Xây dựng cơ chế phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, giữa các Bộ, ngành có liên quan nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất,

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 74)

giữa các Bộ, ngành có liên quan nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ từ khâu xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch, thực hiện đầu tư đến quản lý khai thác hệ thống GTVT.

Lý do điều chỉnh, bổ sung

Trong Chiến lược 35 không có phần này. Bổ sung để có Chương trình tổ chức thực hiện chiến lược.

(4). Đánh giá môi trường chiến lược

Giới thiệu về dự án

Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 lần này chủ yếu tập trung rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược 35, những vấn đề vẫn còn phù hợp, những vấn đề bất cập cần điều chỉnh, bổ sung. Những nội dung chủ yếu được đề nghị điều chỉnh, bổ sung bao gồm một số quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và một số giải pháp chính sách.

Đánh giá tác động đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện chiến lược

Trong phần Mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chủ yếu điều chỉnh một số chỉ tiêu phát triển, giãn tiến độ xây dựng một số dự án do chưa bố trí được nguồn lực đầu tư, tập trung nguồn vốn vào một số dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, công trình có tính đột phá.

Trong quá trình điều chỉnh chiến lược, không đề xuất các dự án mới vì vậy, tác động đến môi trường khi thực hiện chiến lược là không lớn, chủ yếu là theo hướng giảm nhẹ tác động đến môi trường do giãn tiến độ đầu tư xây dựng các công trình giao thông so với Chiến lược 35.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, dự kiến ưu tiên đầu tư các dự án sau:

a)Về đường bộ

- Dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A 4 làn xe (từ Hà Nội đến Cần Thơ) - Nối thông và nâng cấp đường Hồ Chí Minh

Báo cáo tổng hợp

- Xây dựng một số đoạn tuyến cao tốc thuộc cao tốc Bắc – Nam

- Xây dựng một số đoạn tuyến cao tốc khác như: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Hạ Long, Biên Hòa – Vũng Tàu (GĐ1 Biên Hòa – Phú Mỹ), Bến Lức – Long Thành

b) Về đường sắt

- Hoàn thành xây dựng tuyến Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân - Nâng cấp tuyến Bắc – Nam hiện tại

- Xây dựng tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu

c)Về đường thủy nội địa

- Cải tạo 2 tuyến đường thủy phía Nam (WB5) - Kênh Chợ Gạo

- Cải tạo đoạn tuyến Việt Trì – Hải Phòng và Cửa Đuống Lạch Giang – WB6

d) Về đường biển

- Cảng Lạch Huyện, tàu 100.000 DWT

- Cảng Cái Mép – Thị Vải, tàu 100.000 DWT - Luồng Sông Hậu 40km, tàu 10.000 DWT

e)Về hàng không

- Cảng HKQT Nội Bài (Nhà ga T2 10 triệu HK/n) - Nâng cấp cảng HKQT Cát Bi 4 triệu HK/n

- Cảng HKQT Tân Sơn Nhất (nâng cấp nhà ga quốc nội, đường CHC) Khai thác B747-400;23,5triệu HK/n

- Cảng HKQT Long Thành (giai đoạn 1: 25 triệu HK/n)

Việc triển khai xây dựng các công trình giao thông nêu trên sẽ có tác động nhất định đến các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên, khu quân sự, các công trình kiến trúc, văn hóa, di tích lịch sử, trường học, v.v. Làm ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình do mất đất canh tác, đất ở, đời sống của một bộ phận người dân sẽ gặp khó khăn do không còn đất để canh tác,...

Việc xây dựng các công trình giao thông cũng ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường tự nhiên, có thể làm cản trở hoặc thay đổi dòng chảy, thay đổi chế độ thủy văn, có thể gây ô nhiễm nguồn nước, thay đổi cấu trúc nền đáy do xây dựng trụ cầu, v.v.

Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Báo cáo tổng hợp

Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 chủ yếu đưa ra các quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và một số giải pháp chính sách. Các phương án, hướng tuyến, vị trí triển khai xây dựng các công trình giao thông cụ thể được thể hiện trong các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư. Vì vậy, cần thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch chuyên ngành GTVT; cần tích hợp, lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngay từ khi lập quy hoạch các chuyên ngành.

Trong quá trình triển khai lập quy hoạch các chuyên ngành, quy hoạch chi tiết các tuyến đường, công trình giao thông cần hết sức thận trọng khi lựa chọn tuyến cụ thể nhằm hạn chế ở mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và KT-XH ở vùng tuyến đường đi qua ( như khu di tích lịch sử, khu vực đông dân cư, khu vực đô thị, trường học, cơ quan,... và hạn chế tối đa việc lấy đất trồng lúa để xây dựng các công trình giao thông)

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông cần nghiêm túc thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

Cần giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các dự án xây dựng và khai thác các công trình giao thông; ưu tiên áp dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định bảo vệ môi trường trong xây dựng, khai thác các công trình giao thông và khai thác vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết hợp với sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong hoạt động giao thông nhất là giao thông đô thị để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trồng cây xanh, xây tường chắn ở những nơi có tuyến đường đi qua các khu đô thị và các thị trấn nhằm ngăn cách đường xe chạy với khu dân cư sinh sống, giảm tiếng ồn, ngăn bụi, cảnh quan,...

Báo cáo tổng hợp

Các dự án ưu tiên đầu tư chính giai đoạn đến 2020 xem bảng sau:

Bảng 2.15. Danh mục một số dự án ưu tiên đầu tư chính

TT Tên dự án Quy mô Thời gian

thực hiện I Đường bộ

1 Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A 4 làn xe2 Nối thông và nâng cấp đường Hồ Chí Minh 1342 km 2 Nối thông và nâng cấp đường Hồ Chí Minh 1342 km 3 Các đoạn tuyến thuộc cao tốc Bắc – Nam

- Ninh Bình – Thanh Hóa 121 km, 4 làn xe 2014-2018

- Đà Nẵng – Quảng Ngãi 125 km, 4 làn xe 2012-2016

- La Sơn (Huế) – Đà Nẵng 79 km, 4 làn xe 2013-2017

- Dầu Giây – Phan Thiết 100 km, 4 làn xe 2013-2017

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w