Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức trong đo lường rủi ro tài chính của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 81)

- Nguyên nhân của sự không chính xác và có một số sai xót trong mô hình MDA được nghiên cứu, đó là dữ liệu đầu vào và chọn mẫu nghiên cứu.

- Dữ liệu đầu vào không loại bỏ được các biến độc lập có giá trị bất thường điều này dễ ảnh hưởng đến sai xót của kết quả nghiên cứu

- Mẫu nghiên cứu không có tính đại diện cao làm cho kết quả nghiên cứu không mang tính tổng thể và tính chính xác cao. Tuy vậy việc chọn mẫu với các số liệu đã được đưa về phân phối chuẩn đã được kiểm định một các phù hợp so với các nghiên cứu trước đây.

- Việc sai số giữa mẫu và tổng thể là điều hiển nhiên và khó có thể khắc phục được. Do đó việc chọn mẫu phải có giá trị trung bình tương ứng và gần bằng giá trị trung bình của tổng thể sẽ hạn chế được một phần sai xót này.

Kết luận chương 3

Kết quả nghiên cứu bằng việc sử dụng mô hình MDA với số liệu vào năm 2011 của 100 KHDN phân tích và 50 KHDN vào mẫu kiểm tra đã đưa ra được nhiều chỉ số tài chính quan trọng với mức ý nghĩa nhỏ 0.05 có thể phân biệt rõ ràng giữa hai nhóm có rủi ro và không có rủi ro.

Mô hình cũng tìm ra được chỉ số Z của biến trung gian. Đây là cơ sở quan trọng để xác định rõ ràng mức cảnh bảo rủi ro tín dụng cho các KHDN. Với những khách hàng có chỉ số Zscore nhỏ hơn 0.3123 đều phải được đưa vào diện cảnh báo rủi ro tài chính là một cơ sở để tiến hành rà soát, thẩm định lại KH để đưa ra được phương hướng xử lý kịp thời nhằm giải thiểu tổn thất khi rủi ro thanh toán xảy ra.

Mô hình với sự tham gia của biến INCORATIO cũng cho ta thấy ý nghĩa quan trọng của việc vay vốn với mức lãi suất phù hợp hay chi phí lãi vay hợp lý cũng là việc mà các nhà quản trị cần quan tâm để quản trị rủi ro tài chính của công ty.

Hai chỉ số quan trọng nhất để phát hiện ra rủi ro tài chính của KHDN đang vay tại ACB năm 2011 là ROA và INCORATIO, bên cạnh đó mô hình phân tích cũng đã chỉ ra 8 chỉ số tài chính có ý nghĩa và các chỉ số này cũng phù hợp với các mô hình nghiên cứu trước đây của các tác giả trên thế giới.

Bằng việc sử dụng mô hình phân biệt luận văn đã xây dựng được chỉ số Z = 9.436ROA + 0.478 LNINCORATIO -1.175 và được áp dụng chung cho 3 năm quan sát từ năm 2009 đến 2011 với tỷ lệ bình quân các năm trên 60%.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐO LƯỜNG RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AC

4.1. Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng của mô hình đa biệt thức trong việc đo lường rủi ro tín dụng tại AC .

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức trong đo lường rủi ro tài chính của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 81)