2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc
- Đặc điểm tự nhiên.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội.
2.3.2. Tình hình quản lý đất đai và thị trƣờng bất động sản của huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc
- Tình hình quản lý đất đai. - Tình hình sử dụng đất.
- Thực trạng thị trƣờng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng.
2.3.3. Cơ sở pháp luật và quy trình, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất áp dụng trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc
- Quy đất để tổ chức đấu giá
- Công tác xác định giá sàn khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. - Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất.
- Quản lý và sử dụng tiền thu đƣợc từ đấu giá quyền sử dụng đất.
2.3.4. Kết quả đấu giá tại một số dự án điều tra
- Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Đại Đồng. - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị trấn Thổ Tang. - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Lý Nhân. - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Tuân Chính.
2.3.5. Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua các mặt
- Hiệu quả về mặt kinh tế. - Hiệu quả về mặt xã hội.
- Hiệu quả đối với công tác quản lý Nhà nƣớc.
2.3.6. Một số hạn chế của công tác đấu giá quyền sử dụng đất 2.3.7. Một số đề xuất đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất 2.3.7. Một số đề xuất đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu tại các phòng, ban có liên quan và tại UBND các xã; thu thập các văn bản, tài liệu liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất của TW (Chính phủ, các Bộ ngành), tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài
+ Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội UBND huyện Vĩnh Tƣờng.
+ Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan từ sách, báo và các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp:
+ Phỏng vấn trực tiếp cán bộ tham gia đấu giá, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, thôn, các hộ gia đình tại nơi tổ chức đấu giá.
+ Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân để thu thập thông tin.
+ Phỏng vấn 152 đại diện hộ gia đình nằm trong, xung quanh phạm vi các dự án, cụ thể:
. Dự án khu đất đấu giá QSD đất tại xã Tuân Chính: 38 phiếu. . Dự án khu đất đấu giá QSD đất tại thị trấn Thổ Tang: 48 phiếu. . Dự án khu đất đấu giá QSD đất tại xã Lý Nhân: 31 phiếu. . Dự án Khu đất đấu giá QSD đất tại xã Đại Đồng: 35 phiếu
Nội dung phỏng vấn: các vấn đề liên quan tới đấu giá quyền sử dụng đất nhƣ: Giá sàn, giá khởi điểm, cơ chế đấu giá ....
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng ý kiến của các chuyên gia tƣ vấn, các nhà quản lý về các lĩnh vực bất động sản, quy hoạch, xây dựng, tài chính và quản lý sử dụng đất, cụ thể:
Phỏng vấn lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban: Tài nguyên và Môi trƣờng; phòng Tài chính Kế hoạch.
Phỏng vấn nhƣng cán bộ tham gia các các công tác đấu giá Quyền sử dụng đất tại 04 dự án.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu và xử lý số liệu điều tra.
+ Thống kê các số liệ u đã thu thập đƣợc nhƣ diện tích, số tiền trúng đấu giá…
+ Tổng hợp, phân tích kết quả thu đƣợc từ phiếu điều tra.
+ Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập đƣợc để rút ra nhận xét. + Xử lý, tính toán số liệu thu thập đƣợc bằng phần mềm Excel.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Tƣờng là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, cách Thành Phố Vĩnh Yên gần 11 km dọc theo QL2A đƣợc giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 210 08’14’’ đến 210 20’ 30’’vĩ độ Bắc và từ 1050 26’37’’ đến 1050 32’44’’ kinh độ Đông gồm 3 Thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:
- Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch
- Phía Đông giáp huyện Yên Lạc
- Phía Nam giáp Thành phố Hà Nội
- Phía Tây giáp Thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ
Vĩnh Tƣờng có vị trí địa lý nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: Thành Phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); TP Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội). Huyện nằm trên trục giao lƣu giữa 2 vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung Du Bắc Bộ bằng cả đƣờng sông, đƣờng sắt và đƣờng bộ. Tuyến Quốc Lộ 2 và tuyến đƣờng sắt chạy song song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối liền trung tâm huyện với Quốc Lộ 2C, huyện Yên Lạc và nối với TX Sơn Tây của Hà Nội. Huyện Vĩnh Tƣờng có hệ thống giao thông tƣơng đối phát triển, có đƣờng ô tô, đƣờng sắt, đƣờng sông, đƣờng đê tả Sông Hồng nối từ Bồ Sao với Yên Lạc và Mê Linh Hà Nội đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Tƣờng có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội với các huyện khác trong tỉnh [24].
