Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 65)

Cái Mép-Thị Vải để tiếp nhận tàu có trọng tải trên 100.000 DWT (8.000TEU). Tiếp tục đầu tư phát triển các cảng, bến còn lại thuộc 3 cụm cảng: Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung

Chiến lược 35 không nêu rõ quy mô của cảng, nay bổ sung cho phù hợp với quy hoạch cảng biển nhóm 5.

Ngoài ra, trong Chiến lược 35, khu vực Đông Nam Bộ gồm 4 cụm cảng (Cụm cảng Cái Mép, Bến Đình Sao Mai – Vũng Tàu, cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng Đồng Nai và cụm cảng Bà Rịa – Vũng Tầu), nay cần điều chỉnh thành 3 cụm cảng cho phù hợp với Quy hoạch cảng biển nhóm 5.

Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh, bổ sung

- Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại cảng hàng không quốc tế

Tân Sơn Nhất. Tiếp tục nâng cấp các cảng hàng không Cà Mau, Rạch Giá, Côn Đảo; đảm bảo khai thác hiệu quả cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc.

Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Vũng Tầu. Khuyến khích hợp tác công tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không

quốc tế Long Thành.

*. Lý do điều chỉnh, bổ sung

Cũng theo Chiến lược 35: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được xác định có vai trò hỗ trợ trong khai thác đối với cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cảng HKQT Long Thành đến năm 2020 để trở thành cảng trung chuyển hành khách, hàng hóa có sức cạnh tranh trong khu vực là khó khả thi do nguồn lực hạn chế. Vì vậy, cần nghiên cứu xác định lại vai trò của cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong khu vực khi mà cảng HKQT Long Thành chưa được xây dựng, đồng thời tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển HKQT Long Thành.

Về phát triển giao thông vận tải đô thị

Điều chỉnh, bổ sung

- Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 - 26%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tầu điện ngầm để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25÷30%. Kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô con cá nhân, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

*. Lý do điều chỉnh giảm Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng năm 2020 đạt 25÷30%

Tiến độ triển khai xây dựng các công trình rất chậm, đặc biệt là xây dựng đường sắt đô thị, đường sắt nội - ngoại ô. Hiện tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới khởi công xây dựng 2-3 tuyến, hiện tượng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn xảy ra thường xuyên. Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng trong những năm qua chỉ đạt 10-12% (mục tiêu chiến lược là 35-45% vào năm 2020).

Trên cơ sở các phương án tổ chức vận tải, kết quả dự báo nhu cầu vận tải, tiến độ xây dựng các dự án đường sắt trên cao, tàu điện ngầm đang triển khai ở

Báo cáo tổng hợp

hai thành phố thì đến năm 2020 khả năng tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đạt 35-45% là rất khó, do vẫn chủ yếu và vận tải xe buýt, các tuyến đường sắt trên cao, tàu điện ngầm mới được hình thành tuyến riêng lẻ, chưa tạo thành mạng lưới đồng bộ. Vì vậy, điều chỉnh lại tỷ lệ đảm nhận hành khách công cộng đến năm 2020 cần giảm tỷ lệ đảm nhận từ 35-45% xuống 25-30% cho phù hợp.

Điều chỉnh, bổ sung

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w