Các giải pháp phát triển sinh kế cải thiện đời sống người dân xã Phong Nặm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 63)

Phong Nặm.

Để sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển nhằm cải thiện và nâng cao cuộc sống của người nông dân. Đặc biệt là hướng tới một nền sinh kế bền vững cho nông dân ở các vùng nông thôn nói chung và nông dân trên địa bàn xã Phong Nặm nói riêng thì việc xây dựng một mô hình sinh kế bền vững là điều cần thiết và tất yếu nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững cho con người đặc biệt là những người nông dân. Hướng tới phát triển nhưng nó không đơn thuần là việc phát triển kinh tế mà còn cần phải song song với nó là tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày nay khi con người đang gánh chịu những hậu quả của các cuộc thảm họa thiên nhiên, các cuộc khủng hoảng kinh tế thì phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu và cần thiết.

Việc phát triển một sinh kế bền vững hiện nay cũng là một phương thức xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là một hướng tiếp cận mới trong phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo ở miền núi.

Giải pháp cụ thể trong từng lĩnh vực:

Giải pháp phát triển nguồn lực con người

Đầu tư vào con người để phát triển cộng đồng là một chiến lược lâu dài, cần phải có sự quan tâm nỗ lực của người dân và các tổ chức xã hội. Bởi người dân là chủ thể, đồng thời họ cũng là sản phẩm của quá trình tham gia vào mạng lưới xã hội. Con người được sống và trưởng thành trong môi trường giáo dục tốt sẽ trở thành con người phát triển theo hướng tích cực. Nguồn vốn con người được củng cố thì khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế sẽ phù hợp hơn.

Thay đổi hành vi không chỉ về giáo dục ngoài xã hội mà còn phải giáo dục trong gia đình, giáo dục lối sống, nhân phẩm. Phát triển giáo dục nâng

56

cao trình độ dân trí trong những nhóm dân cư nghèo là giải pháp lâu dài để xây dựng nguồn vốn con người. Một khi trình độ của họ được nâng cao thì họ có cơ hội trong việc lựa chọn cho mình một sinh kế phù hợp với sở thích của bản thân đồng thời có nguồn thu nhập và có ý thức hơn trong cách phân bố chỉ tiêu hợp lý, khoa học hơn.

Như vậy đời sống được nâng cao, con người có điều kiện chăm lo cho bản thân, phát triển toàn diện về thể xác lẫn tinh thần.

Giải pháp về chính sách vốn

Thiếu vốn tài chính trong hoạt động sinh kế là đặc trưng của người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc tiếp cận nguồn vốn này người dân gặp phải rất nhiều khó khăn. Xét về mặt chủ quan, bản thân các hoạt động sinh kế của họ tạo ra nguồn vốn tích lũy không lớn, hơn nữa trong tiềm thức của mỗi người dân lao động nông nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư quy mô lớn. Xét về mặt khách quan, người dân không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng cũng như vay nóng các nguồn vốn từ bên ngoài với số lượng lớn. Vì vậy từ phía chính quyền địa phương cần phải có các chính sách chương trình cụ thể để giúp người dân tăng nguồn vốn đặc biệt là nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo. Một số giải phấp cụ thể như sau:

- Cho vay đúng đối tượng: Những đối tượng đó phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho các hô ̣ nghèo.

- Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp: Đối với các hộ không nghèo cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp, đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo cần thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các cơ sở quần chúng như hội Phụ nữ, hội Nông dân…và cần có sự ưu đãi về lãi suất cho các hộ nông dân trong nhóm này.

57

đối với các hộ nông dân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, với một mức vốn vay cụ thể đối với từng loại hộ.

- Đa dạng sinh kế nông hộ nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Giải pháp về đất đai

Hiện nay đất canh tác của người dân còn manh mún nhỏ lẻ, phân bố không đều vì vậy cần phải có các chủ trương mới về ruộng đất, giao đất và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân. Có như vậy người dân mới yên tâm sản xuất.

Các cấp có thẩm quyền trong xã cần có những biện pháp hợp lý để phát huy các quyền của chủ sở hữu trong luật đất đai như chuyển nhượng, cho thuê… nhằm vận động tiến hành dồn điền đổi thửa để có diện tích canh tác tập trung hơn tạo điều kiện cho đầu tư thâm canh, chăm sóc và thu hoạch của người dân tại địa phương.

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

- Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn với quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, giao thông nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng từ việc mở rộng thị trường và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

- Mở rộng hệ thống thông tin liên lạc: Kinh tế càng phát triển, yêu cầu lượng thông tin càng nhiều.

Về thị trường

Các cấp chính quyền địa phương cần phải có phương hướng xây dựng, mở rộng, tìm kiếm thị trường để sản phẩm của người dân làm ra được tiêu thụ tốt đạt hiệu quả về thu lợi nhuận.

Đồng thời, hướng dẫn tạo điều kiện, cung cấp thông tin về giá cả thị trường cho các nông hộ để việc buôn bán các sản phẩm nông sản được thuận lợi nhằm tăng giá trị sản phẩm.

