Mục tiêu của mô hình MDA trong đo lường rủi ro tài chính là phân biệt giữa công ty có rủi ro tài chính và công ty không có rủi ro tài chính một cách khách quan và chính xác nhất, thông qua hàm biệt thức trong đó các biến số là các chỉ số tài chính. Mục tiêu chính là tìm ra một tổ hợp tuyến tính của các biến nhằm phân biệt tốt nhất giữa các nhóm, các công ty trong mỗi nhóm gần nhau nhất và các nhóm được phân biệt tốt nhất.
1.2.3. Ưu nhược điểm của mô hình phân tích đa biệt thức
Mô hình MDA có ưu điểm là xem xét cân nhắc toàn bộ tập hợp các đặc điểm chung của các công ty tương ứng, cũng như sự tương tác lẫn nhau của các đặc điểm này. Trong khi đó, một nghiên cứu đơn biến chỉ có thể cân nhắc các công cụ đo lường được sử dụng cho nhóm chỉ định trước tại một thời điểm.
Ưu điểm khác của mô hình MDA là giảm phạm vi của các nhà phân tích, đó là từ một số các biến độc lập khác nhau đến chỉ còn G-1 đại lượng, ở đó G bằng với số nhóm gốc.
Nghiên cứu này phân ra hai nhóm, bao gồm nhóm các công ty có rủi ro tài chính và nhóm các công ty không có rủi ro tài chính. Vì vậy, kết quả phân tích chuyển đổi hoàn
toàn thành một hàm biệt thức đơn giản nhất có dạng tuyến tính và hệ số riêng được diễn tả bằng các thuật ngữ kinh tế.
Ưu điểm cơ bản của MDA trong việc giải quyết vấn đề phân loại công ty là khả năng phân tích toàn bộ biến của một đối tượng một cách đồng thời hơn là kiểm tra tuần tự các đặc điểm cá biệt của đối tượng đó.
Một ưu điểm của mô hình MDA là mô hình định lượng nên khắc phục được những nhược điểm của mô hình định tính, thể hiện sự khách quan, nhất quán, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người đánh giá (cán bộ tín dụng, nhân viên xếp hạng tín dụng).
Nhược điểm của mô hình MDA là không sử dụng được dữ liệu định tính là các biến giả, không tính được trực tiếp xác suất xảy ra rủi ro tài chính của một công ty và điều kiện ràng buộc các biến đầu vào phải là phân phối chuẩn, nếu giả thiết về tính phân phối chuẩn không được thỏa mãn thì kết quả của mô hình là không tối ưu và ít có ý nghĩa trong sử dụng cũng như đạt được sự công nhận. Một nhược điểm chung của các mô hình thống kê thì MDA chính là phụ thuộc nhiều vào độ chính xác của nguồn thu thập thông tin. Bên cạnh đó hệ số xác định ở mức nhỏ thì mô hình có tính dự báo kém thể hiện qua giá trị của phần dư.
1.2.4. Nội dung của mô hình phân biệt đa thức (MDA) : 1.2.4.1. Các giả thuyết của mô hình MDA:
Giả thuyết 1: Kích thước mẫu của mỗi nhóm phải lớn hơn số biến độc lập và phải đủ lớn. Số biến độc lập lớn nhất là (n-2) trong đó n là kích thước mẫu.
Giả thuyết 2: Các biến độc lập phải có phân phối chuẩn. Giả thuyết 3: Ma trận hiệp phương sai là thuần nhất.
Giả thuyết 4: Giữa các biến độc lập không có quan hệ tuyến tính.
Giải thích mô hình MDA theo toán học như sau:
Giả sử có một tập hợp gồm n quan sát là các công ty và chia chúng thành 2 nhóm cá thể là nhóm có rủi ro và nhóm không có rủi ro tài chính.
Nhóm Di có ni cá thể, i = 1,2,..n trên mỗi cá thể ta đo giá trị của p biến X1, …., Xp. Gọi yijk là các giá trị biến Xk nhận được trên cá thể j thuộc nhóm Di; i=1,2.; j=1,..,k; k=1,...,p. Giả thiết ni>p; n1 + n2 = n.
ảng 1.1: ảng mô tả mô hình MDA là:
Nhóm Cá thể Biến (chỉ tiêu – các chỉ số tài chính)
X1 X2 … Xp Có rủi ro tài chính 1 2 3 4 . . . n1 Y111 Y112 Y113 Y114 . . . Y11n1 Y121 Y122 Y123 Y124 . . . Y12n1 … … … … … … … … Y1p1 Y1p Y1p Y1p . . . Y1p1 Không có rủi ro tài chính 1 2 3 4 . . . n2 Y211 Y212 Y213 Y214 . . . Y21n2. Y221 Y222 Y223 Y224 . . . Y22n2. … … … … … … … … Y2p1 Y2p2 Y2p3 Y2p4 . . . Y2pn2.
