2.1 Mức sinh lợi và tích luỹ từ hoạt động XKLĐ trong nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam đang là một trong những quốc gia có số l-ợng lao động xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Hiện chúng ta có khoảng trên 400.000 lao động làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hàng năm số lao động này đã gửi về n-ớc một l-ợng ngoại tệ đáng kể, đ-a XKLĐ trở th¯nh một trong những ng¯nh gia nhập “câu l³c bộ 1 tỷ USD” ở Việt Nam. Số tiền thực tế tối thiểu mà một lao động đ-ợc h-ởng sau một năm (sau khi đã khấu trừ hết các khoản chi phí ) trong một số ngành nghề thể hiện trong bảng d-ới đây sẽ cho thấy rõ hơn điều này:
Bảng 5: Số tiền tối thiểu thực tế một lao động nhận đ-ợc trong một năm theo một số nghề nhất định
Đơn vị: USD
N-ớc Nghề
Nhật Bản Hàn Quốc Li Bi Đài Loan
Lao động phổ thông 4.800 4.800 2.640 3.065 Thợ nề, mộc 6.000 3.024 Thợ điện 6.000 6.000 3.042 Thợ hàn 7.200 7.800 4.800 Thợ dệt 6.000 6.000 4.800 Thợ may 6.000 6.000 4.800 Khán hộ công 3.065
Nguồn: Số liệu - Cục quản lý lao động ngoài n-ớc- Bộ LĐ-TB&XH, 2004
Nh- vậy, chỉ sau một năm đi lao động tại n-ớc ngoài thì số tiền mà họ nhận đ-ợc cũng gấp nhiều lần so với thu nhập từ cùng việc đó trong n-ớc. Chẳng hạn, ở Đài Loan sau khi lao động một năm, ít nhất ng-ời lao động cũng gửi về cho gia đình đ-ợc trên 3000 USD (khoảng 50 triệu đồng), nếu ở Hàn Quốc thì con số này là 4800 USD (khoảng 80 tiệu đồng). Đặc biệt với các công việc nh- thợ hàn ở Hàn Quốc thì sau một năm, một lao động có thể gửi về gia đình 120-130 triệu đồng. Đây là những số tiền rất lớn mà nếu những lao động đó, với trình độ và tay nghề đó sẽ không bao giờ đạt đ-ợc ở trong n-ớc, thậm chí họ có tích luỹ trong vài chục năm cũng ch-a chắc đã có đ-ợc nh- vậy. Để thấy rõ hơn về mức sinh lợi của XKLĐ trong thời gian từ 2000-2004 chúng ta theo dõi bảng sau:
Bảng 6: Hệ số sinh lợi trong các ngành nghề XKLĐ (2000-2004)
Các ngành nghề XKLĐ
Mức sinh lợi Nông, lâm nghiệp 3,028
Thuỷ sản 2,879 CN chế biến 7,865 Xây dựng 3,747 Nhà hàng, khách sạn 12,107 Dịch vụ gia đình 6,786 Chung 6,069
Nguồn: Tạp chí - Bản tin thị tr-ờng lao động, số 4 năm 2006.
Hệ số sinh lợi cho biết, khả năng tạo ra thu nhập thuần của ng-ời lao động nếu họ đi làm việc ở n-ớc ngoài sẽ cao hơn so với cùng công việc đó trong n-ớc bao nhiêu lần, trong một thời gian nhất định (xem thêm : Các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của XKLĐ - Phần I).
Nh- vậy có thể thấy, việc ng-ời lao động đ-ợc đi XKLĐ đã mang lại thu nhập cho họ cao hơn gấp 6 lần so với cùng công việc đó ở trong n-ớc. Tức là nếu họ làm việc trong n-ớc một công việc X nào đó với thu nhập giả sử là 1000.000 đồng/ tháng thì giờ đây, nhờ XKLĐ họ làm công việc X đó nh-ng ở n-ớc ngoài với số tiền nhận đ-ợc là hơn 6000.000 đồng/ tháng. Đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng- khách sạn thì thu nhập ở ngoài n-ớc còn cao hơn trong n-ớc tới 12 lần. Đây quả thực là những con số rất lớn và có ý nghĩa đối với ng-ời lao động.
Vì vậy, đời sống của những lao động đi xuất khẩu và gia đình họ đ-ợc cải thiện rất nhiều, Nhà n-ớc cũng nhanh chóng hơn trong công tác xoá đói giảm nghèo. Trong mấy năm trở lại đây, -ớc tính l-ợng ngoại tệ do lao động chuyển về n-ớc bình quân từ 1,2- 1,5 tỷ USD, trong đó năm 2004 khoảng gần 1,6 tỷ USD t-ơng đ-ơng 6,15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2004.
