Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội (Trang 37)

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích số liệu và so sánh nhằm thấy đƣợc nguyên nhân để đƣa ra các giải pháp khắc phục hạn chế và hƣớng hoàn thiện mà đề tài đề ra.

29

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Trong luận văn, dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo của Bộ tài chính, số liệu của các cơ quan thống kê về ngân sách quốc gia; các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành; báo cáo tài chính của đơn vị về tình hình quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các đơn vị SNCL khác điển hình các thời điểm và không gian khác nhau...

Thông qua các báo cáo đã công bố của Viện, dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập bên trong đơn vị. Hầu hết các tổ chức đều có các nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy những dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng ngay lập tức. Khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong đơn vị giúp việc thu thập đƣợc dễ dàng và ít tốn kém chi phí.

Luận văn này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập đƣợc từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây cũng nhƣ các báo cáo tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội về tình hình thực hiện thu, chi để từ đó xây dựng cơ sở phân tích, giải thích.

2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu

2.4.2.1. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ nhằm đánh giá tình hình quản lý nguồn lực tài chính đã hợp lý chƣa, tìm hiểu các nguyên nhân trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Tỷ lệ là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ tỷ lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các chỉ số tài chính đƣợc phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Tuy nhiên áp dụng vào phân tích tài chính tại các đơn vị sự nghiệp, các nhóm có sự biến đổi phù hợp với mục đích quản lý, có thể bao gồm:

30 - Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính: - Chỉ số về tình hình tài sản

- Nhóm chỉ số về hoạt động

Mỗi nhóm chỉ số lại bao gồm chỉ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tùy theo góc độ nhìn nhận, phân tích, đối tƣợng phân tích để phục vụ mục tiêu phân tích, quản lý riêng.

Chọn đúng tỷ lệ và tiến hành phân tích, ta sẽ phát hiện đƣợc tình hình tài chính của đơn vị, từ đó đƣa ra các phƣơng án cho quản lý tài chính tại Viện.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Là phƣơng pháp cơ bản nhất và thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Đây là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Trong luận văn các số liệu về kết quả kinh doanh hàng năm đƣợc so sánh với kế hoạch, chỉ tiêu đƣợc giao, thông qua đó để đánh giá quá trình thực hiện, tiến độ thực hiện, quá trình quản lý hoạt động tài chính từ đó xác định các vấn đề tồn tại vƣớng mắc và là cơ sở để đề ra các biện pháp hoàn thiện công tác này. Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh tƣơng đối nói về sự biến động thông qua các chỉ số %, tăng hoặc giảm qua các kỳ để từ đó có đƣợc các nhận định khác nhau cho báo cáo phân tích.

31

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI

3.1. Khái quát đặc điểm hoạt động tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Hà Nội

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội là đơn vị SNCL trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND Thành phố, đồng thời chịu sự kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan.

Quá trình hình thành và phát triển của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội gắn liền với sự phát triển của đất nƣớc. Bề dày lịch sử của Viện là minh chứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc hiện nay.

Đƣợc thành lập từ năm 1962, với bề dày hơn 50 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã và đang đóng một vai trò trọng yếu trong công tác quy hoạch xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội. Với đội ngũ các kiến trúc sƣ, kỹ sƣ đô thị, các nhà khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, Viện đã không ngừng trƣởng thành và lớn mạnh, luôn tìm tòi và sáng tạo khoa học để phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu quy hoạch, tối ƣu hóa quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, thiết kế đô thị; tham mƣu đắc lực cho UBND Thành phố trong lĩnh vực quản lý đô thị đối với Thủ đô Hà Nội - trung tâm đầu não về chính trị - hành chính - kinh tế quốc gia.

Hàng ngàn đồ án quy hoạch lớn, nhỏ đƣợc Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thực hiện và đã đƣợc triển khai ngoài thực tế, góp phần thay đổi diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang hơn.

