Mô hình hóa bài toán:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của ứng suất nhiệt trong bê tông áp dụng tính toán cho công trình bản mòng tỉnh sơn la (Trang 78)

- Đất ít bị nén và nén tương đối đều;

3.2.6. Mô hình hóa bài toán:

Bài toán phân tích nhiệt được dựa trên các số liệu ở trên, mô hình hóa bài toán được đưa ra với các đợt thi công đã được xác định theo tiến độ thi công như Hình 3.9 và Hình 3.10 dưới đây.

Nhập các điều kiện biên:

- Tải trọng bản thân: Tùy thuộc vào quy mô từng đợt thi công, tải trọng này đã được khai báo trong phần khai báo các thông số vật liệu. Và để thể hiện tải trọng tác dụng theo phương tính toán trong mặt phẳng tính là mặt phẳng xz, trong khai báo “Self weight” chọn các giá trị (x,y,z) = (0,0,-1);

- Khai báo điều kiện biên liên kết: +) Đối với nền:

Các điểm nút thuộc đáy, biên trái, biên phải: Khống chế chuyển vị thẳng theo 03 phương, x, y, z. Cho phép chuyển vị góc xoay theo 03 phương.

Bài toán phẳng, tính toán trên mặt phẳng xz, vì vậy các mặt bên của dải tính toán được khống chế chuyển vị theo phương y;

+) Đối với thân đập:

Đối với thân đập, không khai liên kết của vật liệu thân đập với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, với bài toán phẳng, tính toán trên mặt phẳng xz, vì vậy các mặt bên của dải tính toán được khống chế chuyển vị theo phương y;

- Khai báo điều kiện biên về nhiệt độ và giới hạn truyền nhiệt:

+) Đối với nền:

Các điểm nút thuộc đáy, biên trái, biên phải: Được khai báo điều kiện biên nhiệt độ trong “Heat of Hydration” với biên nhiệt không đổi theo thời gian (Nhiệt môi trường): Constant Temperature: +20 0C và hệ số truyền nhiệt theo Bảng 3.5 ở trên.

Bài toán phẳng, tính toán trên mặt phẳng xz, vì vậy các mặt biên của dải tính toán không khai báo điều kiện biên nhiệt (Sẽ được hiểu là không truyền nhiệt hay cấp nhiệt từ mặt biên của dải tính);

Các điểm nút mặt trên nền (mặt nền tiếp xúc với không khí): Được khai báo điều kiện biên nhiệt độ trong “Heat of Hydration” với biên nhiệt thay đổi theo thời gian (Hình 3.5) và hệ số truyền nhiệt theo Bảng 3.5 ở trên.

+) Đối với thâp đập:

Tùy thuộc vào phân đợt thi công của khối đập mà nhập các điều kiện biện cho từng khối đập. Trình tự nhập điều kiện biên nhiên cho 01 khối đập như sau: Mặt bên trên mặt phẳng tính xz: Các nút được nhập theo nhiệu độ môi trường thay đổi theo thời gian (Hình 3.5) và hệ số truyền nhiệt theo Bảng 3.5 ở trên.

Mặt trên của khối thi công được được nhập tương tự.

02 mặt biên của dải tính toán không khai báo (Sẽ được hiểu là không truyền nhiệt hay cấp nhiệt từ mặt biên của dải tính);

- Khai báo điều kiện biên về nguồn nhiệt (Heat Source Function):

Nguồn nhiệt chỉ được định nghĩ cho phần vật liệu thân đập, với đặc trưng của nguồn nhiệt được quy định theo Bảng 3.5 và Hình 3.7 ở trên.

64 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7 Đợt 8

Hình 3.10: Mô hình hóa mặt cắt đập hoàn thiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của ứng suất nhiệt trong bê tông áp dụng tính toán cho công trình bản mòng tỉnh sơn la (Trang 78)