quốc tế Nội Bài, Cát Bi, trong đó cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành
cảng cửa ngõ quốc tế của Miền Bắc. Đảm bảo an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả cảng hàng không Điện biên; khôi phục hoạt động cảng hàng không Gia Lâm, Nà Sản, Thọ Xuân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên
cứu xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh, cảng hàng không Lào Cai.
*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về hàng không:
Các cảng hàng không được đầu tư xây dựng theo Quyết định số 21/QĐ- TTg ngày 08/01/2009 Phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, và các quy hoạch cho từng cảng hàng không.
Quy hoạch khu vực phía Bắc gồm 9 CHK: 2 CHKQT (Nội Bài, Cát Bi), 7 CHKNĐ (Điện Biên, Nà Sản, Lào Cai, Gia Lâm, Quảng Ninh, Vinh, Đồng Hới).
Quy hoạch khu vực miền Trung gồm 7 CHK: 4 CHKQT (Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài, Cam Ranh), 3 CHKNĐ (Phú Cát, Tuy Hòa, Pleiku).
Báo cáo tổng hợp
Quy hoạch khu vực phía Nam gồm 10 CHK: 4 CHKQT (Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc), 6 CHKNĐ (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tàu).
Quy hoạch các cảng hàng không phân theo khu vực như trên là rất hợp lý. Tuy nhiên, do số lượng các cảng hàng không khá nhiều, để tránh đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn; từ nay đến năm 2020 đối với khu vực phía Bắc cần tập trung ưu tiên đầu tư các CHKQT Nội Bài và Cái Bi.
Về hàng không, trong điều kiện nguồn lực hạn chế, việc xây dựng mới cảng hàng không Lào Cai, Quảng Ninh là rất khó khăn, cần giãn tiến độ. Hai cảng hàng không Thọ Xuân và Gia Lâm cũng cần được khôi phục hoạt động.
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Điều chỉnh, bổ sung
- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong
khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến
đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Tiến hành nâng cấp, xây dựng các đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây và các đường ngang nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây Nguyên, nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia; đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. Xây dựng đường hành lang biên giới và hệ thống đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt.
*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về ” Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe” đã được giải
trình ở trên.
Điều chỉnh, bổ sung
- Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt như đường sắt Vũng Áng- Cha Lo (Mụ Giạ), đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin-nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển.
Lý do điều chỉnh, bổ sung:
*. Lý do điều chỉnh, bổ sung việc ” Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa
nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt
Báo cáo tổng hợp *. Lý do điều chỉnh, bổ sung về ” Nghiên cứu xây dựng mới một số đoạn
tuyến đường sắt như đường sắt Vũng Áng- Cha Lo (Mụ Giạ), đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin-nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển”.
Theo Chiến lược 35: Xây dựng đoạn đường sắt cao tốc thuộc tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đường sắt Vũng Áng – Cha Lo (Mụ Giạ) và đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên. Xây dựng tuyến đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin – nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển.
Tuy nhiên, việc xây dựng đoạn đường sắt cao tốc thuộc tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam cũng chưa thể triển khai như đã nêu trên trục dọc Bắc – Nam. Việc xây dựng đường sắt Vũng Áng – Cha Lo (Mụ Giạ) và đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, tuyến đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin – nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển cũng khó có khả năng thực hiện do thiếu vốn. Vì vậy, cần giãn tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt này do chưa đủ nguồn lực để đầu tư.
Điều chỉnh, bổ sung
- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn nhằm đáp ứng nhu cầu theo từng thời kỳ. Xây dựng các cảng chuyên dụng phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, xuất khẩu alumin. Lựa chọn và xây dựng bến cảng hành khách quốc tế tại khu vực Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về việc ”Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong”.
Theo Chiến lược 35 cần hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác 2 bến khởi động cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong tạo tiền đề xây dựng cảng trung chuyển quốc tế có tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Cảng Vân Phong được kỳ vọng là cảng trung chuyển quốc tế tầm cỡ khu vực và quốc tế (giai đoạn đầu xây dựng 2 bến khởi động cho tàu 6.000- 8.000TEU). Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng các cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải có khả năng tiếp nhận tàu tới 100.000DWT, bước đầu đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu có kết hợp trung chuyển quốc tế, đồng thời khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu tập trung tại khu vực phía Bắc và phía Nam. Vì vậy cần phải xem xét lại vai trò của cảng này về chủ trương cũng như phương thức đầu tư cho phù hợp. Trong điều
Báo cáo tổng hợp
kiện nguồn vốn NSNN có hạn, cần “Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong”.
Điều chỉnh, bổ sung
- Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại và khai thác có hiệu quả
các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh. Tiếp tục nâng cấp cảng hàng
không Chu Lai thành cảng hàng không trung chuyển hàng hoá quốc tế của khu vực. Nâng cấp các cảng hàng không Vinh, Phú Bài, Phù Cát, Tuy Hoà, Pleiku, Buôn Ma Thuột đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ. Nghiên cứu phát triển cảng hàng không Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế.
*. Lý do điều chỉnh, bổ sung về việc ” Tập trung đầu tư nâng cấp đồng
bộ, hiện đại và khai thác có hiệu quả các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng,
Cam Ranh”.
Theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 Phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 khu vực miền Trung gồm 7 CHK: 4 CHKQT (Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài, Cam Ranh), 3 CHKNĐ (Phú Cát, Tuy Hòa, Pleiku).
Quy hoạch các cảng hàng không như trên là hợp lý. Tuy nhiên, do số lượng các cảng hàng không khá nhiều, để tránh đầu tư dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn; từ nay đến năm 2020 đối với khu vực miền Trung cần tập trung ưu tiên đầu tư các CHKQT Đà Nẵng, Cam Ranh.
Các cảng hàng không quốc tế đã được nâng cấp, cần tiếp tục đầu tư để đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại và tăng cường khai thác có hiệu quả.
Khu vực phía Nam
Điều chỉnh, bổ sung