Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Bảng 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại Ngân hàng qua ba năm (2009-2011)
ĐVT: Triệu Đồng
Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 8.832 12.892 20.893 4.060 45,97 8.001 62,06 Thương mại-dịch vụ 27.076 36.592 46.514 9.516 35,15 9.922 27,12 32
Thủy - hải
sản 1.477 2.642 5.202 1.165 78,88 2.560 96,90
Các ngành
khác 4.680 5.158 562 478 10,21 (4.596) (89,10)
Tổng 42.065 57.284 73.171 15.219 36,18 15.887 27,73
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Qua bảng 6 ta thấy tổng mức thu nợ ngắn hạn ở các ngành như sau:
+ Ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp có mức thu nợ tăng trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2010 mức thu nợ đạt được là 12.892 triệu đồng tăng 4.060 triệu đồng, tương đương tăng 45,97% so với năm 2009. Đến năm 2011 mức thu nợ là 20.893 triệu đồng tăng 8.001 triệu đồng, tương đương tăng 62,06% so với năm 2010. Nguyên nhân mức thu nợ tăng trưởng như trên là do bà con nông dân dám mạnh dạn đầu tư vốn vào mô hình sản xuất kinh doanh mới theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nên đã đem lại lợi nhuận cao sau mỗi vụ thu hoạch. Từ lợi nhuận thu được trên việc sử dụng vốn đúng mục đích nên bà con nông dân đã thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh Ngân hàng. Mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng doanh số thu nợ đối với ngành này vẫn tăng đều trong 3 năm qua là do cán bộ tín dụng của chi nhánh Ngân hàng đã hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đối với khách hàng đến vay, chỉ cho vay đối với những phương án khả thi và có khả năng thu hồi nợ cao.
+ Thương mại - dịch vụ
Ngành thương mại - dịch vụ có tỷ trọng doanh số thu nợ cao nhất trong tổng doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh Ngân hàng. Cụ thể năm 2010 có mức thu nợ là 36.592 triệu đồng tăng 9.516 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 mức thu nợ là 46.514 triệu đồng tăng 9.922 triệu đồng tương đương tăng 27,12% so với năm 2010.
+ Thủy- hải sản
Ngành thủy sản có mức thu nợ tăng qua các năm. Cụ thể là mức thu nợ năm 2009 đạt 1.477 triệu đồng đến năm 2010 đạt 2.642 triệu đồng tăng 1.165 triệu đồng tương đương tăng 78,88% so với năm 2009. Năm 2011 mức thu nợ là 5.202 triệu đồng tăng 2.560 triệu đồng tương đương tăng 96,90% so với năm 2010. Sở dĩ công tác thu nợ đạt kết quả cao trong năm 2011 là do trong năm này sản phẩm
nuôi trồng ngành thủy sản như tôm, cá, … được mùa và bán được giá cao, khách hàng có lợi nhuận cao nên công tác thu hồi nợ dễ dàng hơn (đặc biệt là nông dân ở xã Mỹ Long Nam - xã áp dụng mô hình thí điểm xã Nông Thôn Mới).
+ Ngành khác:
Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với các ngành khác có sự tăng giảm qua 3 năm. Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với các ngành này đạt 5.158 triệu đồng tăng 478 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn các ngành này giảm xuống còn 562 triệu đồng giảm 4.596 triệu đồng tương đương giảm 89,1% so với cùng kỳ năm 2010.
Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn các ngành nghề đạt doanh số thu nợ khá tốt, tăng dần qua các năm, chỉ có một số ngành khác là có sự sụt giảm nhưng không đáng lo ngại vì đây chỉ là tạm thời và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Đây cũng là tín hiệu khá tốt trong công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng. Điều này chứng tỏ người dân vay tiền của Ngân hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng qua ba năm (2009-2011)
ĐVT: Triệu Đồng
Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Hộ gia đình Cá nhân 37.555 51.684 68.721 14.129 37,62 17.037 32,96 DNTN - HTX 4.510 5.600 4.450 1.090 24,17 (1.150) (0,54) Tổng 42.065 57.284 73.171 15.219 36,18 15.887 27,73
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Qua bảng 7 ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tại PGD Cầu Ngang - Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh tăng dần qua từng năm, doanh số thu nợ ngắn hạn của năm sau luôn cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ trong những năm qua các thành phần kinh tế trong địa bàn đều làm ăn có hiệu quả.
Đối với hộ gia đình cá nhân doanh số thu nợ ngắn hạn đều tăng qua 3 năm. Năm 2010 doanh số thu nợ là 51.684 triệu đồng tăng 14.129 triệu đồng so năm 2009. Đến năm 2011 doanh số này đạt được là 68.721 triệu đồng tăng 17.037 triệu đồng tương đương tăng 32,96% so với năm 2010. Doanh số thu nợ tăng là do người vay muốn tạo mối quan hệ tốt với Ngân hàng, thêm vào đó Ngân hàng có chủ trương xếp loại khách hàng, đối với những khách hàng thường xuyên để nợ quá hạn tại Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ tạm ngừng hoạt động tín dụng. Nhận thức được vấn đề này nên hộ gia đình, cá nhân đã cố gắng trả nợ đúng hạn duy trì mối quan hệ tốt với Ngân hàng để có thể vay vốn, chính vì vậy doanh số thu nợ tăng là điều hợp lý.
Đối với DNTN - HTX, doanh số thu nợ mang tính ổn định tương đối, không biến động nhiều. Cụ thể, năm 2009 là 4.510 triệu đồng nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 5.600 triệu đồng tức tăng 1.090 triệu đồng. Đến năm 2011 doanh số này còn 4.450 triệu đồng giảm 1.150 triệu đồng so với năm 2010. Nhìn chung các doanh nghiệp vẫn muốn duy trì quan hệ tốt với Ngân hàng và Ngân hàng cũng luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả nhất nếu doanh nghiệp có nhu cầu và thỏa mãn được các điều kiện của Ngân hàng.