Giới thiệu tổng quan công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của ứng suất nhiệt trong bê tông áp dụng tính toán cho công trình bản mòng tỉnh sơn la (Trang 62)

- Đất ít bị nén và nén tương đối đều;

3.1.Giới thiệu tổng quan công trình

- Tên công trình: Công trình Hồ chứa nước Bản Mòng

- Cấp công trình: Cấp III.

Hồ chứa nước Bản Mòng xây dựng trên suối Nậm La. Tuyến đập đầu mối tạo hồ chứa xây dựng tại xã Hủa La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. cách TP Sơn La khoảng 7 km về phía Tây Nam, có toạ độ địa lý khoảng:

+ 21018’45” vĩ độ Bắc. + 103051’30” kinh độ Đông. − Các đập dâng trên suối Nậm La:

 Đập Bản Póng : tại Bản Póng.

 Đập Cầu Trắng : tại thượng lưu Cầu Trắng, Thành phố Sơn La.

 Đập Bản Hài : tại Bản Hài.

 Đập Bản Hụm : tại bản Hụm.

 Đập Bản Ái : tại Bản Ái.

Đập Bản Phiềng Hay: tại bản Phiềng Hay

* Đập bê tông trọng lực:

Chiều dài đỉnh đập L = 162,2m.

* Tràn xả lũ:

Loại tràn thực dụng, mặt cắt ngang Crigơ-Ôphixêrôp không chân không, gồm 3 cửa, với kích thước nx(BxH) = 3x(5x9,25)m, cao độ ngưỡng +660,0m. Kết cấu lõi bằng BTM150 bọc ngoài bằng BTCT.

* Cống lấy nước

Cống có nhiệm vụ cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng thiết kế Qtk = 0,4 m3/s. Hình thức cống ngầm chảy có áp đặt trong thân đập bê tông, cao trình ngưỡng cống +647,20m. Kết cấu thân cống bằng ống thép Φ60cm bọc BTCT.

* Cống xả hạ lưu

Hình thức cống ngầm chảy có áp đặt trong thân đập bê tông, lưu lượng xả cấp nước Qtk = 0,97 m3/s, lưu lượng xả lớn nhất Qmax = 30,89m3/s, cao trình ngưỡng cống +647,20m, mặt cắt ngang hình chữ nhật kích thước BxH = (1,5x1,8)m. Kết cấu thân cống bằng BTCT.

- Các tiêu chuẩn thiết kế

- Tần suất lũ thiết kế P=1.0%. - Tần suất lũ kiểm tra P=0.2%. - Tần suất đảm bảo tưới: P=85%.

- Tần suất cấp nước sinh hoạt và công nghiệp: P=90%. - Tần suất dẫn dòng thi công: P=10%

- Nhiệm vụ công trình:

Công trình được thiết kế với nhiệm vụ sau:

+ Phòng chống lũ quét, sạt lở do thượng nguồn Bản Mòng gây ra; cắt, giảm lũ cho thành phố Sơn La với tần suất P=5% ứng với cao trình mực nước tại Cầu Trắng +595,19 (thấp hơn dầm Cầu Trắng khoảng 1,2m).

+ Cấp nước tưới tự chảy cho 263ha đất nông nghiệp ven suối Nậm La.

+ Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng 27.500 m3/ngày đêm.

+ Xả nước về hạ du trong mùa kiệt, đảm bảo môi trường sinh thái với Q=0,4m3/s.

+ Tạo nguồn cấp nước tưới ẩm cho 947 ha đất nông nghiệp. + Kết hợp phát triển du lịch, cải thiện môi trường sinh thái.

- Điều kiện khí hậu tại khu vực xây dựng công trình.

a. Nhiệt độ không khí.

Tài liệu quan trắc tại các trạm khí tượng trên lưu vực sông chỉ ra rằng chế độ nhiệt của lưu vực mang tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa. Lưu vực sông có mùa sông tương đối lạnh và mùa hè tương đối nóng. Phạm vi giao động nhiệt độ không khí trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là tương đối lớn. Các tháng nóng nhất là VII và VIII, các tháng lạnh nhất là XII, I. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

48 b. Gió:

Hướng gió trên lưu vực sông thay đổi theo mùa và có đặc điểm gió mùa Đông Nam Á. Hướng gió thịnh hành là hướng Tây (W) và hướng Đông (E) với tần suất xuất hiện khoảng 28%-36% tại trạm Sơn La. Tốc độ gió ít nhất khoảng 1%-2%. Tốc độ gió trung bình ít thay đổi theo tháng và theo mùa, nhưng do ảnh hưởng của địa hình, tốc độ gió có giảm đi và hướng gió cũng thay đổi khác nhau. Nhìn chung tốc độ gió mùa khô lớn hơn tốc độ gió mùa mưa.

3.2.Tính toán, kiểm tra ứng suất nhiệt theo điều kiện thiết kế

3.2.1.Tính nhiệt độ giới hạn lớn nhất cho phép theo lý thuyết và so sánh các kết quả về mặt nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của ứng suất nhiệt trong bê tông áp dụng tính toán cho công trình bản mòng tỉnh sơn la (Trang 62)