Trong từng thời kỳ lúc khó khăn, lúc thuận lợi, Cấp ủy Đảng, tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ, viên chức, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nâng

32

cao vai trò tham mƣu và chất lƣợng chuyên môn trong công tác quy hoạch, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội luôn là đơn vị đầu ngành của Thành phố trong công tác quy hoạch. Lịch sử hình thành và phát triển đƣợc thể hiện qua các mốc chính sau:

Năm 1962 : Viện Thiết kế Quy hoạch Hà Nội đƣợc thành lập, trực thuộc Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội.

Năm 1970 : đổi tên là Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, trực thuộc Cục Xây dựng Hà Nội.

Năm 1983 : đổi tên là Viện Thiết kế Quy hoạch xây dựng Hà Nội, trực thuộc Ủy ban Xây dựng cơ bản Hà Nội.

Năm 1989: Viện Thiết kế Quy hoạch xây dựng Hà Nội trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội.

Năm 1992: Viện Thiết kế Quy hoạch xây dựng Hà Nội trực thuộc Văn phòng Kiến trúc sƣ Trƣởng Thành phố Hà Nội.

Năm 1997: đổi tên là Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trực thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội.

Năm 2008 đến nay: Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

3.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, và tổ chức bộ máy

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

 Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có các chức năng sau:

- Nghiên cứu, tƣ vấn với UBND Thành phố về hoạch định chiến lƣợc quy hoạch xây dựng tổng thể, chi tiết về phát triển đô thị và nông thôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, quy hoạch bảo tồn các khu lịch sử, văn hóa, di tích phố cổ, phố cũ mang nét đặc trƣng Hà Nội.

33

- Nghiên cứu, tham mƣu, đề xuất với UBND Thành phố hoặc giúp UBND Thành phố trình các cơ quan Trung ƣơng và Chính phủ những cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ cho quy hoạch xây dựng phát triển cho Thủ đô Hà Nội.

- Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài phục vụ công tác quản lý chuyên ngành quy hoạch và kiến trúc hiện đại và mang đậm nét dân tộc.

- Tham gia và phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tổ chức, phối hợp đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc đô thị và nông thôn.

- Thực hiện các hoạt động dịch vụ, tƣ vấn chuyên ngành quy hoạch - kiến trúc.

 Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có các nhiệm vụ sau: 1. Xây dựng các chiến lƣợc phát triển Thủ đô.

2. Nâng cáo chất lƣợng nguồn nhân lực.

3. Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc. 4. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học, không ngừng đổi mới các phƣơng pháp tiếp cận trong công tác lập quy hoạch.

5. Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc nhằm nâng cao chất lƣợng công tác nghiên cứu quy hoạch và tham mƣu tƣ vấn cho Thành phố trong công tác quản lý phát triển đô thị.

6. Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin chuyên ngành quy hoạch xây dựng đáp ứng nhu cầu chuyên môn và quản lý quy hoạch trong Viện cũng nhƣ các cơ quan khác.

7. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quy hoạch - kiến trúc cho các địa phƣơng phục vụ cho công tác quản lý.

34

3.1.2.2.Tổ chức bộ máy

* Cơ cấu tổ chức của Viện đƣợc mô tả vắn tắt theo sơ đồ sau:

- Đứng đầu Viện là Viện trƣởng, chịu trách nhiệm trƣớc UBND thành phố, chủ tịch UBND thành phố và pháp luật trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện, là đại diện pháp nhân của Viện trƣớc pháp luật.

- Các Phó viện trƣởng ( gồm 3 ngƣời): là những ngƣời giúp Viện trƣởng phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trƣớc Viện trƣởng, UBND thành phố và trƣớc pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công theo quy định của Nhà nƣớc.

- Ban thanh tra: có chức năng thanh tra kiểm tra hoạt động của Viện. - Các hội đồng nhƣ Hội đồng khoa học kỹ thuật đƣợc thành lập với chức năng thẩm định các công trình nghiên cứu khoa học cấp viện.

