Đài Loan:

Một phần của tài liệu Tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước nhằm đẩy mạnh công tác XKLĐ giai đoạn 2006-2010 (Trang 49)

II. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tìm kiếm và mở rộng thị tr-ờng lao động

1.3Đài Loan:

2. Những khó khăn trong việc xúc tiến mở rộng thị tr-ờng lao động ngoài n-ớc

1.3Đài Loan:

Đài Loan có một hệ thống một hệ thống luật pháp t-ơng đối đầy đủ và thống nhất điều chỉnh vấn đề việc làm cho lao động n-ớc ngoài, trong đó có quy định chủ sử dụng Đài Loan có thể trực tiếp nhận lao động n-ớc ngoài, song trên thực tế lao động n-ớc ngoài vào làm việc tại Đài Loan hầu hết thông qua các Công ty môi giới Đài Loan (gần 90%) hoạt động hợp pháp theo luật pháp Đài Loan (hiện nay, Đài Loan có trên 800 Công ty môi giới có giấy phép hoạt động).

Sau khi Thoả thuận hợp tác sử dụng lao động đ-ợc ký kết giữa hai Văn phòng Kinh tế-Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng Kinh tế- Văn hoá Đài Bắc tại Hà Nội, Đài Loan chính thức tiếp nhận lao động Việt Nam từ tháng 11 năm 1999. Theo thống kê, đến hết tháng 9/2005 đã có hơn 88.329 ng-ời trong tổng số 315.537 lao động n-ớc ngoài làm việc tại Đài Loan (chiếm tỷ lệ 27.99%).

Về cơ cấu ngành nghề, trong tổng số 88.329 lao động đang có mặt tại Đài Loan, có 68.228 ng-ời làm việc trong lĩnh vực chăm sóc ng-ời bệnh (CSNB) và giúp việc gia đình (GVGĐ), chiếm tỷ lệ 77,24%; có 18.079 lao động công nhân nhà máy (điện tử, dệt may, cơ khí), chiếm tỷ lệ 20,47%; có 1370 lao động thuyền viên, chiếm tỷ lệ 1,55%; có 652% ng-ời làm việc trong lĩnh vực xây dựng, chiếm tỷ lệ 0,74%.

Biểu 5: Cơ cấu ngành nghề lao động của các lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan

Đơn vị: % 77.24 20.47 1.55 0.47 CSNB&GVGD CN nha may thuyen vien xay dung

Nguồn: Phòng thị tr-ờng lao động & phòng quản lý lao động, Cục Quản lý lao động ngoài n-ớc, Bộ LĐTB&XH

Từ cuối năm 2003, số l-ợng lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan dã v-ợt qua Indonesia và đứng thứ 3 sau Phillipines và Thái Lan.

Lao động CSNB & GVGD của Việt Nam chiếm tỷ lệ 50,08% thị phần lao động n-ớc ngoài ngành nghề này; lao động thuyền viên Việt Nam chiếm tỷ lệ 47,42% thị phần lao động cùng ngành nghề.

Về phân bổ, lao động Việt Nam tập trung làm việc ở một số khu vực nh- huyện Đào Viên, huyện Đài Bắc, thành phố Đài Bắc và huyện Đài Trung. Trong đó, tập trung đong nhất ở Đào Viên (13.697 ng-ời chiếm tỷ lệ 15,51%), ít nhất ở huyện Liên Giang (50 ng-ời, chiếm tỷ lệ 0,06%).

Tuy nhiên vấn đề đáng bàn ở đây chính là tình trạng lao động bỏ trốn, số liệu trong tháng 9/2005 cho thấy, số lao dộng Việt Nam bỏ trốn mới là 594 ng-ời, gấp 1,58 lần số lao động bị bắt, trục xuất về n-ớc trong cùng tháng là 375 ng-ời, đ-a số lao động bỏ trốn hiện có mặt tại Đài Loan lên 11.523 ng-ời trong tổng số lao động n-ớc ngoài bỏ trốn tại Đài Loan là 20.306 ng-ời. Nh- vậy, số lao động Việt Nam bỏ trốn chiếm tới 56,75%(11.523/20.306) tổng số lao động n-ớc ngoài bỏ trốn tại Đài Loan. Tỷ lệ giữa lao động bỏ trốn cso với tổng số lao động đang làm việc của Việt Nam là 13,05% (11.523/88.329), trong khi đó tỷ lệ bỏ trốn của lao động ngoài n-ớc tại Đài Loan là 8,51%. Tỷ lệ lao động nữ của ta bỏ trốn cao hơn nhiều so với nam giới, tính đến hết tháng 9/2005 có 9.062 lao động nữ bỏ trốn chiếm tỷ lệ 78,64% (9.062/11.523), cao gấp 3,68 lần so với tỷ lệ lao động nam bỏ trốn.

