Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 45)

- Kết quả dự báo nhu cầu vận tả

2.2. Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

nhìn đến năm 2030

(1). Quan điểm phát triển

Theo Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg có 10 quan điểm phát triển GTVT, các quan điểm này cơ bản vẫn còn phù hợp với các quan điểm đưa ra trong các Văn kiện Đại hội Đảng, Nghị Quyết của Quốc hội và Chính phủ và các Đề án lớn của Bộ GTVT. Trong nội dung của điều chỉnh Chiến lược lần này có sửa đổi, bổ sung nội dung quan điểm 1, 3, 4 và quan điểm 9, cụ thể như sau:

Quan điểm thứ nhất: Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH, một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển KT- XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Lý do điều chỉnh, bổ sung:

Trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có nêu: “Phát triển

nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại là một đột phát chiến lược...” . Việc bổ sung nhằm nhấn mạnh vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông.

Quan điểm thứ 3: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ,

có trọng tâm trọng điểm, vừa có bước đi phù hợp vừa có bước đột phá hướng

thẳng vào hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc, đồng thời coi trọng công tác bảo trì đưa công nghệ tiên tiến, nâng

cao năng suất lao động đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ

tầng giao thông hiện có.

Lý do điều chỉnh, bổ sung: Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, cân nhắc lựa chọn các dự án thật sự cấp thiết để ưu tiên đầu tư trước, tránh đầu tư dàn trải nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển KCHT giao thông.

Quan điểm thứ 4: Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, chất lượng ngày

càng được nâng cao với chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và

tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistics.

Báo cáo tổng hợp Quan điểm thứ 9: Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước, để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Người sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Lý do điều chỉnh, bổ sung: coi trọng cả nguồn lực trong nước và ngoài nước.

(2). Mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2).1. Mục tiêu phát triển đến năm 2020

Đến năm 2020, hệ thống GTVT nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. VÒ tổng thể, cơ bản hình thành được một hệ thống GTVT theo hướng đồng bộ, hợp lý giữa các phương thức vận tải, từng bước đi vào hiện đại nhằm góp phần đưa

nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

a) Về vận tải

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w