so với năm 2011, năm 2013 tăng 40,3% so với năm 2012.
Nguồn thu từ ngân sách Nhà nƣớc luôn là nguồn vốn quan trọng nhất đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của khu vực hành chính sự nghiệp ở Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, tỷ lệ nguồn thu từ NSNN cũng tăng dần qua các năm, năm 2013 chiếm 71,13% trong tổng thu của đơn vị ( theo bảng số liệu 3.2). Điều này cho thấy, Viện Quy hoạch xây dựng đang thực hiện tốt các dự án có nguồn vốn từ NSNN. Các dự án lớn mà Viện thực hiện nhờ nguồn vốn từ NSNN cấp nhƣ: Quy hoạch chi tiết (QHCT) hai bên tuyến đƣờng Nhật Tân - Nội Bài, QHCT đƣờng vành đai 3, QHCT bán đảo Hồ Tây, lập QH phân khu đô thị khu phố cổ, quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc, quy hoạch hệ thống không gian ngầm đô thị trung tâm…
Viện Quy hoạch xây dựng đang xây dựng mô hình Viện thực hiện theo nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 24 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
42
máy, biên chế và tài chính; Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ - CP ngày 24 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL. Tuy nhiên năm 2013, để phục vụ mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin chuyên ngành quy hoạch xây dựng đáp ứng nhu cầu chuyên môn và quản lý quy hoạch trong Viện cũng nhƣ các cơ quan khác, NSNN đã đầu tƣ mức vốn cao phục vụ cho công tác GIS hóa các dữ liệu quy hoạch. Điều này cho thấy, Nhà nƣớc quan tâm tới các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và có sự đầu tƣ đáng kể cho mục tiêu phát triển đất nƣớc. Việc hoạt động của nhiều đơn vị SNCL, trong đó có Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội vẫn phải dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp.
3.2.1.2. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
Trong điều kiện nguồn NSNN đầu tƣ cho quy hoạch còn hạn chế, để tạo điều kiện cho viện phát triển, Nhà nƣớc cho phép đơn vị huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tƣ cho quy hoạch nhằm chia sẻ bớt gánh nặng với NSNN. Việc Nhà nƣớc cho phép thu hoạt động tƣ vấn đƣờng đỏ, trả lời số liệu HTKT, thiết kế quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng, quy hoạch chung đã tạo điều kiện cho Viện tăng nguồn thu ngoài NSNN. Nguồn thu sự nghiệp ngoài NSNN ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững về tài chính của các đơn vị SNCL.
Tuy nhiên trái ngƣợc với sự tăng lên đều đặn của nguồn thu từ ngân sách Nhà nƣớc cấp thì nguồn thu ngoài ngân sách đã giảm qua các năm, cụ thể là năm 2013 giảm 13,47% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của suy thoái nền kinh tế toàn cầu dẫn đến sự biến động lớn về bất động sản, nhu cầu về dịch vụ tƣ vấn quy hoạch, lập chỉ giới đƣờng đỏ theo đó cũng giảm dần. Vì vậy trong những năm tới Viện cần linh hoạt hơn, mạnh dạn hơn trong việc tìm kiếm và phát triển nguồn thu ngoài ngân sách cho đơn vị.
43
Bảng 3.3. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội từ năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: đồng S T T Năm Nguồn thu 2011 2012 2013 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ 19.546.025.348 20.801.893.302 6,11% 17.864.294.821 -13,47%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nộinăm 2011 - 2013)
Nguồn thu từ dịch vụ tƣ vấn quy hoạch là nguồn thu bổ sung ngoài NSNN chủ yếu của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Viện hy vọng trong những năm tiếp theo, nguồn thu từ dịch vụ này sẽ ngày càng tăng lên, tạo cơ sở vững chắc cho nguồn tài chính đơn vị và nâng cao tỷ lệ tự chủ tài chính cho Viện, giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, nguồn thu phí dịch vụ tƣ vấn là nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu sự nghiệp của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Điều này cho thấy để có thể nâng cao tính tự chủ, Viện ngày càng phải dựa vào nguồn thu dịch vụ tƣ vấn là chủ yếu để đảm bảo nhu cầu chi hoạt động thƣờng xuyên. Tuy nhiên định mức thu dịch vụ tƣ vấn trong những năm qua vẫn không đổi và gần đây nhà nƣớc có tăng theo thông tƣ số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị nhƣng vẫn chƣa theo
44
kịp mức tăng lạm phát điều này gây khó khăn cho Viện. Hy vọng trong thời gian tới, đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và xã hội, Viện sẽ nâng cao đƣợc khoản thu từ dịch vụ tƣ vấn quy hoạch từ đó tự đảm bảo đƣợc nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên của Viện, góp phần giảm gánh nặng cho NSNN.
3.2.1.3. Quản lý nguồn thu khác
Ngoài nguồn thu đáng kể từ phí dịch vụ tƣ vấn quy hoạch thì Viện còn các nguồn thu khác. Nguồn thu khác tại Viện cũng tƣơng đối đa dạng bao gồm các khoản sau: Thu từ thanh lý tài sản, thu lãi tiền gửi ngân hàng, thu từ bán hồ sơ mời thầu; nguồn tài trợ từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ của nƣớc ngoài trong các dự án hợp tác quốc tế nhƣ dự án hợp tác với thành phố Toulouse (Pháp) để xây dựng quy hoạch trục đƣờng Tôn Đức Thắng - Nguyễn Trãi, dự án hợp tác IMV về kế hoạch các dự án đào tạo dự kiến kết hợp với vùng Ile de France, dự án Remon của các chuyên gia Đức, dự án Quy hoạch không gian cây xanh - mặt nƣớc. Trong đó, nguồn thu từ lãi tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn thu khác. Tuy nhiên, nguồn thu khác còn rất hạn chế, chỉ chiếm tỷ lệ dao động khoảng 5% - 9% trong tổng nguồn thu ngoài NSNN.
Các nguồn thu sự nghiệp khác này sẽ tạo điều kiện cho đơn vị mở rộng đầu tƣ trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất và cải thiện thu nhập của cán bộ viên chức, ngƣời lao động. Đơn vị xem việc mở rộng tăng cƣờng khai thác nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp là một trong những chiến lƣợc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính tự chủ về tài chính và đảm bảo sự bền vững về nguồn tài chính của Viện.
45
Bảng 3.4. Tỷ trọng nguồn thu khác của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội từ năm 2011 - 2013
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số thu từ nguồn thu ngoài
NSNN 27.217.720.660 29.582.316.004 24.213.814.481
- Thu khác 7.671.695.312 28,18% 8.780.422.702 29,68% 6.349.519.660 26,22%
Tỷ lệ tăng qua các năm (%) - 14,45% - 27,68%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội năm 2011 - 2013)
Từ bảng số liệu có thể thấy nguồn thu khác của Viện trong những năm qua đã đóng góp một phần vào nguồn thu ngoài ngân sách cho đơn vị. Tuy nhiên thực tế cho thấy nguồn thu khác đã giảm mạnh vào năm 2013, giảm đi 27,68% so với năm 2012 nguyên nhân là do thu từ lãi tiền gửi ngân hàng giảm nhanh do lãi suất ngân hàng đã giảm dần, nguồn thu từ các dự án hợp tác quốc tế cũng ít hơn các năm trƣớc.
46