4.1.1.1.Vị trí địa lý
Phong Nặm là một xã biên giới, nằm ở phía Bắc của huyện Trùng Khánh, cách thị trấn Trùng Khánh 6 km, cách Thành phố Cao Bằng 71 km, phía Đông giáp xã Ngọc Côn và Ngọc Khê; phía Tây giáp xã Ngọc Chung, phía Nam giáp xã Khâm Thành, phía Bắc giáp Trung Quốc. Xã có khu bảo tồn sinh cảnh vượn cao vít.
Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng nằm trong địa phận ba xã Phong Nặm, Ngọc Khê và Ngọc Côn thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Là một khu rừng trên núi đá vôi có tính đa dạng sinh học rất cao, đặc biệt là có loài Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus Kunckel d'Herculais, 1884) là một trong những loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới cần được bảo tồn thì việc quản lý, bảo vệ, sử dụng nguồn tài nguyên rừng tại đây lại càng trở nên cấp thiết hơn.
Toàn bộ khu vực rừng của Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít trong khoảng tọa độ từ 22053’đến 22056.4’ Vĩ độ Bắc và từ 106030’ đến 106033’ Kinh độ Đông. Xã cũng là quê hương của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam La Văn Cầu. Toàn xã Có 09 xóm hành chính gồm: Lũng Rì, Lũng Điêng, Đà Bè, Nà Hâu - Nà Chang, Pác Đông, Nà Thông, Bài Ban - Canh Cấp - Kéo Việng, Đà Bút - Nà Đoan, Giốc Rùng. Với tổng số dân toàn xã là 1.433 người, 320 hộ, bình quân nhân khẩu toàn xã là 4 người/hộ.
4.1.1.2. Khí hậu
Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 19,80C. Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong đó từ tháng 12 đến tháng 2, nhiệt độ
24
trung bình thấp hơn 150C. Nhiệt độ thấp nhất trong những năm qua là - 30C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ trung bình 24,20C; cao tuyệt đối là 36,30C.
Lượng mưa bình quân trong năm là 1665,5 mm; lượng mưa cao nhất đạt 2870,6 mm, lượng mưa thấp nhất là 1188 mm; lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm.
Độ ẩm bình quân năm là 81%. Từ tháng 11 đến tháng 1 có độ ẩm từ 9- 14%. Mùa đông có gió mùa đông bắc (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau). Mùa hè có gió nam và đông nam.
4.1.1.3. Địa hình
Do là xã vùng cao biên giới nên địa hình khó khăn, phức tạp, chủ yếu là đồi, núi đá vôi có độ dốc lớn, xen kẽ những thung lũng, đa số đồi núi là đất lâm nghiệp, có thể khoanh nuôi rừng phòng hộ. Trên địa bàn xã có các ngọn núi: Bang Nặc, Đa Bê, Keo Tăn, Khan Mín, Lũng En, Lũng Biên, Lũng Cô, Lũng Lợi, Lũng Mằn, Lũng Páo, Lũng Riên, Lũng Rùng.
4.1.1.4. Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên 2.843,2 ha, trong đó đất nông nghiệp 2.657,91 ha chiếm 93,48 %, đất phi nông nghiệp là 182,4 ha chiếm 6,42 %, đất chưa sử dụng khoảng 2,89 ha, chiếm 0,1 %.
4.1.1.5.Tài nguyên nước
Phong Nặm có sông Quây Sơn chảy qua địa phận xã, ngoài ra còn có suối và khe lạch nhỏ. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm, cụ thể:
- Nguồn nước mặt: Phong Nặm có 121,88 ha đất, sông, suối, mặt nước chuyên dùng gồm toàn bộ hệ thống sông, suối, hồ, ao như: Sông Quây Sơn, suối Đà Bè, ngoài ra còn có các đập thủy lợi, các mỏ nước cấp nước sinh hoạt, sản xuất.
25
- Nguồn nước ngầm: Hiện trạng chưa có công trình, dự án nghiên cứu, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số điểm vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt.
4.1.1.6. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp xã Phong Nặm 2.343,63 ha, trong đó đất rừng sản xuất: 73,86 ha có cây trồng chủ yếu là cây vầu, lát. Đất trồng rừng phòng hộ 1186,18 ha; đất rừng đặc dụng: 1.083,59 ha. Rừng góp phần không nhỏ vào bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tầng che phủ cho đất, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi, là nguồn chất đốt cho nhân dân. Hiện trạng rừng tại xã Phong Nặm có khu bảo tồn loài vượn sinh cảnh Cao Vít tại các xóm Giốc Rùng, Pác Đông, Đà Bè. Là nơi có quần thể loài vượn Cao Vít (Nomascus nasutus Kunckel d’Herculais, 1884) nguy cấp được biết đến duy nhất chỉ còn lại ở nơi đây đang sinh sống. Chính vì vậy khu vực này được đưa vào diện ưu tiên hàng đầu cấp quốc gia và quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học. Năm 2003, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế - FFI Việt Nam đã tiến hành một cuộc đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng tại một số thôn được lựa chọn để xác định các vấn đề nổi cộm trong việc quản lý tài nguyên trong cộng đồng địa phương.
Nhận thức rõ sự cần thiết của việc quản lý bền vững tài nguyên đối với công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh kế, FFI Việt Nam được sự ủng hộ của Tổ chức Con người Tài nguyên và Bảo tồn – PRCF Việt Nam đã tiến hành xây dựng kế hoạch sự dụng tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của hơn 1300 hộ dân ở tất cả các thôn thuộc 3 xã Ngọc Khê, Ngọc Côn và Phong Nặm. Các bên tham gia đã nhận thức được những hạn chế trong việc sử dụng tài nguyên trong tương lai và mong muốn tạo ra một diễn đàn trong đó mọi đối tượng có lợi ích liên quan đều có thể trình bày quan điểm và chia xẻ thông
26
tin giữa các hộ gia đình kiểu mẫu và có thể hỗ trợ khi cần thiết cho các hộ gia đình này. Do vậy, FFI và PRCF đã tiến hành lập đề xuất cho 1 dự án nhằm giúp tăng cường năng lực cho 5 thôn được lựa chọn cải tiến cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên và xây dựng mối liên kết mạnh mẽ hơn nữa giữa cơ quan khuyến nông, khuyến lâm của huyện với các lực lượng bảo vệ rừng cùng với sự tham gia vào cuộc của cộng đồng.
Mục tiêu của dự án là nhằm cải thiện các giải pháp sinh kế bền vững thông qua việc tăng cường năng lực cho người dân trong thôn bản, cho các cán bộ cấp huyện trong quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát các hoạt động chăn thả gia súc, cải tiến các giải pháp nông lâm kết hợp. Dự án được đệ trình tới nhà tài trợ là Quỹ McKnight với ngân sách cho dự án là 107.000 USD thực hiện trong thời gian 36 tháng (2007 – 2010).
Nối tiếp các kết quả của dự án trong pha 1, tổ chức FFI đã tiếp tục đệ trình đề xuất cho giai đoạn 2 vào năm 2010 với mục tiêu là tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững mà không làm giảm hơn nữa tài nguyên thiên nhiên, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp và các hoạt động cận tín dụng nhỏ phù hợp với quy mô kinh tế hộ gia đình. Dự án tiếp tục được Quỹ McKnight tài trợ với ngân sách là 80.000 USD trong thời gian 24 tháng (2010 – 2012).