Hàm ý chính sách cho doanh nghiệp/tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc của nhân viên du học sinh Việt Nam (Trang 69)

Yếu tố Thỏa mãn nhu cầu thành viên trong cộng đồng có tác động mạnh nhất đến kết quả công việc, như vậy đây là thành phần mà doanh nghiệp/tổ chức cần lưu ý trước tiên để nâng cao kết quả công việc cho nhân viên của mình. Doanh nghiệp/tổ chức nên tạo một môi trường làm việc thân thiện và cởi mở, không có sự xung đột quá mức giữa các nhân viên với nhau để nhân viên cảm thấy mình như thành viên của một gia đình, luôn được quan tâm, được động viên chia sẻ và cùng nhau cống hiến, phát huy những giá trị bản thân góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp/tổ chức.

Mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên cũng là một trong những yếu tố kích thích nhân viên làm việc tốt và tạo ra môi trường làm việc lành mạnh. Nếu nhận được sự quan tâm gần gũi đúng mức về mặt công việc, nhân viên sẽ nhìn nhận cấp trên như một người cố vấn hay một người huấn luyện hơn là một người giám sát, qua đó giúp đỡ họ phát triển sự nghiệp cá nhân và quản lý trách nhiệm công việc của họ, từ đó làm tăng kết quả công việc của nhân viên.

Khi nhân viên nhận được sự tôn trọng của mọi người trong doanh nghiệp dành cho bản thân nhân viên, và sự tôn trọng của xã hội dành cho công việc mà nhân viên đang thực hiện, thì kết quả công việc của họ cũng tăng lên. Niềm tự hào về nghề nghiệp, cảm thấy hài lòng và yêu thích công việc mình đang làm sẽ kích thích nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Doanh nghiệp/tổ chức cần có những chương trình, những ngày lễ kỉ niệm nghề nghiệp (Ngày nhà giáo, Ngày thầy thuốc, Ngày hội văn hóa dầu khí…), những cuộc thi hiểu biết về ngành nghề, để nhân viên tự hào hơn về công việc của mình và có cơ hội giao lưu mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp/tổ chức khác trong ngành.

Doanh nghiệp/tổ chức cần sử dụng tốt năng lực cá nhân của nhân viên, tạo điều kiện cho họ thể hiện tiềm năng của mình trong tổ chức thông qua các hình thức giao việc và đánh giá công việc hợp lý. Ghi nhận và có giải thưởng cho những công việc họ đã hoàn thành tốt. Tạo điều kiện cho nhân viên được học tập các kiến thức đúng chuyên môn hỗ trợ cho công việc, cũng như các kiến thức chuyên biệt để nhân viên có cơ hội phát triển nghề nghiệp, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Khuyến khích nhân viên sáng tạo trong công việc, xây dựng các chương trình ghi nhận các cải tiến trong công việc (như chương trình Kaizen) sẽ giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp/ tổ chức cần hỗ trợ nhân viên trong việc bố trí công việc hợp lý, có thời gian quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên, có thời gian để nghỉ ngơi giải trí tham, gia các hoạt động cộng đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc của nhân viên du học sinh Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)