2.2 Hệ số xuất khẩu ròng (hệ số tái tạo ngoại tệ) của hoạt động XKLĐ
Hệ số xuất khẩu ròng ( xem thêm : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh tế- xã hội của XKLĐ - Phần I) cho biết khả năng tái tạo ngoại tệ của
từng ngành xuất khẩu, so sánh hệ số XK ròng giữa các ngành cho biết khả năng tái tạo ngoại tệ giữa các ngành, đâu là ngành có khả năng xuất khẩu đem lại nhiều ngoại tệ nhất (sau khi đã bỏ đi các khoản chi phí bằng ngoại tệ để nhập khẩu các yếu tố đầu vào và các chi phí khác). D-ới đây là t-ơng quan về hệ số XK ròng của XKLĐ so với một số ngành nghề xuất khẩu khác của Việt Nam:
Bảng 7: Hệ số XK ròng của XKLĐ so với một số ngành nghề xuất khẩu khác Đơn vị: số lần Các ngành nghề xuất khẩu Hệ số XK ròng của XKLĐ/ Hệ số XK ròng ngành nghề khác Công nghiệp nặng 5,6
Công nghiệp nhẹ&thủ công nghiệp
8,4
Nông lâm sản 1,29
Thuỷ sản 3,36
Nguồn: Tạp chí - Bản tin thị tr-ờng lao động, số 4 năm 2006
L-u ý rằng, số ngoại tệ do XKLĐ mang về chúng ta đ-a ra ở phần trên l¯ ngo³i tệ “thuần”. Trên ý nghĩa hiệu qu° vốn lưu chuyển ngo³i tệ (dòng tiền mang về v-ợt so với dòng chi ra), có thể coi 1 USD thu đ-ợc từ XKLĐ có ý nghĩa t-ơng đ-ơng nh- thu đ-ợc 5,6 USD của hoạt động xuất khẩu hàng hoá thuộc ngành CN nặng, hoặc 8,4 USD trong ngành CN nhẹ và thủ CN… (các hoạt động xuất khẩu hàng hoá này, để thu về 1 USD th-ờng phải chi ra gấp XKLĐ 5,6 lần hoặc 8,4 lần… để nhập khẩu vật t- thiết bị và các chi phí khác).
Thật vậy, xét 2 hoạt động xuất khẩu là XKLĐ và xuất khẩu hàng hoá CN nặng: giả sử để thu đ-ợc 1 USD từ hoạt động XKLĐ cần bỏ ra tổng chi phí là x USD (x < 1), do đó hệ số XK ròng của XKLĐ là Kxklđ = 1/x.
Do hệ số XK ròng củaXKLĐ/hệ số XK ròng của CN nặng là 5,6 lần nên hệ số XK ròng của CN nặng là KCN nặng = 1/5,6x. Vì thế để thu đ-ợc 1 USD từ hoạt động xuất khẩu hàng CN nặng cần bỏ ra tổng chi phí là 5,6x USD, mặt khác nếu bỏ ra chi phí 5,6x USD chúng ta có thể thu về đ-ợc 5,6 USD từ hoạt động XKLĐ. Rõ ràng 1 USD thu đ-ợc từ ghoạt động XKLĐ có ý nghĩa t-ơng đ-ơng 5,6 USD của hoạt động xuất khẩu hàng CN nặng.
Trong năm 2003, thu nhập ròng của lao động gửi về n-ớc khoảng 1500 triệu USD, t-ơng đ-ơng 3,83% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm. Trong khi kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu nh- thuỷ sản: 2199,6 triệu USD; giầy dép: 2267,9 triệu USD; dệt may: 3700 triệu USD; gạo: 3800 triệu USD, nh-ng đây cũng là những mặt hàng hàm chứa chi phí ngoại tệ lớn, với phân tích trên chúng ta thấy, lợi ích thực tế của dòng ngoại tệ mà lao động làm việc ngoài n-ớc không hề thua kém các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên, nếu không muốn nói là cao hơn.
2.3 Mức tiết kiệm vốn đầu t- tạo việc làm nhờ hoạt động XKLĐ
Theo điều tra (thời giá năm 1998) nếu không tính đến giá trị quyền sử dụng đất để xây dựng địa điểm làm việc thì muốn tạo ra một việc làm trong n-ớc cần đầu t- tối thiểu số tiền t-ơng ứng nh- sau:
Bảng 8 : Số vốn đầu t- để tạo ra một việc làm Đơn vị : Triệu đồng Lĩnh vực Trang trại Sản xuất VLXD CBTP Dệt may Điện tử gia dụng Cơ khí chế tạo Vận tải ô tô Số tiền 25-30 30- 35 30- 35 35- 40 40- 45 50- 55 60- 65
Nguồn : Tạp chí Bảo hiểm xã hội, 2/2001
Khi chúng ta XKLĐ sang các thị tr-ờng n-ớc ngoài, có nghĩa là chúng ta đã tạo ra việc làm cho ng-ời lao động, đồng thời chúng ta lại tiết kiệm đ-ợc các khoản tiền không nhỏ để đầu t- tạo việc làm mới phải bỏ ra nếu họ làm việc ở trong n-ớc. Theo đó, càng XKLĐ nhiều (số l-ợng) thì khoản tiền chúng ta tiết kiệm đ-ợc lại càng lớn và chi Ngân sách càng giảm, trong khi mục tiêu giải quyết việc làm vẫn đ-ợc giải quyết. Để có thể l-ợng hoá cụ thể các con số này, chúng ta xem bảng sau:
Từ năm 1996 đến năm 2000, hàng năm XKLĐ đã tiết kiệm đ-ợc l-ợng vốn đầu t- tạo chỗ làm mới nh- sau:
Bảng 9: Số vốn tạo việc làm do XKLĐ qua các năm
Năm 1996 1997 1998 1999 -ớc 2000 Tổng Số LĐ đ-a đi (ng-ời) 12.600 18.470 12.240 21.810 30.000 95.120 VĐTBQTT/ LĐ (triệu đồng) 35 37 40 42 45 TSVTT tạo việc làm t-ơng ứng với số lao động đã đi (triệu đồng) 441.000 683.390 489.600 538.020 1.350000 3.502010
Nguồn : Tạp chí Bảo hiểm xã hội, 2/2001
Qua hai bảng trên cho thấy, trong 5 năm từ 1996-2000, nhờ hoạt động XKLĐ mà chúng ta đã tiết kiệm ít nhất 3.500 tỷ đồng cho đầu t- tạo việc làm mới (bình quân trên 700 tỷ đồng/ năm). Trong lĩnh vực đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài trên địa bàn thành phó Hà Nội, thống kê năm 1996 cho thấy, để có thể có một việc làm mới phải đầu t- nh- sau: Nông nghiệp 60.000 USD; Xây dựng 50.000 USD, Công nghiệp 59.000 USD; Khách sạn- nhà hàng 178.000 USD, các ngành khác là 237.000 USD ; Tính chung khoảng 102.000 USD cho mỗi lao động (Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Phát triển số
27/1998, tr-ờng ĐH KTQD). ở đây, thu nhập của ng-ời lao động cũng chỉ t-ơng đ-ơng hoặc thấp hơn so với lao động làm việc ở n-ớc ngoài cùng ngành nghề. Nếu làm phép nhân hiệu quả giữa đầu t- tạo việc làm khu vực với tạo việc làm do XKLĐ mang lại mới thấy lợi ích trên là rất lớn. Ngoài hiệu quả kinh tế trên, một bộ phận của nguồn quỹ BHXH Việt Nam đ-ợc lao động làm việc ở n-ớc ngoài đóng góp, góp phần chăm lo lợi ích hợp pháp của ng-ời lao động, thực hiện chính sách lớn của Đảng và Nhà n-ớc
về an toàn, an sinh xã hội (chỉ tính riêng năm 2000, công ty Vinaconex đã đóng BHXH hơn 1 tỷ đồng).
Ngoài ra, XKLĐ theo hình thức tu nghiệp sinh còn là cơ hội để ng-ời lao động đ-ợc qua một lớp đào tạo nghề chứ không không đơn thuần là hoạt động giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Theo số liệu điều tra của Vinaconex, chỉ trong gần 10 năm, doanh nghiệp này đã đào tạo qua hình thức XKLĐ gần 20 ngàn lao động.
Nói chung hiệu quả từ hoạt động XKLĐ là rất to lớn và không giống nhau đối với mỗi thị tr-ờng và bản thân mỗi ng-ời lao động, nh-ng có thể khẳng định hoạt động XKLD đã đem lại lợi ích cho cả ba bên là ng-ời lao động, Nhà n-ớc và các doanh nghiệp trong lĩnh vực XKLĐ.