Về nội dung

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 31)

III. Các giải pháp chính sách chủ yếu 3 Các giải pháp chính sách chủ yếu

1.3.2.Về nội dung

(1). Quan điểm phát triển

Theo Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg có 10 quan điểm phát triển GTVT. Trong nội dung của điều chỉnh Chiến lược sẽ sửa đổi, bổ sung nội dung quan điểm 1, 3, 4 và quan điểm 9 nhằm nhấn mạnh vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư tập trung, có trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải, coi trọng cả nguồn lực trong nước và ngoài nước để phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Nghị quyết 13/NQ-TW.

Báo cáo tổng hợp

a) Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Trục dọc Bắc – Nam

Về đường bộ, điều chỉnh lại theo hướng: Hoàn thành việc mở rộng toàn bộ quốc lộ 1 lên 4 làn xe; chỉ đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam; nối thông và nâng cấp đường Hồ Chí Minh, ưu tiên đoạn qua Tây Nguyên; lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê biển;

Về đường sắt, tập trung hoàn thành nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc – Nam hiện có (đường sắt Thống Nhất); đẩy lùi tiến độ và điều chỉnh lại quy mô theo hướng nghiên cứu các phương án khả thi xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam;

Về đường biển, nghiên cứu từng bước phát triển tuyến vận tải ven biển để giảm tải cho đường bộ.

Về hàng không, bổ sung phát triển mạng đường bay và quản lý hoạt động bay.

Khu vực phía Bắc

Về đường sắt, đẩy lùi tiến độ và điều chỉnh quy mô xây dựng mới đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; giãn tiến độ xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, các tuyến nối đến cảng biển, các khu kinh tế lớn;

Về cảng biển, xác định lại năng lực khai thác cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện cho phù hợp năng lực thực tế;

Về hàng không, bổ sung thêm nội dung “khôi phục hoạt động cảng hàng không Gia Lâm, Thọ Xuân và giãn tiến độ xây dựng cảng hàng không Lào Cai, nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh.

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Về đường sắt, lùi tiến độ và điều chỉnh lại quy mô xây dựng đường sắt tốc độ cao thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; giãn tiến độ xây dựng đường sắt Vũng Áng – Cha Lo (Mụ Giạ), đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin – nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển;

Về cảng biển, điều chỉnh lại vai trò của cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong cả về chủ trương cũng như phương thức đầu tư.

Báo cáo tổng hợp

Khu vực phía Nam

Về đường sắt, lùi tiến độ và điều chỉnh quy mô xây dựng mới đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang (thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam); giãn tiến độ xây dựng mới đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh để nối với đường sắt xuyên Á;

Về cảng biển, xác định năng lực khai thác cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải cho phù hợp năng lực thực tế; và đổi tên 4 cụm cảng thành 3 cụm cảng cho phù hợp;

Về hàng không, xác định lại vai trò của cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong điều kiện đang tìm kiếm phương thức đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.

Giao thông đô thị

Điều chỉnh tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng năm 2020 cho phù hợp với thực tế.

Bổ sung thêm nội dung: “Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường chính ra vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”.

Giao thông nông thôn

Cập nhật các chỉ tiêu phát triển giao thông nông thôn phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới.

b) Về vận tải

Bổ sung một số nội dung về phát triển hợp lý các phương thức vận tải trên các hành lang vận tải, chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải đến năm 2020 và định hướng phát triển phương tiện vận tải.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 31)