Bộ tiêu chí hoàn chỉnh hơn phục vụ chiến lược PTBVĐT riêng cho hai lĩnh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ TRÊN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 74)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.2.4. Bộ tiêu chí hoàn chỉnh hơn phục vụ chiến lược PTBVĐT riêng cho hai lĩnh

lĩnh vực Xã hội và Môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ tiêu chí hoàn chỉnh hơn phục vụ chiến lược PTBVĐT riêng cho hai lĩnh vực xã hội và môi trường của TpHCM được nâng cấp lên từ bộ tiêu chí có sẵn của thành phố (bảng 1.2) và các tiêu chí bổ sung, được trình bày trong bảng 3.4 bên dưới đây:

Bảng 4.4: Các tiêu chí đánh giá PTĐTBV cho TpHCM theo hai lĩnh vực Xã hội và Môi trường

TT Tiêu chí Chỉ số đánh giá / theo dõi / đo lường

Lĩnh vực Xã hội

1 Tăng dân số Tự nhiên (sinh/tử)

Số trẻ em lang thang / ăn xin trong khu vực nội đô thành phố

2 An sinh xã hội

Số người già lang thang / ăn xin trong khu vực nội đô thành phố

Số người bán hàng rong ở các tuyến đường cấm trong nội đô thành phố

3 Lao động phi pháp

Số lượng phương tiện giao thông 3–4 bánh tự chế lưu thông trên các tuyến đường

4 Sức khoẻ Tỉ lệ tử vong trẻ em

5 Nước sạch Tỉ lệ dùng nước sạch

6 Dinh dưỡng Tiêu dùng Calo/người/ngày

7 An toàn lương thực Sản lượng lương thực quy thóc Số năm đi học trung bình 8 Giáo dục

Tỉ lệ dân số biết chữ 9 Phát triển phụ nữ Tỉ lệ phụ nữ biết chữ

10 Các chỉ tiêu về phát triển y tế Tuổi thọ và tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh. 11 Chi tiêu cho các nhu cầu xã

hội

Tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục và y tế trong ngân sách

Lĩnh vực Môi trường

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm không khí với tiêu chuẩn môi trường

Số lượng phương tiện giao thông đã quá hạn sử dụng vẫn còn lưu thông

20 Chất lượng môi trường không khí đô thị

TT Tiêu chí Chỉ số đánh giá / theo dõi / đo lường

21 Ô nhiễm nguồn nước và nước thải

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước và nước thải với tiêu chuẩn môi trường

Tình hình quản lý chất thải công nghiệp, bao gồm cả chất thải nguy hại

Tình trạng rác thải bừa bãi trên khắp đường phố trong nội đô

22 Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Số lượng thùng rác công cộng được lắp đặt trên các tuyến đường

Tỉ lệ diện tích cây xanh che phủ 23 Cây xanh đô thị

Tỉ lệ diện tích cây xanh bình quân đầu người 24 Tiết kiệm năng lượng Tiêu dùng năng lượng bình quân

25 Đa dạng sinh học Suy thoái đa dạng sinh học

26 Ngập úng Tình trạng thoát nước và ngập úng vào mùa mưa

27 Tác động môi trường của giao

thông đường bộ Tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông 28 Tác động môi trường của giao

thông đường thuỷ

Số vụ bị sự cố tràn dầu/tràn hoá chất/đâm va tàu

29 Chi tiêu ngân sách cho

BVMT Tỉ lệ ngân sách dành cho môi trường

Số cán bộ làm công tác môi trường 30 Quản lý môi trường

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

So với mục tiêu ban đầu đã đề ra, đề tài “Xây dựng tiêu chí Phát triển Bền vững Đô thị trên cơ sở môi trường và dân số, trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh” đã đạt được một số kết quả cụ thể. Dưới đây là một số nhận xét và kết luận về đề tài:

Đề tài đã tổng hợp nhiều khái niệm, lý thuyết, quy trình, nguyên tắc, cách tiếp cận, phân loại cũng như các mô hình có liên quan đến phát triển bền vững nói chung và phát triển đô thị bền vững nói riêng.

Đề tài cũng đã thể hiện được diễn biến tình hình gia tăng dân số của thành phố trong suốt thập kỷ qua, cùng với những vấn đề mà chính quyền thành phố đang phải đối mặt. Các cơ sở hạ tầng về giao thông, dịch vụ công cộng hay việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân… đã không đáp ứng kịp so với sự gia tăng dân số ở thành phố chính là sự thiếu xót và sự không đồng bộ trong quá trình phát triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đã một phần nào đó cho thấy rằng bộ tiêu chí đánh giá phát triển đô thị bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa thật sự hoàn chỉnh và chưa mang lại kết quả như mong đợi. Việc xây dựng và đóng góp thêm một số tiêu chí bổ sung nhằm nâng cấp và hoàn thiện hơn bộ tiêu chí này là mục tiêu của đề tài.