- Các phòng chức năng bao gồm :

+ Phòng Tổ chức - hành chính: tham mƣu cho Lãnh đạo viện về công tác tổ chức, quản lý hồ sơ công chức, viên chức và hồ sơ lao động hợp đồng; làm thủ tục cho lãnh đạo, cán bộ đi công tác, đào tạo; phối hợp thực hiện quy chế dan

35

chủ ở cơ sở, công tác bảo mật, bảo vệ chính trị nội bộ, công tác nghĩa vụ quân sự; thực hiện các báo cáo định kỳ và công tác thi đua khen thƣởng, kỷ luật và tham gia xây dựng, bổ sung điều chỉnh quy chế tổ chức hoạt động; xây dựng quy chế tuyển dụng, nâng bậc lƣơng, khen thƣởng, kỷ luật, đánh giá ngƣời lao động hàng năm, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sử dụng và quản lý cán bộ.

+ Phòng Kế hoạch - tổng hợp: tham mƣu cho lãnh đạo viện về công tác kế hoạch của viện, xây dựng kế hoạch lập quy hoạch hàng năm để đăng ký với UBND thành phố; chuẩn bị hồ sơ, lập dự toán các dự án quy hoạch xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố giao để viện phê duyệt theo quy định.

+ Phòng Tài chính - kế toán: căn cứ kế hoạch thành phố giao, chủ động là việc với các Sở, Ban , Ngành liên quan để xây dựng kế hoạch tài chính theo quý, năm của Viện, thực hiện cân bằng thu chi.; tham mƣu cho lãnh đaọ viện và chịu trách nhiệm về công tác tài chính, kế toán của viện; đề xuất các phƣơng án sử dụng nguồn tài chính của viện phù hợp với phƣơng thức giao việc, đúng nguyên tắc và pháp luật nhà nƣớc ban hành; thực hiện chế độ và báo cáo định kỳ công tác tài chính, kế toán theo định kỳ giao ban, quý, năm; chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và giám sát thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định của Nhà nƣớc.

+ Phòng Công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu: tham mƣu cho lãnh đạo viện về công tác công nghệ và thông tin; là đầu mối quản lý, lƣu trữ thông tin, tài liệu, các hồ sơ nghiên cứu, thiết kế của viện, chuyển giao thông tin quy hoạch để thực hiện công tác phục vụ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực quy hoạch; quản lý mạng máy tính và thiết bị tin học của viện; thƣờng xuyên cập nhật, chuyển giao công nghệ thông tin mới để áp dụng và hoạt động sản xuất và nghiên cứu.

+ Phòng Hoạch định chiến lƣợc quy hoạch xây dựng phát triển đô thị - nông thôn: tham mƣu đề xuất chính sách, hoạch định chiến lƣợc quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị - nông thôn (dài hạn, ngắn hạn); lập kế hoạch thực hiện và quản lý nghiên cứu các đề tài khoa học của viện.

36

+ Phòng Quy hoạch xây dựng kiến trúc đô thị, quản lý kỹ thuật và đào tạo: quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học của viện, hƣớng dẫn và tham gia triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học; xây dựng tiêu chí kiểm tra chất lƣợng kỹ thuật các nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch xây dựng do các đơn vị trong viện lập, là cơ sở cho các đơn vị thực hiện.

- Khối đơn vị sự nghiệp: bao gồm 5 trung tâm có chức năng quản lý theo dõi chuyên môn theo địa bàn công tác đƣợc viện phân công; lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cƣ nông thôn theo nhiệm vụ kế hoạch do viện giao, xác định chỉ giới đƣờng đỏ và cung cấp hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch; thực hiện các hoạt động tƣ vấn, thiết kế, lập dự án trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cƣ nông thôn, thiết kế đô thị.

3.1.3. Chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội HN chịu sự chi phối của các chính sách pháp luật chung của Nhà nƣớc về quản lý tài chính đối với các đơn vị SNCL nhƣ:

- Luật Ngân sách nhà nƣớc về quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

- Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc số 09/2008/QH12. - Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010.

- Luật quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009.

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 và thông tƣ số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn nghị

37

định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thông tƣ số 07/2011/TT-BXD ngày 28/06/2011 của Bộ Xây dựng về việc hƣớng dẫn xác định chi phí lập, công bố quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

- Thông tƣ số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

- Thông tƣ số 99/2012/TT-BTC ngày 19/06/2012 về hƣớng dẫn xây dựng dự toán ngân sách 2013.

3.2. Tình hình quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội áp dụng chính sách thu - chi tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)