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Vĩnh Tƣờng tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống tới Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Lũng Hòa, Bồ Sao, Việt Xuân, ngƣợc lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng mấp mô thƣờng tạo thành những lòng chảo nhỏ.
Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mƣa Vĩnh Tƣờng thƣờng bị úng lụt gây ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. (Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tƣờng giai đoạn 2011-2020) [24].
3.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện nhƣ sau:
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.550 mm, với năm cao nhất là 2.100 mm, năm thấp nhất 1.069 mm. Lƣợng mƣa phân bố tƣơng đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lƣợng mƣa cả năm (Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tƣờng giai đoạn 2011-2020) [24].
3.1.1.4. Thuỷ văn
Ba con sông chính chảy qua và bao quanh địa phận huyện Vĩnh Tƣờng là sông Hồng, sông Phó Đáy và sông Phan. Trong đó sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tƣờng với huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội và huyện Phúc Thọ của Hà Nội. Sông Hồng cung cấp một lƣợng nƣớc lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. Mặt khác, sông còn bồi đắp phù sa, tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu. (Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tƣờng giai đoạn 2011- 2020) [24].
3.1.1.5. Tài nguyên
Là một huyện đồng bằng nên nguồn nguyên liệu xây dựng tự nhiên nhƣ đất sét khá dồi dào tập trung tại hầu hết các xã nằm trong đê có chất lƣợng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói. Các xã nằm ngoài đê giáp với sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy lại có lợi thế về cát sỏi có thể khai thác với số lƣợng lớn, đây là nguồn tài nguyên quan trọng đƣợc bồi đắp thƣờng xuyên nhƣ xã Cao Đại, Phú Thịnh, Việt Xuân. (Báo cáo QH sử dụng đất huyện Vĩnh Tƣờng giai đoạn 2011-2020) [24].
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Vĩnh Tƣờng là huyện đồng bằng, hệ thống thủy văn tƣơng đối đa dạng. Sự phát triển công nghiệp, đô thị, các điều kiện về môi trƣờng, sinh thái cơ bản còn giữ đƣợc. Huyện đã có 29/29 xã, thị trấn bố trí xây dựng đƣợc bãi rác tập trung hoặc bãi rác tạm để xử lý rác thải. Chất lƣợng môi trƣờng không khí ở đây cơ bản còn ảnh hƣởng nhiều đến những khu dân cƣ lân cận (UBND huyện Vĩnh Tƣờng 2013) [24].
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.2.1. Những thành tựu kinh tế đạt được
Giai đoạn 2001 - 2013 nền kinh tế của huyện có nhƣng biến động theo hƣớng tích cực, tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất đạt 25,5%/năm. Giai đoạn 2005 - 2013 huyện đã tận dụng những ƣu thế để tăng trƣởng kinh tế, tốc độ tăng bình quân hàng
năm đạt 28,3%; trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất đạt 45,7 %/năm, thƣơng mại - dịch vụ tăng 35,7 %/năm, nông nghiệp thủy sản tăng 12,5%/năm. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhƣ vậy là do xuất phát điểm của các ngành này thấp, sau khi xuất hiện các công ty may Việt Thiên, gạch ốp lát Việt Anh và các công trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng một số khu vực đặc biệt là các khu kinh tế xã hội, làng nghề... tạo ra tốc độ tăng trƣởng.
Năm 2013 tổng giá trị sản xuất toàn huyện ƣớc tính đạt 7.630.464 tỷ đồng gấp hơn 5 lần so với năm 2005 (Phòng Tài chính-Kế hoạch 2013) [5], [25].