58

Giải pháp về khoa học kĩ thuật

- Tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng mô hình trình diễn cho địa phương để tiếp nhận chuyển giao khoa học - kỹ thuật từ các viện nghiên cứu, trại thực nghiệm, các tổ chức khuyến nông cấp trên đến các hộ nông dân.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cho các chủ hộ sản xuất hàng hóa, đặc biệt là chủ trang trại.

- Mở rộng hệ thống dịch vụ nhất là dịch vụ khoa học - kỹ thuật để cung cấp vật tư và hướng dẫn hộ nông dân sản xuất, qua đó mua trao đổi sản phẩm cho các hộ. Hướng dẫn họ dùng phân bón, cải tạo đất, bảo vệ thực vật, trồng lúa nước và chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn.

- Tổ chức đào tạo cán bộ, những nông hộ có năng lực, trình độ làm công tác khuyến nông tại chỗ.

- Cần có sự hỗ trợ của kỹ thuật chăn nuôi, dịch vụ thú y trên địa bàn để sản xuất ngành chăn nuôi của các hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

59

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã Phong Nặm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Tôi nhận thấy rằng:

1. Cộng đồng người dân trong địa bàn xã phân bố ở những nơi xa xôi hẻo lánh, cách xa trung tâm thương mại, giao thông đi lại khó khăn. Nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo có cơ hội tiếp cận nguồn vốn và các chính sách của Đảng và nhà nước thấp hơn các nhóm hộ khá trong cộng đồng và còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lạc hậu.

2. Hoạt động sinh kế chính của người dân nơi đây là nông nghiệp với trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu. Hoạt động phi nông nghiệp tương đối ít, mang tính lẻ tẻ.

3. Thu nhập của những người dân nơi đây chủ yếu từ hoạt động sinh kế chính là nông nghiệp, phi nông nghiệp ít.

Ngoài ra, người dân trong địa phương vẫn thỉnh thoảng sang bên Trung Quốc làm thuê, bốc vác, để kiếm thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống của gia đình.

Trên cơ sở điều tra sinh kế nông hộ, đề tài đã đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn trong hoạt động sinh kế để nâng cao đời sống người dân, nếu các giải pháp này được thực hiện tốt thì chúng ta tin rằng trong những năm tới, các hoạt động sinh kế của người dân sẽ có nhiều biến chuyển tích cực, đem lại hiệu quả lớn trong kinh tế - xã hội cho xã Phong Nặm nói riêng và các địa phương khác nói chung.

60

5.2. Kiến nghị

Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nói chung và người lao động trong nông thôn nói riêng là một nhiệm vụ hàng đầu của các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương.

Thông qua việc tìm hiểu về sinh kế của các cộng đồng dân tộc trong địa bàn nghiên cứu cho thấy an ninh lương thực và sinh kế của người dân còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Nhằm hạn chế những khó khăn này chính phủ và cơ quan có liên quan cũng như các tổ chức cần có những chương trình hỗ trợ mang tính tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các tổ chức và người dân. Nâng cao hiểu biết của người dân về những chính sách bảo tồn nguồn lợi từ tự nhiên, nhằm giúp người dân có thể sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn lợi có sẵn tại địa phương góp phần đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.

 Đối với nhà nước

Nhà nước cần phải xây dựng các chương trình, dự án như: Khuyến nông, tín dụng...Dựa trên những nguồn lực có sẵn tại địa phương để tạo ra những cơ hội thuận lợi cũng như hỗ trợ nhiều mặt để kinh tế hộ phát triển, đặc biệt là hộ nghèo ưu tiên hơn nữa cho nông nghiệp như bảo hiểm trong sản xuất, tăng vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị kinh tế của nông sản.

 Đối với chính quyền cơ sở

Các cấp cơ sở, nhất là chính quyền địa phương phải nâng cao vai trò lãnh đạo, đầu tư thích đáng như cơ sở hạ tầng, vốn, hệ thống thủy lợi, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Kết hợp giữa nguồn vốn của nhà nước với vốn của nhân dân đóng góp để từng bước thực hiện các chương trình hành động. Phối hợp các tổ chức của các Đoàn thanh niên, Hộ nông dân, Hội phụ

61

nữ...Tạo dựng các phong trào, khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất đến từng hộ gia đình.

 Đối với các hộ nông dân

Để phát triển sản xuât nâng cao thu nhập thì các hộ phải biết bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý, đầu tư đúng hướng để đem lại hiệu quả cao nhất.

Đối với hộ nghèo cần tận dụng nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng dần mức thu nhập lên, cần học hỏi kinh nghiệm của các nhóm hộ khác để nâng cao trình độ kĩ thuật, tay nghề trong sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất ngành nghề phụ.

Cải thiện hệ thống thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các thể chế chính sách cho người dân đặc biệt là nhóm đối tượng hộ nghèo và hộ cận nghèo của xã.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ kế hoạch và đầu tư (2003), sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế và khung phân tích.