1.2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng mô hình MDA trong lĩnh vực tài chính: chính:
Mô hình điểm số Z:
Mô hình điểm số Z do Altman (1968) khởi tạo và được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm khách quan đối với khách hàng thông qua việc lượng hóa. Mô hình này dùng để đo xác xuất vỡ nợ và đánh giá rủi ro tài chính của khách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của khách hàng là các chỉ số tài chính. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tài chính đối với người vay và phụ thuộc vào các yếu tố tài chính của người vay (Xj). Từ mô hình này tính được xác suất rủi ro tài chính của người vay trên cơ sở các số liệu và các yếu tố ảnh hưởng trong quá khứ.
Z = 1,2X1+1,4X2+3,3X3+0,6X4+1,0X5 Trong đó :
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản” X2 : tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”
X3 : tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản” X4 : tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”
Trị số Z càng cao, thì xác suất của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
Z < 1,81 : Khách hàng có khả năng rủi ro cao. 1,81< Z < 3 : Không xác định được.
Z > 3 : Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.
Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
Mô hình điểm số Z có kỹ thuật đo lường tương đối đơn giản. Tuy nhiên mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Trong khi đó, thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng là khác nhau. Yếu tố thị trường cũng không được xét đến, đặc biệt là khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục như hiện nay. Và có các nhân tố quan trọng nhưng cũng không xét đến như danh tiếng, thương hiệu của khách hàng, mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. . .sẽ làm cho mô hình Z có những hạn chế nhất định.
Với mô hình này, ngân hàng có thể đo lường và có thể so sánh điểm Z cho từng khoản vay. Ngoài ra, biến động của điểm số Z đã dự báo khả năng chuyển đổi hạng tín nhiệm của khách hàng.
Từ mô hình gốc, Altman đã điều chỉnh và thiết lập hai phiên bản: chỉ số Z’ dành cho công ty tư nhân, ngành sản xuất; chỉ số Z’’ dành cho mọi loại hình DN. Trong mô hình chỉ số Z’, Altman (1993) dùng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu thay thế giá trị thị trường trong biến X4. Tiếp đó, Altman và cộng sự (1995) đã loại bỏ biến X5 trong mô hình chỉ số Z’’.
Mặc dù mô hình MDA mà cụ thể là hệ số Z được phát minh ra ở Hoa Kỳ nhưng nó được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển và được kiểm nghiệm với độ chính xác cao.
Kết luận chương 1:
Chương 1 đã trình bày rõ tổng quan rủi ro tài chính cũng như tầm quan trọng của việc đo lường rủi ro tài chính. Bên cạnh đó chương 1 đã giới thiệu các mô hình thường đo lường rủi ro tín dụng trên thế giới. Và trong chương 1 đã nói đến cơ sở lý thuyết về mô hình phân tích đa biệt thức (mô hình phân biệt đa thức - MDA). Đây là tiền đề và là nền tảng để đánh giá khả năng áp dụng mô hình MDA trong việc đo lường rủi ro tín dụng của KHDN tại ACB sau khi cho vay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢNH ÁO RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AC
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thưong mại cổ phần Á Châu (ACB)
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:
NHTMCP Á Châu (ACB) được thành lập ngày 24/4/1993 và chính thức đi vào hoạt động ngày 04/6/1993.
Năm 1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
Năm 1997: ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.
Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
Ngày 21/11/2006, cổ phiếu của ACB chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Đến tháng 09 năm 2009: ACB thành lập mới 70 chi nhánh và phòng giao dịch, nâng số chi nhánh và phòng giao dịch lên hơn 200 đơn vị, ACB tăng vốn điều lệ lên 7,200 tỷ đồng. Năm 2010, ACB xây dựng trung tâm dữ liệu đạt chuẩn, phát triển hệ thống bán hàng phi truyền thống như bán hàng điện tử, bán hàng qua điện thoại.
Năm 2011, ACB đưa ra định hướng phát triển giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn năm 2020. Trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thống quản trị nhằm đảm bảo tuân thủ hệ thống pháp luật Việt Nam và đáp ứng thông lệ quốc tế 1 cách tốt nhất.
Năm 2012: sự cố tháng 08/2012 - sự kiện bầu Kiên - Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập ACB bị bắt giam để điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế- đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng ACB, đặc biệt trong huy động vốn và kinh doanh vàng. ACB đã chủ động ứng phó tốt việc rút tiền trong tháng 8/2012 và lành mạnh hoá các hoạt động kinh doanh và xử lý những tồn đọng
liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo đúng chủ trương của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.Tuy lợi nhuận không đạt như kế hoạch đề ra nhưng vẫn có thể chấp nhận được trong bối cảnh kinh tế khó khăn năm 2012. Và ACB còn nhiều việc để thực hiện nhằm khôi phục lại vị thế trước kia của mình.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sở hữu 2.1.2.1. Về cơ cấu tổ chức: 2.1.2.1. Về cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật các TCTD năm 2010 tại điều 32.1 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của TCTD.
Đại hội đồng cổ đông có quyền cao nhất của ngân hàng và có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
ACB bao gồm Ngân hàng ACB và các công ty con bao gồm 4 công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị hội sở và các kênh phân phối.Về hội sở thì gồm 9 khối và 8 phòng ban trực thuộc Tổng giám đốc.Kênh phân phối tính đến thời điểm 31/12/2012 thì ACB bao gồm 342 chi nhánh và phòng giao dịch.
