2.2.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tại PGD Cầu Ngang- Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh qua 3 năm (2009- 2011) - Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh qua 3 năm (2009- 2011)
Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế tại Ngân hàng qua ba năm (2009-2011)
ĐVT: Triệu Đồng
Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % tiềnSố % Nông nghiệp 40 3 1 (37) (92,50) (2) (66,67) Thương mại-dịch vụ 0 0 69 - - 69 - Thủy - hải sản 0 0 0 0 - 0 - Các ngành khác 0 0 0 0 - 0 - Tổng 40 3 70 (37) (92,50) 67 2.233,33
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Nợ quá hạn là loại nợ đã đến hạn mà khách hàng không đến trả cho Ngân hàng, nợ quá hạn là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Nếu nợ quá hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng qua từng năm thì nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng có thể làm cho Ngân hàng bị thua lỗ và dẫn đến phá sản. Do đó chỉ tiêu nợ quá hạn là chỉ tiêu luôn được các Ngân hàng quan tâm. Sau đây là tình hình nợ quá hạn tại PGD Cầu Ngang - Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011.
+ Ngành nông nghiệp: Với ngành nông nghiệp, dù điều kiện sản xuất thời
gian qua gặp nhiều khó khăn, trên toàn địa bàn và các vùng lân cận trong năm 2009 dịch rầy nâu đang hoành hành. Thực hiện chủ trương “né rầy” của Nhà nước, người dân đã chuyển sản xuất từ 3 vụ/năm xuống chỉ còn 2 vụ/năm, tuy vậy nhưng năng suất thu hoạch cũng không cao dẫn đến hiện tượng nợ quá hạn trong năm 2009 của ngành là 40 triệu đồng nhưng đến năm 2010 thì nợ quá hạn ngắn hạn của ngành là 3 triệu đồng giảm 37 triệu đồng tương đương giảm 92,5% so với năm 2009. Đến năm 2011 mức nợ quá hạn chỉ còn 1 triệu đồng tương đương giảm 66,67% so với năm 2010. Tình hình nợ quá hạn qua ba năm của PGD đều giảm. Đây là kết quả đáng mừng, nó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn, đôn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân trước khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thường xuyên, bám sát địa bàn phân tích từng món vay khó đòi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
+ Thương mại - dịch vụ: Nhìn chung nợ quá hạn ngắn hạn ngành thương
mại - dịch vụ chỉ xuất hiện vào năm 2011, cụ thể là 69 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn trong năm 2011 của ngành là do 1 số hộ còn chậm trễ trong khâu trả nợ Ngân hàng mặc dù Ngân hàng đã nhiều lần gọi điện nhắc nhở và gửi thư mời đến tận nhà khách hàng. Điều này nói lên hiệu quả kinh tế của việc đầu tư vào ngành này, do đó Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc đầu tư vào ngành nghề này góp phần phát triển kinh tế địa phương và nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng.
Tóm lại: Theo số liệu thống kê tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng có thể chấp nhận được. Vì tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với doanh số cho vay, thu nợ của chi nhánh Ngân hàng. Cho thấy chi nhánh Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trong các năm qua.
Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 11: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng qua ba năm (2009-2011)
ĐVT: Triệu Đồng
Chỉ tiêu Năm