Diện tích đất canh tác của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 42)

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông - lâm nghiệp, là tài nguyên vô cùng quý giá, là một trong những nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp quốc gia nói riêng cũng như chiến lược phát triển nền kinh tế nói chung. Nó là môi trường sống, là cơ sở tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với con người, đất đai cũng có vị trí vô cùng quan trọng, con người không thể tồn tại nếu không có đất đai, mọi hoạt động đi lại, sống và làm việc đều gắn với đất đai.

Đối với các hộ nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất, là nguồn vốn không thể thiếu. Đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo. Theo kết quả điều tra phỏng vấn 60 hộ của 5 thôn tại xã Phong Nặm thì thấy chủ yếu người dân ở đây canh tác chính 2 loại đất đó là đất ruộng và đất rẫy, còn đất rừng ở đây không được khai thác và sử dụng vì hầu hết đây là rừng phòng hộ chỉ để quản lý chung, một số thôn được chia ra theo hộ để quản lý chung, chứ không phải

35

rừng sản xuất. Dưới đây là các bảng về tình hình sử dụng đất theo các nhóm hộ và theo thôn.

Bảng 4.6: Bình quân diện tích đất canh tác ruộng, rẫy và

đất rừng theo nhóm hộ (m2/ hộ) Nhóm hộ Đất canh tác ruộng (m2 ) Đất canh tác rẫy (m2) Đất rừng (ha) Khá 3150,00 2500,00 0,65 Cận nghèo 2231,60 1590,00 0,29 Nghèo 1911,25 1440,00 0,24 Trung bình 2430,95 1843,33 0,39

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

Dựa vào bảng trên ta thấy : Diện tích đất canh tác về đất ruộng của các nhóm hộ nhiều hơn so với đất rẫy. Nếu tính bình quân diện tích đất canh tác và đất rừng theo nhóm hộ thì nhóm hộ nghèo có diện tích đất ruộng, rẫy ít nhất cụ thể : bình quân đất ruộng là 1911,25 m2, đất rẫy 1440,00 m2

. Sau đó mới đến hộ cận nghèo đất ruộng là 2231,60 m2, đất rẫy là 1590,00 m2

. Và cuối cùng đất canh tác nhiều nhất là nhóm hộ khá bình quân diện tích đất ruộng là 3150,00 m2, đất rẫy là 2500,00 m2

. Còn đất rừng ở đây chủ yếu là ít bình quân mỗi nhóm hộ có 0,39 ha để quản lý. Qua đó có thể kết luận rằng đối với 2 nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo có diện tích đất canh tác ít hơn nhóm hộ khá và đây cũng có thể là 1 trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của 2 nhóm hộ này là do thiếu đất canh tác.

36

Bảng 4.7: Bình quân diện tích đất canh tác ruộng, rẫy và đất rừng theo thôn (m2/ hộ) Thôn Đất canh tác ruộng (m2 ) Đất canh tác rẫy (m2 ) Đất rừng (ha) Giốc Rùng 2538,46 2038,46 0,00 Kéo Việng - CC - BB 2466,67 1933,33 0,73 Lũng Điêng 2552,67 1650,00 1,05 Nà Hâu - Nà Chang 2373,21 1842,86 0,00 Pác Đông 2000,00 1583,33 0,00 Trung bình 2430,95 1843,33 0,39

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

Dựa vào bảng trên ta thấy: Bình quân diện tích đất ruộng nhiều hơn so với đất rẫy. Nếu tính theo thôn thì thôn có diện tích đất canh tác ít nhất trong 60 hộ điều tra cả về đất ruộng và đất rẫy là thôn Pác Đông, với trung bình mỗi hộ có 2000 m2

đất ruộng, 1583,33 m2 đất rẫy. Nhiều nhất về đất ruộng là thôn Lũng Điêng với bình quân diện tích canh tác là 2552,67 m2, còn đất rẫy chỉ có 1650 m2. Nhiều nhất về đất rẫy là thôn Giốc Rùng với trung bình mỗi hộ có 2038,46 m2. Các thôn còn lại có diện tích khá đồng đều. Đất rừng nếu chia theo thôn thì thôn có diện tích bình quân nhiều nhất là thôn Lũng Điêng với 1,05 ha, sau đó là thôn Kéo Việng - CC - BB với diện tích bình quân là 0,37 ha. Các thôn còn lại là rừng chung chưa có sự phân chia để quản lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập của người dân xã phong nặm huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 42)