Kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 37)

a) Về trồng trọt

Phong Nặm là một xã thuần nông, chủ yếu là người Tày sinh sống. Họ dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Cây lương thực chính ở đây là lúa và ngô. Cùng với quá trình tận dụng đất đai kết hợp với điều kiện thời tiết thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô nên người dân ở đây chủ yếu trồng ngô 2 vụ ( vụ đông - xuân, vụ hè - thu). Ngoài lúa và ngô là cây trồng chính và chủ yếu thì còn một số cây khác cũng được trồng trên địa bàn xã như sắn, đậu tương, thuốc lá…

Được sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của cán bộ xã đặc biệt là bên khuyến nông trong quá trình phòng chống sâu bệnh hại cây trồng hàng kỳ. Cùng với những kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất của người dân, đã thúc đẩy năng suất và sản lượng cây trồng trong xã tăng lên đáng kể, phần nào cung cấp đảm bảo đầy đủ về thức ăn sinh hoạt hằng ngày của người dân trong thôn cũng như trong chăn nuôi .

Bảng 4.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng chính tại xã Phong Nặm năm 2012 STT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (Tấn) 1 Lúa 167 42,3 708,7 2 Ngô ruộng 84 29,5 247,8 Ngô mùa 121,14 41,5 502,7 Ngô hè thu 80 32,4 259,2 3 Đậu tương 52,6 21 42,5 4 Sắn 14 70 98

30

Qua bảng trên ta thấy: Các cây trồng chủ lực của xã là lúa, ngô, sắn do điều kiện đất đai của xã rất phù hợp với các loại cây trên. Đồng thời trên địa bàn xã có dòng sông Quây Sơn chảy qua đã cung cấp nước tưới tiêu hợp lí cho xã để cây trồng phát triển đạt sản lượng ổn định. Tiêu biểu như lúa năng suất đạt được 42,3 (tạ/ha), sản lượng đạt 708,7 tấn. Năng suất ngô mùa đạt 41,5 (tạ/ha) sản lượng đạt 502,7 tấn, năng suất sắn đạt 70 (tạ/ha) sản lượng đạt 98 tấn.

b) Về chăn nuôi

Trong lĩnh vực chăn nuôi được sự quan tâm chỉ đạo của cán bộ thú y xã, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác chăn nuôi, chăm sóc bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc, gia cầm đã thống kê được của 3 năm như sau :

Bảng 4.2: Số lƣợng vật nuôi năm 2012 - 2014 năm 2012 2013 2014 stt Số con % so với KH Số con % so với KH Số con % so với KH Trâu 533 99 542 99 567 101,7 316 88,2 277 89 289 96,3 Lợn 2629 147,8 2478 142,9 2759 119,6 Gia cầm 4304 69,9 6103 129,9 9057 138,6

(Nguồn báo cáo kinh tế xã hội xã Phong Nặm 2012 - 2014)

Dựa vào bảng trên thấy được số vật nuôi qua các năm có sự thay đổi rõ rệt cụ thể: Tổng số đàn trâu từ năm 2012 đến 2014 tăng lên 34 con chiếm 3%. Tổng đàn bò thì có sự biến động từ năm 2012 đến năm 2013 có xu hướng giảm xuống nguyên nhân là do người dân bán bớt đi, một số con thì bị chết rét. Nhưng đến 2014 thì lại tăng lên 12 con so với năm 2013 chiếm 2%. Tổng đàn lợn và đàn gia cầm của toàn xã cũng biến động qua các năm từ năm 2012 đến 2014 có sự tăng lên điều này chứng tỏ người dân đã chú trọng hơn trong

31

việc chăn nuôi lợn cũng như gà, vịt vừa một phần cung cấp thực phẩm, cũng như để tăng thêm kinh tế cho gia đình nhằm tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống của chính mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 37)