Hiện nay, chính do hiện t-ợng lao động bỏ trốn ra ngoài làm bất hợp pháp mà lao động trong lĩnh vực GVGD của ta đã bị phí Đài Loan đông kết, vẫn ch-a có dấu hiệu mở cửa trở lại từ phía bạn vì tỷ lệ lao động bỏ trốn của ta vẫn duy trì ở mức cao. Do đó, để có thể duy trì số l-ợng lao động của ta tại Đài Loan, chúng ta cần tìm ra những cơ hội và h-ớng đi mới tại thị tr-ờng này. D-ới đây là một số thông tin quan trọng cho ta có cơ hội đ-a thêm lao động sang Đài Loan trong thời gian tới từ Báo cáo của Ban quản lý lao dộng Việt Nam tại Đài Loan đ-a về Cục Quản lý Lao động ngoài n-ớc của ta:

Thứ nhất, sau vụ việc lao động Thái Lan bạo động tại công trình tàu

điện ngầm thành phố Cao Hùng, các nhà chuyên môn đều nhận định, chắc chắn trong thời gian tới, lao động Thái Lan trong lĩnh vực xây dựng sang Đài Loan làm việc sẽ bị ảnh h-ởng theo chiều h-ớng giảm. Hiện nay, lao động xây dựng của Thái Lan chiếm 80% thị phần tại Đài Loan. Đây là cơ hội để các công ty XKLĐ Việt Nam đ-a lao động lĩnh vực xây dựng sang Đài Loan làm việc, nhất là khi tình hình phát triển các dự án, công trình xây dựng của Đài Loan lại đang nhộn nhịp trở lại.

Thứ hai, Đài Loan đang thiếu hụt nguồn nhân lực tại các vùng nông

thôn, mặc dù thời gian vài năm gần đây lao động Châu á nhập c- vào Đài Loan làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đã tăng lên. Chính vì lẽ đó, Uỷ ban Lao động Đài Loan (CLA) cho biết, Chính phủ Đài Loan sẽ áp dụng nhiều chính sách thông thoáng, -u đãi hơn đối với lao động nhập c- tại nông thôn, đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Đài Loan để đẩy nhanh mức tăng tr-ởng nông nghiệp trong năm 2006 và các năm sau đó. Ông Lee Ying Yuan Chð tịch CLA cho biết: “Hiện nay lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Đài Lan đang thiếu trầm trọng vì thế cần phải có những chính sách mới để khuyến khích và thu hút lao động từ n-ớc ngoài. Cụ thể l;à sẽ có những mức thù lao hấp dẫn, phù hợp với công việc mà họ tham gia. Thêm vào đó, chế độ bảo hiểm và mạng l-ới chăm sóc sức khỏe cho dân nhập c- củng ph°i được quan tâm h¯ng đầu”.

Cũng theo thống kê của CLA, năm 2005, chỉ tính riêng lĩnh vực nông nghiệp, con số lao động nhập c- lên đến 320.000 ng-ời. Hỗu hết trong số

họ là nông dân đến từ các n-ớc Châu á nh- Lào, Việt Nam, Indonesia, Philipin…và trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều hợp đồng lao động nhập c- đ-ợc ký kết với các n-ớc này. Bộ nông nghiệp cũng tuyên bố rằng sẽ cho phép thêm khoảng 20.000 lao động nhập c- làm việc trong những nhà máy chế biến nông sản, trong năm 2006 sẽ là từ 5.000 đến 10.000 ng-ời.

Thứ ba, từ ngày 1/1/2006 UBLĐ Đài Loan sẽ cho phép các công việc

thuộc nhóm 3D (bẩn, nguy hiểm, vất vả) tiếp nhận lao động n-ớc ngoài vơpí tỷ lệ lao động bản địa/ lao động n-ớc ngoài là 3/2, nh-ng số lao động n-ớc ngoài không đ-ợc v-ợt quá 15% tổng số lao động nhà máy đó. Hiện có 19 loại công việc loại này đ-ợc tiếp nhận lao động bao gồm: mạ điện kim loại, xử lý nhiệt kim loại, nhuộm vải, cắt & gia công kính, dệt…-ớc tính số lao động đ-ợc tiếp nhận theo chính sách này đạt khoảng 20.000 ng-ời.

Cuối cùng, xuất phát từ kinh nghiệm của Việt Nam trong việc đ-a lao động đi làm việc ở n-ớc ngoài theo các thoả thuận cấp Nhà n-ớc đồng thời từ đề nghị của Uỷ ban lao động Đài Loan về hợp tác lao động không thông qua môi giới, ta nên giành thời gian và công sức để nghiên cứu và triển khai ph-ơng thức hoạt động này.

Một phần của tài liệu Tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước nhằm đẩy mạnh công tác XKLĐ giai đoạn 2006-2010 (Trang 49)