Các thông tin về hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 40)

Quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ nào cũng vậy vai trò của hộ là rất quan trọng vì nó không những là tế bào của xã hội, là đơn vị sản xuất đảm bảo cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Trong quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, chọn ra được tổng số 60 hộ điều tra tại 5 thôn (Canh Cấp - Bài Ban - Kéo Việng, Pác Đông, Giốc Rùng, Nà Hâu - Nà Chang, Lũng Điêng) đã thu thập được một số thông tin cơ bản của các hộ và được thể hiện qua các bảng dưới đây:

Bảng 4.3: Giới tính của chủ hộ phân theo nhóm hộ kinh tế

Nhóm hộ Chủ hộ là nam giới Chủ hộ là nữ giới

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Khá 19 0,32 1 0,02

Cận nghèo 18 0,30 2 0,03

Nghèo 17 0,28 3 0,05

Tổng cộng 54 0,90 6 0,10

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

Nếu phân theo nhóm hộ kinh tế thì kết quả thu được về bình quân tuổi, số nhân khẩu và lao động của 5 thôn được điều tra trên địa bàn xã Phong Nặm như sau :

33

Bảng 4.4: Bình quân tuổi, số nhân khẩu và lao động phân theo nhóm hộ

Nhóm hộ Tuổi Số nhân khẩu

(khẩu/hộ) Số lao động (ngƣời/hộ) Khá 41,9 4,5 2,3 Cận nghèo 41,3 3,9 2,0 Nghèo 41,1 4,2 2,0 Trung bình 41,4 4,2 2,1

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

Dựa vào kết quả trên cho thấy: Trong tổng số 60 hộ được điều tra tại 5 thôn có 6 hộ là nữ giới làm chủ hộ, 54 số hộ là nam giới làm chủ hộ. Như vậy hầu hết nam giới làm chủ hộ chiếm đa số với 0,9%. Số còn lại là nữ giới chiếm tỷ lệ ít (0,1%). Bình quân mỗi hộ được điều tra có 4,2 nhân khẩu với lao động chính bình quân là 2,1 người, độ tuổi trung bình là 41,4 tuổi.

Do điều kiện về địa bàn sinh sống cũng như giao thông, cơ sở hạ tầng một phần tác động đến quá trình sản xuất cũng như thu nhập của hộ từ các sản phẩm nông nghiệp. Do đó đã một phần tạo nên nghề nghiệp của hộ ở mỗi vùng, mỗi thôn là khác nhau. Hộ thu nhập chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi là chính được xếp vào hộ có nghề nghiệp thuần nông. Còn các hộ vừa thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, và ngoài ra có thu nhập thêm từ các nguồn khác như tiền lương, phụ cấp xã hội hay làm thuê bên ngoài thì được xếp vào hộ có thu nhập hỗn hợp. Các hộ chủ yếu thu nhập từ bán hàng và không có trồng trọt, chăn nuôi thì hộ đó có nghề nghiệp chính là phi nông. Trong quá trình điều tra 60 hộ trong 5 thôn thì kết quả thu được từ nghề nghiệp chính của các hộ thể hiện như sau:

34

Bảng 4.5: Phân loại nghề nghiệp của các hộ xã Phong Nặm

Nghề nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%)

Hỗn hợp 20 33,3

Phi nông 3 5,0

Thuần nông 37 61,7

Tổng cộng 60 100,0

(Nguồn số liệu năm 2015)

Qua bảng trên ta thấy trong tổng số 60 hộ điều tra thì có 3 hộ phi nông chiếm tỷ lệ 5 %, số hộ thuần nông là 37 hộ chiếm 61,7%, còn lại 20 hộ hỗn hợp chiếm 33,3%. Có thể thấy rằng số hộ thuần nông chiếm nhiều nhất, ít nhất là hộ phi nông với 3 hộ. Như vậy hầu hết các hộ trong thôn chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi là chính, số hộ kinh doanh nhỏ lẻ tương đối ít.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)