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện huyện Vĩnh Tường
Đơn vị tính: triệu đồng Hạng mục 2001 2005 2013 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2000 - 2005 2005 - 2013 2000 - 2013 Nông nghiệp - thủy sản 367.906 824.197 1.866.682 17,6 12,3 14,2 Công nghiệp - xây dựng 77.565 241.390 3.387.394 25,5 45,8 36,0 Thƣơng mại - dịch vụ 104.423 278.395 2.374.386 21,7 35,7 29,7 Tổng GTXS 549.964 1.343.983 7.628.464 19,6 28,2 24,5
* Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch 2013
*Cơ cấu kinh tế và các thành phần kinh tế
Thời kỳ 2001 -2013 chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hƣớng tăng công nghiệp xây dựng và thƣơng mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản. Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2001: Nông nghiệp - thủy sản 66,8 %, công nghiệp xây dựng 14,2 %, thƣơng mại dịch vụ là 19,0 %, năm 2013 tƣơng ứng là: công nghiệp xây dựng 44,5%, thƣơng mại dịch vụ 31,0 % và nông nghiệp là 24,5 % [5], [25].
Bảng 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Tường Chỉ tiêu 2001 2005 2013 Giá trị (tr đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr đồng) Cơ cấu (%) NN – TS 367.925 66,8 824.197 61,3 1.866.682 24,6 CN-XD 77.544 14,0 241.392 18,1 3.387.394 44,3 TM-DV 104.495 19,2 278.394 20,6 2.374.388 31,1 Tổng GTSX 549.964 100 1.343.983 100 7.628.464 100
* Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch 2013
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tƣơng đối rõ và cơ bản là đúng hƣớng, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Trong thời gian tới Vĩnh Tƣờng hoàn toàn có điều kiện đạt mức tăng trƣởng cao hơn và cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn trong khu vực Công nghiệp và xây dựng - dịch vụ nếu khai thác tốt theo tiềm năng và chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về vốn, lao động, cơ sở hạ tầng cũng nhƣ vấn đề thu hút đầu tƣ.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu
a) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Cơ cấu ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, bao gồm các ngành: công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống có 998 cơ sở; công nghiệp chế biến tre, nứa có 111 cơ sở; sản xuất các sản phẩm từ kim loại có 676 cơ sở; sản xuất chế biến trang phục: 145 cơ sở; các sản phẩm gỗ có 634 cơ sở sản xuất tập trung ở các làng nghề nhƣ An Tƣờng, Lý Nhân … huyện Vĩnh Tƣờng đang có sự phát triển các cụm công nghiệp, kinh tế xã hội tại xã Chấn Hƣng, Đại Đồng, Tân Tiến, An Tƣờng, Vũ Di, Vĩnh Sơn tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tƣ. Bƣớc đầu đã thu hút đƣợc các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển các cơ sở sản xuất – kinh doanh mới [5], [25].
Về tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Huyện Vĩnh Tƣờng đã hình thành một số làng nghề: Làng nghề rèn Bàn Mạch Lý Nhân, làng nghề mộc Vân Giang, Vân Hà – xã Lý Nhân, làng nghề mộc Bích Chu, Thủ Độ - xã An Tƣờng, làng nghề đóng tàu Việt An - xã Việt Xuân, làng nghề rắn Vĩnh Sơn (Chi cục thống kê Vĩnh Tƣờng 2013) [5].
b)Nông nghiệp
Năm 2013 giá trị sản xuất của ngành đạt 1.866.682 triệu đồng với tốc độ bình quân ở mức 14,5%/năm (giai đoạn 2001-2013). Cụ thể nhƣ sau:
+ Trồng trọt: Ngành đã có bƣớc tiến quan trọng về năng suất, sản lƣợng, góp phần đảm bảo an toàn lƣơng thực cho toàn huyện, năm 2013 sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt đạt 83.009,4 tấn. Đến năm 2013 giá trị sản xuất của ngành đạt 880.035 triệu đồng (Chi cục thống kê huyện Vĩnh Tƣờng); (Phòng Tài chính-Kế hoạch năm 2013) [5], [25].