2.1.2.2. Về cơ cấu sở hữu :
Tính đến cuối năm 2012 thì ACB đang có vốn điều lệ là 9,376,965 triệu đồng tương đương 937,696,506 cổ phiếu phổ thông trong đó:
- Số lượng cổ phiếu tự do chuyển đổi : 880,609,351 cổ phần
- Số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng : 57,087,155 cổ phần
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của AC trong thời gian qua
Sau 20 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau:
iểu đồ 2.1: Biểu đồ thề hiện các chỉ tiêu hoạt động của ACB Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu hoạt động của ACB 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Tổng tài s ản Vốn huy động Dư nợ cho vay
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài s ản 167,881 205,103 281,019 176,308 Vốn huy động 97,369 135,067 176,932 134,533 Dư nợ cho vay 62,358 87,195 102,809 104,488 Lợi nhuận trước thuế 2,838 3,102 4,203 1,043 2009 2010 2011 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm từ năm 2009 –2012 của ACB) Qua biểu đồ 2.1 trên cho ta thấy tình hình kinh doanh của ACB qua các năm tăng trưởng khá ổn định và hiệu quả trong giai đoạn 2009 2011. Các chỉ tiêu về tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên trong năm 2012, sự cố tháng 8/2012 làm ảnh hưởng nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của ACB. Tổng tài sản năm 2012 giảm 104,711 tỷ đồng tương ứng giảm 37.26% so với năm 2011, vốn huy động giảm 42,399 tỷ đồng giảm tương ứng 23.96 %. Đặc biệt là lợi nhuận trước thuế chỉ bằng 24.8% so với lợi nhuận trước thuế năm 2011.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn:
Nhìn chung hoạt động huy động vốn của ACB trong những năm 2009 2011 vẫn hiệu quả và có tốc độ tăng trưởng đáng kể bình quân lớn hơn 10%. Tuy nhiên vào năm 2012, sự cố tháng 8/2012 xảy ra, tuy ACB đã có những biện pháp đối phó kịp thời nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động huy động vốn của ACB. Tổng số tiền huy động của khách hàng năm 2012 là 126,679 tỷ đồng so với năm 2011 là 142,828 tỷ đồng tương ứng giảm 11.30%. Trong đó tiền huy động bằng tiền đồng chiếm 92%.
dưới bảng số liệu sau:
ảng 2.2: ảng cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn. Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tiền gởi không kỳ hạn 10,355 10,390 15,069 13,450
Tiền gởi có kỳ hạn 7,778 8,549 23,636 7,421
Tiền gởi tiết kiệm 66,054 85,490 97,581 104,596
Tiền ký quỹ 2,561 2,419 6,425 1,069
Tiền gởi vốn chuyên dùng 169 86 117 143
Tổng cộng 86,917 106,934 142,828 126,679
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm từ năm 2009 –2012 của ACB) Từ bảng 2.2: ta thấy tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng huy động từ phía KH chiếm 82.53% và tỷ trọng này trong năm 2011 là 68%. Nguyên nhân chính là sự suy giảm của tổng huy động của KH và sự tăng trường của tiền gởi tiết kiệm trong năm 2012. Các khoản mục khác đều suy giảm so với năm 2011
Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế: Huy động vốn từ cá nhân vẫn là một thế mạnh của ACB, nguồn vốn huy động từ cá nhân vẫn có sự tăng trưởng trong năm 2012 bất chấp sự kiện tháng 8/2012 tại ACB, tốc độ tăng trưởng trong năm 2012 là 7.8 % so với năm 2011. Qua cơ cấu huy động vốn theo khách hàng đã chiến lược là ngân hàng bán lẻ ACB, đối tượng tập trung chủ yếu là các khách hàng cá nhân và KHDN vừa và nhỏ
ảng 2.3: ảng cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
DN nhà nước 1,406 849 460 429 Công ty cổ phần, công ty TNHH, DN tư
nhân 12,776 14,537 38,001 13,706 Công ty liên doanh 494 568 403 480 Công ty vốn nước ngoài 575 474 415 517 Hợp tác xã 36 20 24 18 Cá nhân 71,196 89,885 102,498 110,452 Đối tượng khác 434 601 1,027 1,077
Tổng cộng 86,917 106,934 142,828 126,679
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm từ năm 2009 –2012 của ACB)
Hoạt động tín dụng của ACB thời gian qua tăng nhanh và khá cao trong giai đoạn từ 20092011, tuy nhiên vào năm 2012 hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng chậm lại Cơ cấu tín dụng theo thời gian cho vay: Cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng
lớn, và có xu hướng tăng lên từ 2009 2012, đây là khoản cho vay nhanh thu hồi vốn và quay vòng vốn nhanh, bớt rủi ro hơn. Năm 2012, các khoản mục ngắn hạn
và dài hạn đều có sự tăng trưởng thì dư nợ trung hạn lại có xu hướng giảm xuống