Thu nhập từ phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 59)

Ngoài thu nhập từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi mà người ta gọi đó là thu nhập từ nông nghiệp thì ngoài ra các hộ nông dân còn có một nguồn thu ngoài khác đó là các hoạt động bao gồm kinh doanh du lịch, buôn bán các mặt hàng, hay lao động làm thuê, công chức nhà nước…Tất cả các hoạt động đó tạo ra nguồn thu nhập cho hộ đều được xem là các khoản thu nhập từ phi nông nghiệp. Trong địa bàn nghiên cứu thì hầu hết các hộ trong 5 thôn đều sản xuất trồng trọt và chăn nuôi là chính tuy nhiên vẫn có số ít hộ có nguồn thu khác từ phi nông nghiệp và được thể hiện cụ thể trong bảng dưới:

52

Bảng 4.21: Tỷ lệ thu nhập từ phi nông nghiệp phân theo thôn và nhóm hộ (%)

Thôn Khá Cận nghèo Nghèo Trung bình

thôn Giốc Rùng 8,3 8,3 27,8 14,3 Kéo Việng - CC – BB 51,7 0,0 0,0 24,1 Lũng Điêng 2,0 10,7 6,0 6,2 Nà Hâu - Nà Chang 3,4 9,3 21,3 12,4 Pác Đông 9,5 22,5 35,5 22,5 Trung bình 21,5 7,8 17,3 15,5

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

Ngược lại với thu nhập về nông nghiệp thì thu nhập về phi nông nghiệp của 60 hộ trong 5 thôn được điều tra không đáng kể, nó chỉ dao động từ 6,2– 24,1% trong đó: Thôn có thu nhập phi nông nghiệp thấp nhất là thôn Lũng Điêng 6,2%, thôn có thu nhập từ phi nông nghiệp cao nhất là thôn Kéo Việng - CC - BB với 24,1%. Nguyên nhân thôn này có thu nhập cao là do đây là thôn gần trung tâm ủy ban xã, gần đường giao thông qua lại, đông dân cư, người dân có điều kiện để kinh doanh buôn bán các mặt hàng tạp hóa để cung ứng cho nhu cầu của những vùng lân cận nên họ chủ yếu tham gia kinh doanh, buôn bán và sẽ ít đầu tư hơn vào trồng trọt chăn nuôi. Nếu phân thu nhập theo nhóm hộ thì lại có sự khác nhau rất rõ ràng đặc biệt là nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo, nếu thu nhập về nông nghiệp ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo là 100% thì ngược lại bên thu nhập về phi nông của 2 nhóm hộ này lại 0,0% thuộc thôn Kéo Việng - CC – BB. Nhóm hộ khá thì nhìn chung vẫn hoạt động hài hòa trong 2 lĩnh vực này. Tuy nhiên dựa vào bảng trên ta thấy thu nhập về phi nông phân theo nhóm hộ thì nhóm hộ khá là có thu nhập cao nhất (21,5 %), thấp nhất là nhóm hộ cận nghèo (7,8%) và sau đó là hộ nghèo

53

(17,3%). Nguyên nhân nhóm hộ nghèo lại có thu nhập phi nông nghiệp cao hơn nhóm hộ cận nghèo là do họ hay sang bên Trung Quốc làm thuê, bốc vác hàng hóa để kiếm thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Vì vậy đối với 2 nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo cần quan tâm hơn hẳn đến phi nông nghiệp để có thể kiếm thêm nguồn thu nhập từ bên ngoài trang trải cho cuộc sống hàng ngày của gia đình và các thành viên. Bởi vì hầu hết thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp thì bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đất đai, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh…

Kết luận : Có thể thấy các hoạt động sinh kế của người dân tại địa bàn xã Phong Nặm đa dạng và phong phú. Mỗi hình thức sinh kế đều có những thế mạnh và điểm yếu khác nhau và đều mang lại thu nhập cho người dân, tất cả đều góp phần giúp người dân cải thiện đời sống xóa đói giảm nghèo. Nhưng tựu chung lại có thể khẳng định rằng người dân địa phương tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất trồng trọt gắn liền với cây ngô, cây lúa nước lâu đời cùng với các hoạt động về chăn nuôi gia súc, gia cầm là chính. Và đây cũng là nguồn sinh kế chính và được coi là bền vững của những người dân nông thôn miền núi nơi đây. Hoạt động sinh kế và thu nhập về phi nông nghiệp ít.

Với 2 hoạt động sinh kế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài nguồn lực về đất đai, thủy lợi tưới tiêu và những kiến thức kinh nghiệm sản xuất có sẵn của mình thì cần phải biết tiếp cận thêm các kiến thức khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới để áp dụng vào trong sản xuất đồng thời phải mạnh dạn vay vốn, tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài khác để có thể bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư sản xuất để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho gia đình và bản thân đặc biệt là nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo.