+ Chăn nuôi: Năm 2013 đàn trâu có 1781 con, tăng 221 con so với năm 2007 (1552 con); đàn bò 18.982 con, giảm 6.837 con so với năm 2007 (25.825 con); đàn lợn 74.358 con, tăng 14.328 con so với năm 2007 (60.033 con); đàn gia cầm 584.000 con, giảm 15.008 con so với năm 2007 (599.408 con), giá trị sản xuất của chăn nuôi năm 2012 đạt 762.180 triệu đồng (Chi cục thống kê huyện Vĩnh Tƣờng 2013); (Phòng Tài chính - Kế hoạch năm 2013) [5], [25].
+ Ngành thủy sản: Chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng tăng dần. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 là 1.904,25 ha, tăng so với năm 2007 là 332,3 ha. Giá trị sản xuất ngành nuôi trồng thủy sản năm 2012 là 762.181 triệu đồng. (Chi cục thống kê huyện Vĩnh Tƣờng 2013); (Phòng Tài chính - Kế hoạch năm 2013) [5], [25].
c) Thương mại–Dịch vụ - Du lịch
Về thƣơng mại -Dịch vụ: Trong những năm gần đây nhiều thành phần kinh tế (đặc biệt là kinh tế tƣ nhân) tham gia hoạt động dịch vụ với nhiều hình thức phong phú đa dạng, doanh thu từ hoạt động thƣơng mại - dịch vụ năm 2013 đạt 2.374.377 triệu đồng (Phòng Tài chính-Kế hoạch năm 2013).
Về hoạt động du lịch: Địa thế và tính lịch sử của Vĩnh Tƣờng không thuận lợi cho việc đầu tƣ vào lĩnh vực này.
3.1.2.3. Dân số-Lao động
a) Dân số
Tính đến 31/12/2013, toàn huyện có 204.352 ngƣời, trong đó độ tuổi lao động là 116.558 ngƣời chiếm 57,04% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu
hƣớng giảm dần từ 1,93% (năm 2005) xuống còn 1,44% (năm 2013).
Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm 2013 là 1.420 ngƣời/km2
, song phân bố không đều, tập trung ở các xã có ngành nghề thủ công, dịch vụ phát triển nhƣ Đại Đồng, Tân Tiến, thị trấn Thổ Tang, Bình Dƣơng, Lý Nhân (cao nhất ở thị trấn Thổ Tang là 2.963 ngƣời /km2). Các xã có mật độ dân thƣa hơn nhƣ Cao Đại, Phú Đa (thấp nhất ở Phú Đa là 821 ngƣời /km2) (Chi cục thống kê huyện Vĩnh Tƣờng 2013) [5].
b) Lao động, việc làm
Dân số huyện Vĩnh Tƣờng có cơ cấu trẻ, năm 2013 số ngƣời trong độ tuổi lao động là 116.548 ngƣời chiếm 57,05% dân số cả huyện.
Cơ cấu dân số trẻ hiện nay sẽ là nguồn lao động dồi dào trong giai đoạn tới, do đó cần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo lại lực lƣợng lao động tại chỗ nguồn lực đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội của huyện (Chi cục thống kê huyện Vĩnh Tƣờng 2013) [5].
3.1.2.4. Đặc điểm văn hóa xã hội
-Về văn hoá: Về cơ sở vật chất huyện Vĩnh Tƣờng hiện có 01 nhà văn hoá huyện, 1 đài truyền thanh cấp huyện. Việc sinh hoạt văn hoá của các làng, xã chủ yếu kết hợp tại các công trình công cộng của địa phƣơng.
- Về thể thao: Toàn huyện hiện có 29 sân vận động. Diện tích đất dành cho thể dục thể thao còn nhỏ, theo thống kê năm 2013 là 12,90 ha (0,4 ha/1 xã).
- Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn khá nhiều song chủ yếu là quy mô