2. Báo cáo các khóa luận của các khóa trước có liên quan đến kinh tế hộ nông dân và phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3. Nguyễn Sinh Cúc (1998), Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước ta, Tạp chí nghiên cứu kinh tế.

4. Tô Tiến Dũng (1999), Kinh tế hộ nông dân và vấn đề phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, Tài liệu hội thảo dự án HAU- JICA, Hà Nội.

5. Dương Văn Sơn (2011), Bài giảng Giám sát đánh giá khuyến nông. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

6. Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010), Giáo trình Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

7.Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 8.Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. UBND xã Phong Nặm năm (2012), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Phong Nặm năm 2012.

10. UBND xã Phong Nặm năm (2013), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Phong Nặm năm 2013.

11. UBND xã Phong Nặm năm (2014), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Phong Nặm năm 2014.

12. Frank.ellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, Nxb nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh

PHỤ LỤC

Người điều ::tra:……… Phiếu số: …...

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ 1. Thông tin chung về hộ

1.1. Họ tên chủ hộ: ………1.2. Tuổi: ……… 1.3. Giới tính (nam/nữ):………1.4. Dân tộc : …….……… 1.5. Địa chỉ: Thôn ………..…………Xã ……… 1.6. Số nhân khẩu:………1.7. Số lao động:……….………… 1.8. Học vấn của chủ hộ:…..…………1.9. Phân loại kinh tế hộ:……….. 1.10. Nghề nghiệp của hộ (thuần nông/hỗn hợp/phi nông):……… 1.11. Gia đình có tham gia dự án Khu bảo tồn Vượn Cao vít? (có/không) ... Nếu đã tham gia thì tham gia hoạt động nào? ……….

2. Hoạt động sinh kế nông nghiệp và thu nhập của hộ

2.1. Diện tích đất canh tác của hộ ….………. ha 2.2. Diện tích đất rừng của hộ…… ………. ha 2.3. Diện tích các cây trồng của hộ

TT Cây trồng Diện tích (m2) – 2013 Diện tích (m2) – 2015

1 Lúa 2 Ngô 3 Lạc 4 Đậu tương 5 Cây thuốc lá 6 7

2.4. Số đầu vật nuôi của hộ trong năm 2013 và thời điểm điều tra năm 2015

TT Tên vật nuôi Số con (năm 2013) Số con (năm 2015)

1 Bò 2 Trâu 3 Dê 4 Ngựa 5 Lơ ̣n 6 Gà 7 Vịt 8 Cá 9

2.5. Thu nhập về nông nghiệp …… %, thu nhập về phi nông nghiệp ………% 2.6. Thu nhập về trồng trọt (kể cả lâm nghiệp) ……%,

thu nhập về chăn nuôi…% 2.7. Thu nhập về trồng trọt

STT Cây trồng % thu nhập tƣ̀ trồng tro ̣t

1 Lúa 2 Ngô 3 Lạc 4 Đậu tương 5 Cây thuốc lá 6 7 Tổng cô ̣ng 100%

2.8. Thu nhập từ chăn nuôi của hộ

STT Vâ ̣t nuôi % thu nhập tƣ̀ vâ ̣t nuôi

1 Bò 2 Trâu 3 Dê 4 Ngựa 5 Lơ ̣n 6 Gà 7 Vịt 8 Cá 9 Tổng cô ̣ng 100%

3. Tác động của các can thiệp về sinh kế và nâng cao nhận thức

3.1. Gia đình có trồng cây rừng để lấy củi đun không?…………Tại sao?

Ai là người tổ chức, hướng dẫn trồng?...

Diện tích rừng trồng để lấy củi đun hiện nay là:………… ha, tăng hay giảm? ... Lý do của sự tăng giảm?...

3.2. Gia đình có bếp đun cải tiến không?…………..….. Tại sao?...

Năm bắt đầu sử dụng?...? Loại vật liệu sử dụng? ……….

Ai là người đưa bếp đun cải tiến về cho gia đình?...

3.3. Gia đình có thả rông trâu bò trong mùa đông không?………Tại sao?...

3.4. Gia đình có chuồng trại chăn nuôi không? ……. Diện tích chuồng trại…..

Cho loại vật nuôi nào ……….……. Nơi đặt chuồng trại……….….

3.5. Gia đình có tham gia trồng cỏ voi không?…………Tại sao? ………

Diện tích trồng…...…. Ai hướng dẫn kỹ thuật………

Khu vực trồng ……….……….

Loại nguyên liệu ủ ………… Thời gian thực hiện ………

Số lần ủ/năm? …………Số lượng ủ mỗi lần………Kỹ thuật do ai hướng dẫn…………...……….

Dự án hỗ trợ những gì ………..……….……

1.7. Gia đình có tham gia tập huấn chăn nuôi, thú y không? ……….…

Ở đâu ...

Do ai hướng dẫn ……….……...……..

Cách thức hướng dẫn (có thực hành không?) ………

Sau tập huấn gia đình có thêm được kiến thức gì? ………

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)