Tăng nhanh tốc độ tỏa nhiệt của bêtông sau khi đổ (làm mát sau)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của ứng suất nhiệt trong bê tông áp dụng tính toán cho công trình bản mòng tỉnh sơn la (Trang 54)

- Đất ít bị nén và nén tương đối đều;

2.4.3.Tăng nhanh tốc độ tỏa nhiệt của bêtông sau khi đổ (làm mát sau)

2.4.3.1. Tăng tiết diện tản nhiệt.

Kích thước khối đổ bê tông và thời gian nghỉ cách quãng đối với hiệu quả tỏa nhiệt thiên nhiên có rất nhiều ảnh hưởng. Sử dụng đổ tầng mỏng và kéo dài thích đáng thời gian cách quãng có thể làm cho đại bộ phận thủy hóa nhiệt từ mặt lộ ra, từ đó có thể hạn chế nhiệt cao nhất.

Để tăng tiết diện tản nhiệt bằng cách để lại các giếng đứng, khe tản nhiệt. Khi thi công xong, trước khi công trình vận hành phải lấp kín các giếng hay khe tản nhiệt này. Việc lấp các giếng hay khe này phải chờ sau khi khối bê tông được ổn định và chọn thời điểm cuối đông đầu xuân để tiến hành.

2.4.3.2. Khống chế nhiệt độ ở mặt tỏa nhiệt.

Dùng bao tải phủ lên trên bề mặt khoảnh, phun nước lạnh, đặt nước đá lên mặt bê tông để hạ thấp nhiệt độ ở bề mặt khoảnh đổ bê tông mới đổ liên tục trong 10 ngày đầu, do đó có thể tăng tốc độ tản nhiệt. Cần chú ý đảm bảo nhiệt độ tối thiểu để không sinh ra độ chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài khối bê tông quá lớn để hạn chế nứt nẻ bề mặt.

Biện pháp này giữ được độ ẩm của bê tông và làm mát được môi trường xung quanh

 Giảm chiều dày (chiều cao) khoảnh đổ… Bố trí tuần tự khoảnh đổ để kéo dài thời gian giãn cách giữa khoảnh đổ và khoảnh đổ trên nó.

Tại công trình đập Tân Giang năm 2000 đã chia khối đổ thành những khối bê tông lên đến 350-400m3, nhiệt độ lớn nhất trong khoảnh đổ đo được lên đến 54- 560C. Khi thi công đập Lòng Sông năm 2002 đã chia thành những khối có kích thước nhỏ hơn, thể tích khoảnh đổ lớn nhất là 250 m3, nên nhiệt độ trong khoảnh đô được chỉ từ 50-510C (so sánh với khối đổ cùng độ dày là 2m và điều kiện cấp phối bê tông và môi trường tương tự nhau)

 Hạ thấp nhiệt độ ở mặt toả nhiệt như tưới nước lạnh.

 Tăng tốc độ toả nhiệt bên trong bằng cách chôn đường ống dẫn nước lạnh, chừa giếng đứng trong khối bêtông (xem hình vẽ).

Hình 2.8: Sơ đồ bố trí đường ống làm lạnh trong khối đổ

Biện pháp này được áp dụng vào công trình Tân Giang, Lòng Sông và cho thấy khá hiệu quả.

2.4.3.3. Dùng hệ thống ống thép hoặc ống PVC nhỏ chôn sẵn trong khối bê tông.

40

Các ống này đặt cách nhau từ 1,5-3m làm thành một hệ thống tuần hoàn đặt ngay trong khối bê tông khi đổ. Hệ thống làm lạnh gồm: nhà máy làm lạnh trước, trạm bơm, hệ thống đường ống.

Sau khi đổ bê tông, ta cho nước lạnh chảy qua hệ thống ống này để hạ thấp nhiệt độ trong khối bê tông. Nhiệt độ nước lạnh và tốc độ dòng nước trong ống cần phải khống chế để phòng ngừa nứt nẻ bề mặt xung quanh ống. Nhiệt độ nước trong giai đoạn đầu (sau khi đổ bê tông 4-6h đến 7 ngày) nên bằng nhiệt độ ban đầu của hỗn hợp bê tông, sau đó nhiệt độ của nước thấp hơn khoảng 5-60C.

Giải pháp này có ưu điểm nổi bật là: điều hòa nhiệt một cách chủ động, linh hoạt, cho phép hạ nhiệt độ của bê tông một cách tùy ý. Nhiệt độ trong khối bê tông phân bố đều, tránh được sự chênh lệch nhiệt độ giữa tâm khối với mặt ngoài.

Phương pháp dùng ống thép cũng có nhược điểm lớn là chi phí cao, phức tạp trong quá trình thi công và khai thác, có thể gây ứng suất cục bộ.

Xu thế hiện nay, hệ thống ống làm mát là PVC đã được sử dụng khá nhiều ở Trung Quốc nên giá thành sẽ rất rẻ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển của ứng suất nhiệt trong bê tông áp dụng tính toán cho công trình bản mòng tỉnh sơn la (Trang 54)