1.1.3.1. Nhân tố chủ quan
- Môi trƣờng quản lý rủi ro tín dụng: Là quan điểm, văn hoá, chiến luợc cũng nhƣ nguyên tắc ứng xử về rủi ro tín dụng mà một ngân hàng xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thống của mình. Môi trƣờng quản lý rủi ro là nền tảng ban đầu, là kim chỉ nan cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động ngân hàng. Chính sách tín dụng phù hợp giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển trong tầm kiểm soát và thuộc khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.
- Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chất lƣợng nhân sự đối với bộ phận quản lý rủi ro tín dụng là nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động quản trị. Theo thông lệ tốt nhất, cơ cấu tổ chức của ngân hàng phải có sự phân tách chức
19
năng phù hợp giữa chức năng kinh doanh; quản lý rủi ro (thẩm định); tác nghiệp (quản lý nợ) và thẩm quyền phê duyệt tín dụng thuộc bộ phận quản lý rủi ro.
- Hệ thống kiểm soát, theo dõi đo lƣờng rủi ro tín dụng: Đây chính là hệ thống hạ tầng kỹ thuật (phần cứng) trong hạ tầng quản lý rủi ro tín dụng. Các công cụ chính sách, phƣơng pháp, con ngƣời chính là hạ tầng mềm. Hạ tầng mềm chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự hỗ trợ của hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, vai trò của hệ thống kiểm soát, theo dõi đo lƣờng rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình quản trị rủi ro.
-Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là công cụ để các nhà lãnh đạo nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của bộ máy, phát hiện những sai sót, không phù hợp, các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng để đƣa ra các biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng.
1.1.3.2. Nhân tố khách quan
- Trình độ của ngƣời vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, năng lực quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn vay, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thực hiện cam kết với ngân hàng.
- Môi trƣờng kinh tế, chính trị, pháp lý có tác động rất lớn đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Môi trƣờng đƣợc phản ánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và tác động của xu thế toàn cầu hóa, luật và các chính sách thuế…. Môi trƣờng ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và Ngân hàng và ngƣợc lại. Chính sách tín dụng của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của môi trƣờng kinh tế.
Qua phân tích nội dung các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng cho thấy ngoài các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng
20
quá trình quản trị rủi ro tín dụng còn chịu tác động từ yếu tố khách quan xuất phát từ khách hàng, môi trƣờng kinh tế, chính trị, pháp lý. Vấn đề đặt ra là phải hiểu rõ bản chất của các nhân tố tác động và biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt nó trong điều kiện hoàn cảnh thực tế của Ngân hàng để có đƣợc sự thành công trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cƣ́u:
Sau khi Ngân hàng Nhà Nƣớc ra quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, rủi ro càng trở thành vấn đề quan tâm của các ngân hàng và những ngƣời quan tâm.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các bài viết, phân tích khá chi tiết về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng mà đã đăng trên các tạp chí. Điển hình là một số những bài viết nhƣ:
Bài viết “Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, trên tapchitaichinh.vn ngày 17/07/2014 củaTh.s Đào Thị Thanh Tú cho rằng: “Mục tiêu triển khai mô hình Quản trị rủi ro (QTRR) hoạt động ở mỗi ngân hàng có thể khác nhau, từ việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, phù hợp với các thông lệ quốc tế đến tạo ra hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động QTRR hoạt động thành công là cam kết của ban lãnh đạo và sự thống nhất về mô hình QTRR hoạt động. Ngân hàng nên thực hiện việc minh bạch khung QTRR hoạt động để các bên liên quan có thể hiểu đƣợc các phƣơng pháp QTRR hoạt động của ngân hàng.”
“Quản lý rủi ro tín dụng thông qua các hợp đồng phái sinh tín dụng cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, tháng 09/2014 của ThS. Huỳnh Thị Hƣơng Thảo. Bài viết nêu lên thực trạng thị trƣờng công cụ phái sinh để quản lý rủi ro tín dụng ở Việt Nam, nguyên nhân chƣa áp dụng phổ biến nghiệp vụ phái sinh tín
21
dụng, đồng thời đƣa ra một số giải pháp để phát triển nghiệp vụ phái sinh tín dụng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
Từ trƣớc tới nay cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng, đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM nhà nƣớc, trong đó có những phân tích riêng lẻ vể rủi ro tín dụng và giải pháp cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM tại VN. Nguyễn Thành Vinh (2012), Nguyễn Thị Hải Ninh(2012), sử dụng phƣơng pháp tại bàn, phân tích số liệu thứ cấp, từ các nguồn thông tin, phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống nhƣ thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.
Nguyễn thị Minh Huệ (2012), luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại, nêu ra các phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng. Luận văn trình bày cụ thể về quy trình quản lý rủi ro tín dụng, quy trình thẩm định rủi ro tín dụng và chính sách tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thƣơng – Chi nhánh Hà Nội, đồng thời đƣa ra các giái pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Nguyễn Thị Hải Ninh(2012) lấy ngân hàng Agribank Uông Bí làm trƣờng hợp điển hình trong mối quan hệ so sánh toàn hệ thống và ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Nguyễn Thị Thu Phƣơng(2012) sử dụng mô hình điểm số Z để đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng TPCP Đông Nam Á
Nguyễn Đức Tú(2012), đã có những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận. Luận án đã phát triển hệ thống lý luận về quản lý rủi ro tín dụng áp dụng cho ngân hàng với các nội dung là: Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo hƣớng tiếp cận những phƣơng pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện đại; Áp dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng; Nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng nên xây dựng các chính sách tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tƣ vấn đến ra quyết định và quản lý khoản vay
22
dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng.
Nguyễn Thái(2007), trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và những yêu cầu đối với ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.Đồng thời đƣa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại ngân hàng Ngoại thƣơng VN, bảo đảm an toàn và phát triển bền vững của hoạt động tín dụng.
Phùng Thị Nhung(2011) sử dụng mô hình tính điểm số của khách hàng(xếp hạng tín dụng), mà mô hình tính điểm số Z đối với quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng hàng hải Việt Nam, từ đó làm rõ những vấn đề về rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng, đƣa ra đề suất nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với từng đối tƣợng khách hàng.
Từ kết quả nghiên cứu của những luận văn trên, tác giả luận văn có thể kế thừa một số nội dung cho đề tài đang thực hiện nhƣ : Một số lý thuyết về RRTD, QLRRTD, một số mô hình đánh giá rủi ro tín dụng, một số những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTPCP Quốc Tế Viê ̣t Nam – CN Cầu Giấy
Qua nghiên cứu, rà soát các tài liệu có liên quan đến vấn đề quản tri ̣ rủi ro tín dụng của ngân hàng cho thấy, các luận văn trƣớc mới chỉ dừng lại ở việc phân tích số liệu qua các năm của các ngân hàng từ đó đƣa ra những nhận xét và giải pháp hoàn thiện công tác quản tri ̣ rủi ro tín dụng mà chƣa có đề tài nào sử dụng những phƣơng pháp nhƣ thống kê, khảo sát những số liệu thực tế và trực tiếp từ mẫu khảo sát để đánh giá rủi ro. Phƣơng pháp này sẽ đƣợc tác giả luận văn thực hiện trong đề tài.