4.4. Những khó khăn, trở ngại trong hoạt động sinh kế của ngƣời dân

Yếu tố bên ngoài: Điều kiện tự nhiên:

54

- Thời thiết thay đổi thất thường hạn hán, rét đậm rét hại, mưa bão sạt lở đất thường xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân.

- Với địa hình là một xã vùng biên, nhiều đồi núi nên việc áp dụng các loại hình máy móc vào hoạt động trồng trọt của người dân còn nhiều khó khăn.

- Giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển các mặt hàng nông sản đến nơi tiêu thụ.

- Giá cả thị trường ngày càng tăng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng trong khi đó các mặt hàng nông sản của người dân lại bán rất rẻ.

- Giá cả thị trường bấp bênh, người dân thiếu thông tin về thị trường, thị trường cho các mặt hàng nông sản thiếu nên các sản phẩm của người dân dễ bị phá giá, giá thấp khi bán ra.

- Sâu bệnh, dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế của người dân.

Yếu tố bên trong

- Mỗi vùng, mỗi thôn trong địa bàn xã có phương thức canh tác đặc trưng, riêng biệt nên việc chuyển giao những tiến bộ khao học kỹ thuật của cán bộ còn gặp nhiều khó khăn.

- Một số thôn trình độ dân trí thấp, bảo thủ lạc hậu, người dân vẫn áp dụng các kinh nghiệm bản địa vào sản xuất đôi khi không phù hợp với phương thức canh tác hiện nay.

- Việc sản xuất của người dân manh mún, nhỏ lẻ nên khó trong việc áp dụng những phương tiện kĩ thuật.

- Nhiều người dân vẫn còn ỷ lại, lười làm ăn sản xuất.

- Thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất nên hiệu quả chưa được cao. - Diện tích đất canh tác của người dân còn ít.

55

4.5. Các giải pháp phát triển sinh kế cải thiện đời sống người dân xã

Phong Nặm.

Để sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển nhằm cải thiện và nâng cao cuộc sống của người nông dân. Đặc biệt là hướng tới một nền sinh kế bền vững cho nông dân ở các vùng nông thôn nói chung và nông dân trên địa bàn xã Phong Nặm nói riêng thì việc xây dựng một mô hình sinh kế bền vững là điều cần thiết và tất yếu nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững cho con người đặc biệt là những người nông dân. Hướng tới phát triển nhưng nó không đơn thuần là việc phát triển kinh tế mà còn cần phải song song với nó là tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày nay khi con người đang gánh chịu những hậu quả của các cuộc thảm họa thiên nhiên, các cuộc khủng hoảng kinh tế thì phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu và cần thiết.

Việc phát triển một sinh kế bền vững hiện nay cũng là một phương thức xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là một hướng tiếp cận mới trong phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo ở miền núi.

Giải pháp cụ thể trong từng lĩnh vực:

Giải pháp phát triển nguồn lực con người

Đầu tư vào con người để phát triển cộng đồng là một chiến lược lâu dài, cần phải có sự quan tâm nỗ lực của người dân và các tổ chức xã hội. Bởi người dân là chủ thể, đồng thời họ cũng là sản phẩm của quá trình tham gia vào mạng lưới xã hội. Con người được sống và trưởng thành trong môi trường giáo dục tốt sẽ trở thành con người phát triển theo hướng tích cực. Nguồn vốn con người được củng cố thì khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế sẽ phù hợp hơn.

Thay đổi hành vi không chỉ về giáo dục ngoài xã hội mà còn phải giáo dục trong gia đình, giáo dục lối sống, nhân phẩm. Phát triển giáo dục nâng

56

cao trình độ dân trí trong những nhóm dân cư nghèo là giải pháp lâu dài để xây dựng nguồn vốn con người. Một khi trình độ của họ được nâng cao thì họ có cơ hội trong việc lựa chọn cho mình một sinh kế phù hợp với sở thích của bản thân đồng thời có nguồn thu nhập và có ý thức hơn trong cách phân bố chỉ tiêu hợp lý, khoa học hơn.

Như vậy đời sống được nâng cao, con người có điều kiện chăm lo cho bản thân, phát triển toàn diện về thể xác lẫn tinh thần.

Giải pháp về chính sách vốn

Thiếu vốn tài chính trong hoạt động sinh kế là đặc trưng của người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc tiếp cận nguồn vốn này người dân gặp phải rất nhiều khó khăn. Xét về mặt chủ quan, bản thân các hoạt động sinh kế của họ tạo ra nguồn vốn tích lũy không lớn, hơn nữa trong tiềm thức của mỗi người dân lao động nông nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư quy mô lớn. Xét về mặt khách quan, người dân không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng cũng như vay nóng các nguồn vốn từ bên ngoài với số lượng lớn. Vì vậy từ phía chính quyền địa phương cần phải có các chính sách chương trình cụ thể để giúp người dân tăng nguồn vốn đặc biệt là nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo. Một số giải phấp cụ thể như sau:

- Cho vay đúng đối tượng: Những đối tượng đó phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho các hô ̣ nghèo.

- Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp: Đối với các hộ không nghèo cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp, đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo cần thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các cơ sở quần chúng như hội Phụ nữ, hội Nông dân…và cần có sự ưu đãi về lãi suất cho các hộ nông dân trong nhóm này.

57

đối với các hộ nông dân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, với một mức vốn vay cụ thể đối với từng loại hộ.

- Đa dạng sinh kế nông hộ nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Giải pháp về đất đai

Hiện nay đất canh tác của người dân còn manh mún nhỏ lẻ, phân bố không đều vì vậy cần phải có các chủ trương mới về ruộng đất, giao đất và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân. Có như vậy người dân mới yên tâm sản xuất.

Các cấp có thẩm quyền trong xã cần có những biện pháp hợp lý để phát huy các quyền của chủ sở hữu trong luật đất đai như chuyển nhượng, cho thuê… nhằm vận động tiến hành dồn điền đổi thửa để có diện tích canh tác tập trung hơn tạo điều kiện cho đầu tư thâm canh, chăm sóc và thu hoạch của người dân tại địa phương.

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

- Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn với quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, giao thông nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng từ việc mở rộng thị trường và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

- Mở rộng hệ thống thông tin liên lạc: Kinh tế càng phát triển, yêu cầu lượng thông tin càng nhiều.

Về thị trường

Các cấp chính quyền địa phương cần phải có phương hướng xây dựng, mở rộng, tìm kiếm thị trường để sản phẩm của người dân làm ra được tiêu thụ tốt đạt hiệu quả về thu lợi nhuận.

Đồng thời, hướng dẫn tạo điều kiện, cung cấp thông tin về giá cả thị trường cho các nông hộ để việc buôn bán các sản phẩm nông sản được thuận lợi nhằm tăng giá trị sản phẩm.

58

Giải pháp về khoa học kĩ thuật

- Tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng mô hình trình diễn cho địa phương để tiếp nhận chuyển giao khoa học - kỹ thuật từ các viện nghiên cứu, trại thực nghiệm, các tổ chức khuyến nông cấp trên đến các hộ nông dân.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cho các chủ hộ sản xuất hàng hóa, đặc biệt là chủ trang trại.

- Mở rộng hệ thống dịch vụ nhất là dịch vụ khoa học - kỹ thuật để cung cấp vật tư và hướng dẫn hộ nông dân sản xuất, qua đó mua trao đổi sản phẩm cho các hộ. Hướng dẫn họ dùng phân bón, cải tạo đất, bảo vệ thực vật, trồng lúa nước và chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn.

- Tổ chức đào tạo cán bộ, những nông hộ có năng lực, trình độ làm công tác khuyến nông tại chỗ.

- Cần có sự hỗ trợ của kỹ thuật chăn nuôi, dịch vụ thú y trên địa bàn để sản xuất ngành chăn nuôi của các hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

59

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã Phong Nặm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Tôi nhận thấy rằng:

1. Cộng đồng người dân trong địa bàn xã phân bố ở những nơi xa xôi hẻo lánh, cách xa trung tâm thương mại, giao thông đi lại khó khăn. Nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo có cơ hội tiếp cận nguồn vốn và các chính sách của Đảng và nhà nước thấp hơn các nhóm hộ khá trong cộng đồng và còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lạc hậu.

2. Hoạt động sinh kế chính của người dân nơi đây là nông nghiệp với trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu. Hoạt động phi nông nghiệp tương đối ít, mang tính lẻ tẻ.

3. Thu nhập của những người dân nơi đây chủ yếu từ hoạt động sinh kế chính là nông nghiệp, phi nông nghiệp ít.

Ngoài ra, người dân trong địa phương vẫn thỉnh thoảng sang bên Trung Quốc làm thuê, bốc vác, để kiếm thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống của gia đình.

Trên cơ sở điều tra sinh kế nông hộ, đề tài đã đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn trong hoạt động sinh kế để nâng cao đời sống người dân, nếu các giải pháp này được thực hiện tốt thì chúng ta tin rằng trong những năm tới, các hoạt động sinh kế của người dân sẽ có nhiều biến chuyển tích cực, đem lại hiệu quả lớn trong kinh tế - xã hội cho xã Phong Nặm nói riêng và các địa phương khác nói chung.

60

5.2. Kiến nghị

Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nói chung và người lao động trong nông thôn nói riêng là một nhiệm vụ hàng đầu của các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương.

Thông qua việc tìm hiểu về sinh kế của các cộng đồng dân tộc trong địa bàn nghiên cứu cho thấy an ninh lương thực và sinh kế của người dân còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Nhằm hạn chế những khó khăn này chính phủ và cơ quan có liên quan cũng như các tổ chức cần có những chương trình hỗ trợ mang tính tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các tổ chức và người dân. Nâng cao hiểu biết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)