chính ra vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô tại Thủ
đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
*. Lý do điều chỉnh, bổ sung
Trong Chiến lược 35 chưa đề cập đến các dự án đường bộ đô thị, đường sắt ngoại ô tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Về phát triển giao thông nông thôn
Điều chỉnh, bổ sung
- Duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc
bê tông xi măng đạt 100% đối với đường huyện, 70% đối với đường xã và 50% đối với đường thôn, xóm.
- Hoàn thành mở đường mới đến trung tâm các xã, cụm xã chưa có đường, các nông, lâm trường, các điểm công nghiệp. Từng bước xây dựng hệ thống hầm chui, cầu vượt tại các giao cắt giữa đường cao tốc, quốc lộ và đường địa phương, đảm bảo an toàn giao thông. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, coi trọng
phát triển giao thông đường thủy.
- Nghiên cứu sử dụng vật liệu tại chỗ, lựa chọn kết cấu mặt đường phù hợp với điều kiện và khí hậu của từng vùng, chú trọng sử dụng xi măng trong
xây dựng nâng cấp đường nông thôn.
- Sử dụng hợp lý phương tiện vận tải truyền thống, phát triển phương tiện cơ giới nhỏ phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn và phù hợp với mức sống của đa số người dân.
Báo cáo tổng hợp
Cập nhật các chỉ tiêu phát triển giao thông nông thôn phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới.
Trong chiến lược được phê duyêt chưa làm rõ được mục tiêu đến năm 2015 cần đạt 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã (trừ các xã đặc biệt khó khăn). Mới đưa ra được tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa đạt 60-80%.
Trong chiến lược lần này đã tách được tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa, bê tông hóa đối với đường huyện, đường xã, tỷ lệ mặt đường được cứng hóa đối với đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng (trên cơ sở cập nhật QĐ số 1509/QĐ-BGTVT ngày 8/7/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030) và phù hợp với các tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới.
c) Về công nghiệp giao thông vận tải
Điều chỉnh, bổ sung
- Công nghiệp tàu thủy: tập trung vào các sản phẩm có thị trường tiêu
thụ, có lợi thế cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất
khẩu. Đóng mới tàu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 100.000 DWT trở
xuống; sửa chữa tầu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 150.000 DWT trở xuống.
*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về công nghiệp tàu thủy
Điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường về cỡ tàu đóng mới, sửa chữa, với khả năng thực tế của ngành.
Theo quy hoạch vận tải biển Việt Nam, đội tàu biển Việt Nam chủ yếu là các loại tàu có trọng tải dưới 100.000 DWT. Đến năm 2020 các cảng biển Việt Nam cũng chỉ tiếp nhận các tàu có trọng tải tối đa từ 100.000 DWT-150.000 DWT.
Do suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về huy động vốn và đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp lớn trong ngành đang cần được tái cơ cấu đầu tư để nâng cao hiệu quả.
2).2. Tầm nhìn đến năm 2030
Theo Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg có 5 nội dung trong phần ”Tầm nhìn đến năm 2030”, nội dung số 3 và số 5 cơ bản vẫn còn phù hợp. Điều chỉnh Chiến lược lần này chỉ sửa đổi, bổ sung nội dung số 1, 2 và 4, cụ thể như sau:
Báo cáo tổng hợp
Đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện mạng lưới GTVT trong cả nước, đảm bảo sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, đảm bảo: nhanh chóng, an toàn, tiện lợi.
*. Lý do điều chỉnh, bổ sung
Nhấn mạnh các chỉ tiêu chất lượng là: chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao và đảm bảo sự kết nối các phương thức vận tải tiện lợi.
Điều chỉnh, bổ sung nội dung số 2
Cơ bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc; triển khai xây dựng
một số đoạn trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Hệ thống đường bộ,
đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và đường sắt xuyên Á.
*. Lý do điều chỉnh, bổ sung
Khả năng chỉ có thể triển khai xây dựng được một số đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (ví dụ Hà Nội – Vinh hoặc thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang), ....
Điều chỉnh, bổ sung nội dung số 4
Cơ bản hoàn thiện mạng lưới cảng hàng không trong cả nước với quy mô hiện đại; cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực. Hệ thống quản
lý hoạt động bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của các trang thiết bị liên lạc, dẫn đường và giám sát theo yêu cầu nhiệm vụ trong toàn bộ vùng FIR của Việt Nam theo đúng kế hoạch không vận của ICAO.
*. Lý do điều chỉnh, bổ sung
Sửa đổi bổ sung nhằm khẳng định vị trí, vai trò của cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Long Thành.
Bổ sung thêm phần về Hệ thống quản lý hoạt động bay ....đối với đường hàng không cho đầy đủ, toàn diện.
Điều chỉnh, bổ sung thêm 1 nội dung
Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thuỷ nội địa chủ yếu. Các cảng, bến thủy nội địa được cơ giới hóa bốc xếp và hoạt động có hiệu quả. Phát triển mạnh các tuyến đường thủy nội địa ra các đảo.
Báo cáo tổng hợp *. Lý do điều chỉnh, bổ sung
Trong Chiến lược 35 không đưa phần phát triển đường thủy nội địa, nay bổ sung cho đầy đủ.
(3). Các giải pháp, chính sách phát triển
Cơ bản vẫn giữ nguyên các giải pháp, chính sách chủ yếu của Chiến lược 35, đề nghị bổ sung, điều chỉnh, sắp xếp lại thứ tự một số giải pháp, chính sách như sau:
3.1. Giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển KCHT giao thôngĐiều chỉnh, bổ sung Điều chỉnh, bổ sung
- Tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ hàng năm đạt 3,5 ÷ 4,5% GDP, trong đó ưu tiên cho những công trình trọng điểm. Phát hành trái phiếu công trình để đầu tư xây
dựng một số công trình cấp bách, giải quyết tình trạng qúa tải.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính
sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông dưới nhiều
hình thức như BOT, BT, BTO, PPP. Sửa đổi bổ sung các quy định về chính sách
hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền để tăng tính thương mại của các dự án giao thông và trách nhiệm đóng góp của người sử dụng, đảm bảo lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư.