Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH CẦU NGANG - NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH (Trang 39)

Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 8: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại Ngân hàng qua ba năm (2009-2011)

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 1.354 2.835 5.678 1.481 109,38 2.843 100,28 Thương mại - dịch vụ 22.445 20.350 24.654 (2.095) (9,33) 4.304 21,15 Thủy - hải sản 366 600 3.875 234 63,93 3.275 545,83 Các ngành khác 600 1.191 2.370 591 98,50 1.179 98,99 Tổng 24.765 24.976 36.577 211 0,85 11.601 46,45 35

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Qua bảng 8 ta thấy dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm cụ thể là:

+ Ngành nông nghiệp

Dư nợ ngành nông nghiệp tăng liên tục qua các năm. Năm 2009 dư nợ là 1.354 triệu đồng, đến năm 2010 là 2.835 triệu đồng tăng 1.481 triệu đồng tương đương tăng 109,38% so với năm 2009. Sang năm 2011 dư nợ là 5.678 triệu đồng tăng 2.843 triệu đồng tương đương tăng 100,28% so với năm 2010. Nguyên nhân dư nợ ngành nông nghiệp tăng qua các năm là do doanh số cho vay ngành này tăng nên dư nợ cũng tăng là đều hợp lý. Bên cạnh đó, do công nghệ ngày càng phát triển, ngày nay việc cắt lúa, cày xới đất đã được tiện lợi hơn với các máy móc, thiết bị nông nghiệp, nhưng chi phí mua sắm các thiết bị này cũng không nhỏ và thế là nhu cầu vốn lại xuất hiện và dư nợ Ngân hàng đã tăng lên cho khoản máy móc thiết bị này. Qua đó cho thấy, lĩnh vực kinh doanh sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của huyện, lĩnh vực này đang tăng trưởng theo đà tăng trưởng của nền kinh tế và các khách hàng thuộc lĩnh vực này không chỉ là khách hàng truyền thống của Ngân hàng mà còn là những khách hàng đầy tiềm năng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

+ Thương mại - dịch vụ

Dư nợ ngành thương mại - dịch vụ tăng có sự tăng giảm qua các năm và có xu hướng tăng trong những năm tới. Năm 2009 dư nợ là 22.445 triệu đồng, đến năm 2010 là 20.350 triệu đồng giảm 2.095 triệu đồng tương đương giảm 9,33% so với năm 2009. Sang năm 2011 dư nợ là 24.654 triệu đồng tăng 4.304 triệu đồng tương đương tăng 21,15% so với năm 2010. Nguyên nhân do chính sách phát triển kinh tế của huyện nên thúc đẩy ngành thương mại - dịch vụ phát triển, do đó nhu cầu vốn cho ngành này càng tăng, làm cho doanh số cho vay ngành thương nghiệp tăng dẫn đến dư nợ ngành thương nghiệp tăng. Mặt khác dư nợ tăng cao là do nhu cầu vay vốn của khách hàng vay vốn ngày càng tăng, hầu hết các doanh nghiệp đều đủ điều kiện để Ngân hàng cung cấp tín dụng. Bên cạnh đó, năm 2010 có sự sụt giảm dư nợ là do tình hình giá cả thị trường diễn biến phức tạp nên số ít khách hàng còn e ngại không dám mạnh dạn đầu tư, dẫn đến nhu cầu vay vốn không tăng.

+ Thủy-hải sản

Qua số liệu cho thấy dư nợ ngành thủy - hải sản tăng qua các năm và có xu hướng tăng trong những năm tới. Năm 2009 dư nợ là 366 triệu đồng, đến năm 2010 là 600 triệu đồng tăng 234 triệu đồng tương đương tăng 63,93% so với năm 2009. Sang năm 2011 dư nợ là 3.875 triệu đồng tăng 3.275 triệu đồng tương đương tăng 545,83% so với năm 2010 Nguyên nhân do người dân tiếp cận nhanh chóng với phương thức chăn nuôi hiện đại cho nên hiệu quả của con giống, thức ăn giúp người dân nâng cao được năng suất. Đặc biệt là mô hình nuôi tôm sú công nghiệp đang được bà con áp dụng rộng rãi và mang lại lợi nhuận khá cao tại các xã Hiệp mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây, Mỹ Long Nam…..Đây được xem là lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển trong những năm tới, góp phần mang lại lượng lớn thu nhập cho Ngân hàng.

+ Ngành khác

Nhìn chung doanh số dư nợ ngắn hạn đối với các ngành khác cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2010 doanh số dư nợ ngắn hạn đối với các ngành này đạt 1.191 triệu đồng tăng 591 triệu đồng, tương đương tăng 98,5% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số dư nợ ngắn hạn các ngành này 2.370 triệu đồng tăng 1.179 triệu đồng tương đương tăng 98,99% so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân là do những năm qua Ngân hàng luôn mở rộng cho và hoạt động đầu tư cho vay đã tác động tích cực vào việc sắp xếp tổ chức kinh doanh, giúp cho họ đứng vững hơn trong cơ chế thị trường và kinh doanh có hiệu quả hơn, nhưng phạm vi hoạt động chưa nhiều. Mặt khác, trong ba năm qua chi nhánh đã tích cực tìm kiếm thị trường, chọn lọc nhiều khách hàng mới, làm ăn có hiệu quả ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau để hợp tác.

 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 9: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng qua ba năm (2009-2011)

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch2011/2010 Số tiền % Số tiền % Hộ gia đình Cá nhân 22.165 22.476 30.127 311 1,40 7.651 34,04 37

DNTN -

HTX 2.600 2.500 6.450 (100) (3,85) 3.950 158,00

Tổng 24.765 24.976 36.577 211 0,85 11.601 46,45

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh)

Qua bảng 9 ta thấy tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua các năm đều tăng. Cụ thể như sau:

Đối với hộ gia đình, cá nhân tình hình dư nợ ngắn hạn năm 2009 đạt 22.165 triệu đồng, đến năm 2010 dư nợ đối với hộ gia đình, cá nhân là 22.476 triệu đồng tăng 311 triệu đồng tương đương tăng 1,4% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ đối với thành phần kinh tế này là 30.127 triệu đồng tăng 7.651 triệu đồng tương đương tăng 34,04% so với năm 2010. Dư nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân tăng qua các năm vì đây là đối tượng cho vay chính của PGD Cầu Ngang - Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh. Hơn nữa, trong năm 2011 Ngân hàng tiến hành xử lý nợ rủi ro và tiếp tục cho vay phục hồi sản xuất đối với hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên lúa nhất là rầy nâu, giá lúa, giá cá sụt giảm mạnh người dân bị thua lỗ… do đó dư nợ tăng cao là điều hợp lý. Do là địa bàn nông thôn nên Ngân hàng tập trung vốn cho vay đối tượng này là phù hợp.

Đối với DNTN - HTX, dư nợ ngắn hạn năm 2010 là 2.500 triệu đồng giảm 100 triệu đồng tương đương giảm 3,85% so 2009. Năm 2011 dư nợ đối với thành phần kinh tế này là 6.450 triệu đồng tăng 3.950 triệu đồng tăng 158% so với năm 2010. Với việc các thành phần kinh tế này gia tăng trên địa bàn, có nhiều dự án được Ngân hàng chấp thuận,…nên đã góp phần làm tăng dư nợ lên. Và tiềm năng để mở rộng dư nợ cho thành phần kinh tế này còn rất lớn vì cùng với sự phát triển kinh tế huyện có thể số lượng các doanh nghiệp mới sẽ tăng mạnh lên trong thời gian sắp tới.

Tóm lại: Tình hình dư nợ của PGD đối với hộ gia đình, cá nhân và đối với DNTN - HTX đều tăng qua các năm. Có được điều này là do Ngân hàng đã có sự lựa chọn khá kỹ một số khách hàng cũ đáp ứng một số tiêu chí sau: khách hàng có tình hình tài chính tốt, có thời gian giao dịch với Ngân hàng lâu dài và sử dụng nhiều dịch vụ, sản phẩm của Ngân hàng, khách hàng đóng góp nhiều vào thu nhập của Ngân hàng và có uy tín trong quá trình giao dịch với Ngân hàng, để tăng

thêm vốn cho họ và được Ngân hàng mở rộng tỷ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp trong việc vay vốn tại Ngân hàng. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi bám sát địa bàn, tiếp thị có hiệu quả đồng thời hướng dẫn thủ tục nhanh gọn làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng phục vụ của PGD Cầu Ngang -

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH CẦU NGANG - NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w