liên tục nên rút ngắn đáng kể thời gian thi công xây dựng công trình. Việc đẩy nhanh tiến độ thi công đem lại hiệu quả kinh tế cao do sớm đưa công trình vào vận hành khai thác, nhất là với các công trình thủy điện.
- Đập tràn và kết cấu phụ trợ: Trong sơ đồ bố trí với đập bê tông thì công trình tháo thường được bố trí ngay tại đập chính, cho phép xả lũ từ đỉnh đập xuống hạ lưu. Nếu so sánh với phương án bố trí công trình tháo cho đập vật địa phương, đập tràn thường được bố trí ở vai đập hoặc yên ngựa và tách khỏi đập chính, do đó sẽ gây tốn kém hơn nhiều so với phương án bố trí trong đập bê tông. Đối với các công trình lấy nước, với đập bê tông cửa lấy nước thường được bố trí neo ở mặt thượng lưu, với đập vật liệu địa phương thì cửa lấy nước kiểu tháp và được bố trí độc lập, tách ra xa chân đập. Chiều dài bản đáy đập cũng là một lợi thế của việc lựa chọn đập bê tông vì rút ngắn được chiều dài đường dẫn nước, chiều dài đường ống áp lực
so với khi bố trí các hạng mục công trình này trong đập vật liệu địa phương.
- Công trình dẫn dòng và đê quai: Đối với công trình bê tông, có thể tháo lũ thi công qua công trình đang dang dở, đây là một trong những ưu việt của đập bê tông so với đập vật liệu địa phương. Nếu chọn sơ đồ dẫn dòng qua lòng sông cũ, với lợi thế chiều dài bản đáy ngắn nên rút được khối lượng đê quây. Hơn nữa do rút ngắn thời gian thi công nên khả năng gặp lũ thi công lớn ít hơn, làm giảm bớt kích thước công trình tháo, chiều cao đê quai và tăng ổn định công trình.
- Giá thành xây dựng: Khác với đập vật liệu địa phương có thể sử dụng nguồn vật liệu tại chỗ, còn công tác thi công đập bê tông thì phải có hai nguồn vật liệu chính là đá và xi măng. Do đó chi phí xây đập bê tông có thể cao hơn. Nhưng đánh giá trên toàn bộ công trình, do rút ngắn thời gian thi công sớm đưa công trình vào khai thác, giảm chi phí cho các công trình dẫn dòng, lấy nước và các kết cấu phụ trợ nên có khi chi phí công trình xây dựng lại nhỏ hơn so với phương án sử dụng đập vật liệu địa phương.
- Các công tác khác: Khối lượng thi công đập bê tông nhỏ hơn nhiều so với đập vật liệu địa phương do đó làm giảm đáng kể các tác động tiêu cực đến môi trường. Do mức độ cơ giới hóa nhanh nên giảm được số nhân lượng nhân lực trên công trường vì thế sức ép về việc giải quyết công ăn việc làm cho công nhân xây dựng cũng ít hơn..
- Đập bê tông có ưu điểm vượt trội so với đập vật liệu địa phương tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là yêu cầu thi công nền móng công trình cũng phức tạp hơn, kỹ thuật thi công cũng phức tạp hơn. Một trong những vấn đề phức tạp trong thi công là khống chế được nhiệt thủy hóa xi măng để không xảy ra ứng suất nhiệt gây nguy hiểm cho công trình. Đây cũng chính là một vấn đề mà luận văn muốn đề cập đến.
1.4.2. Một số điều kiện cơ bản để xây dựng đập bê tông
Đập bê tông là loại đập có thể sử dụng tràn nước (đập tràn) và không tràn nước (Đập dâng). So với đập vật liệu địa phương thì đập bê tông có thể được xây dựng trên nền đá hoặc nền không phải là đá, nhưng phải đảm bảo sự liên kết giữa
18
đập và nền. Do đó cần phải đảm bảo điều kiện đập và nền ổn định trong mọi điều kiện làm việc, trong thời gian thi công cũng như vận hành khai thác; đập và nền phải an toàn về thấm, về lún không đều, ảnh hưởng của nhiệt độ....
[10] Khi xây dựng đập bê tông trên nền đá thì cần đảm bảo một số điều kiện về địa chất nền như sau: