Về các giải pháp chính sách phát triển

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 29)

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nhiều chủ trương chính sách mới được đưa ra, như tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, các chính sách về thuế, phí, lệ phí, về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng...mà trong Chiến lược 35 chưa có, cũng cần phải điều chỉnh, bổ sung.

Với những tồn tại, bất cập nêu trên, nếu tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo định hướng trong Chiến lược 35 thì khả năng huy động nguồn lực không thể đáp ứng yêu cầu, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trong giai đoạn qua do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thắt chặt tài chính, kiềm chế lạm phát của Chính phủ, vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông gặp nhiều khó khăn nhất là trong năm 2011, 2012; nhiều dự án bị điều chỉnh kế hoạch, giãn tiến độ hoặc tạm dừng; ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, có tính cấp bách, vốn đối ứng cho các dự án ODA.

Vốn đầu tư cho ngành giao thông 3 năm (2009-2011) khoảng 181.324 tỷ đồng, bình quân 60.441 tỷ đồng/năm, trong đó vốn TW chiếm 61% vốn địa phương chiếm 39% (các dự án vốn TW thì NSNN chiếm 35,6%; TPCP 40,0% và ngoài NS 24,3%).

Tỷ lệ đầu tư cho ngành GTVT so với GDP trong giai đoạn 2009 đến 2011 đạt bình quân cả nước là 3,1% (cao hơn giai đoạn 2000 đến 2006 đạt bình quân cả nước là 2,8%).

Bảng 1.8. Tổng hợp vốn thực hiện đầu tư phát triển ngành GTVT giai đoạn 2009-2011 Đơn vi: tỷ đồng TT Năm Vốn TW Vốn ĐP Tổng Vốn (TW+ĐP) GDP Tỉ lệ đầu tư so với GDP (%) 1 2009 36.102 28.653 64.755 1.658.400 3,9% 2 2010 39.372 22.595 61.967 1.980.900 3,1% 3 2011 35.102 19.500 54.602 2.535.000 2,2%

Báo cáo tổng hợp

Cộng 110.576 70.748 181.324

Bình quân 36.859 23.583 60.441 3,1%

Nguồn: Vụ KHĐT Bộ GTVT và tổng hợp của tư vấn

Vốn đầu tư cho KCHTGT các dự án do Trung ương quản lý 3 năm (2009- 2011) là 110.576 tỷ đồng, bình quân 36.859 tỷ đồng/năm; trong đó đường bộ chiếm 91,9% tổng vốn đầu tư toàn ngành GTVT, đường sắt chiếm 3,4%, đường thủy nội địa chỉ chiếm 0,5%, đường biển chiếm 2,1% và hàng không chiếm 2,0%.

Biểu 1.9. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông Bộ GTVT quản lý giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Cộng

ngành Đường bộ Đường sắt Đường thủy nội địa Đường biển khôngHàng

2009 36.102 33.184 1.244 187 765 722

2010 39.372 36.189 1.357 204 834 787

2011 35.102 32.265 1.210 182 744 702

Cộng 110.576 101.638 3.810 573 2.343 2.211

Tỷ lệ 100% 91,9% 3,4% 0,5% 2,1% 2,0%

Nguồn: Vụ KHĐT Bộ GTVT và tổng hợp của tư vấn

Trong những năm qua, công tác đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ, thiếu trọng tâm trọng điểm, đầu tư mất cân đối giữa các ngành đã góp phần làm cho vận tải phát triển chưa hợp lý, mất cân đối. Chuyên ngành đường bộ đã được tập trung ưu tiên đầu tư quá nhiều, đường thủy nội địa được đầu tư rất ít.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w