Về phương pháp nghiên cứu, SWOT là một công cụ được sử dụng phần lớn bởi các tổ chức nhằm phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển. SWOT là công cụ phân tích khá phù hợp để hỗ trợ cho các nhà hoạch định chiến lược có được cái nhìn tổng quan, cân nhắc được nguồn lực bên trong và bên ngoài trước khi ra quyết định có ảnh hưởng đến sự phát triển của lãnh thổ. Việc vận dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích và xây dựng tiêu chí bổ sung cho chiến lược phát triển đô thị bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại nhiều thuận lợi, giúp tác giả

có cái nhìn tổng quan và đưa ra những tiêu chí sát với tình hình kinh tế và hiện trạng môi trường của thành phố.

Về kết quả, đề tài đã xây dựng thêm được một vài tiêu chí bổ sung dựa trên hiện trạng những vấn đề nóng bỏng của thành phố hiện nay, nhằm góp phần làm hoàn chỉnh hơn bộ tiêu chí phát triển đô thị bền vững sẵn có của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nội dung và chương trình hành động cụ thể cho từng tiêu chí bổ sung này đã được định lượng hóa và đề cập trong đề tài, điều này sẽ tạo ra một hướng đi mới cho các nhà hoạch định chính sách và chiến lược phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

KIẾN NGHỊ

Kết quả của đề tài có thể dùng làm cơ sở để biên soạn chuyên đề về phát triển bền vững, phục vụ nghiên cứu và giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng cho các môn có liên quan. Ngoài ra, đề tài còn góp phần xây dựng cơ sở lý luận và đặt nền tảng cho việc xây dựng thêm các tiêu chí nhằm hoàn chỉnh hơn nữa bộ tiêu chí phát triển đô thị bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như việc nghiên cứu phát triển bền vững tại các đô thị khác ở Việt Nam.

Việc sử dụng phương pháp phân tích DPSIR phục vụ cho đánh giá hiện trạng phát triển còn gặp nhiều trở ngại. Đơn cử như trường hợp xác định chỉ số nào thuộc nhóm Nguồn tác động – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Ứng phó là điều tương đối khó khăn. Tác giả chỉ tiếp cận mô tả mang tính gợi ý cho những nghiên cứu về phát triển bền vững sau này có thể sử dụng cách phân loại DPSIR cho các đánh giá tác động môi trường. Phần đánh giá hiện trạng phát triển bền vững ở các đô thị còn mang nặng tính mô tả, chưa cập nhật đầy đủ và chưa thực sự đánh giá được toàn diện thực trạng của vấn đề cũng như mức độ bền vững của các thành phần, yếu tố của địa bàn nghiên cứu.

Về một số bộ tiêu chí bổ sung mà đề tài đã tổng hợp đưa ra, Thành phố Hồ Chí Minh hóa (đưa các vấn đề văn minh đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh vào bộ tiêu chí) vẫn còn tính giới hạn do chưa có đầy đủ số liệu thống kê hoặc tác giả chưa có

điều kiện tiếp cận được. Việc nêu ra các vấn đề nóng bỏng mà Thành phố Hồ Chí Minh cần giải quyết chưa được đảm bảo đầy đủ đến chi tiết và còn mang tính chủ quan từ phía tác giả. Vì vậy, bộ tiêu chí này cần được hoàn chỉnh hơn, bổ sung và cập nhật thêm trong tương lai.

Cuối cùng, do thời gian đề tài Thạc sĩ có giới hạn và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, tác giả chỉ cố gắng tập hợp và xây dựng cơ sở lý luận cùng với các tiêu chí cụ thể cho việc nghiên cứu phát triển đô thị bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sự chưa đầy đủ, thiếu chi tiết và tính cập nhật của dữ liệu là một trong những hạn chế của đề tài này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long. Tài nguyên Môi trường và Phát triển Bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002.

[2] Cục Môi trường. Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

[3] Trần Hồng Hà. Tạp chí Bảo vệ Môi trường Số 94, trang 2. Cục Bảo vệ Môi trường – Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2007.

[4] Lưu Đức Hải. Định hướng chiến lược phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững tại Việt Nam - Diễn đàn Phát triển Bền vững Đô thị. Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn – Bộ Xây dựng, 2006.

[5] Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. NXB ĐHQGHN, 2000.

[6] Nguyễn Kim Hồng, Lê Huy Bá, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Đức Vũ, Đàm Nguyễn Thùy Dương. Giáo Dục Môi Trường. NXB Giáo Dục, 2001.

[7] Nguyễn Đình Hòe. Giáo trình Môi trường và phát triển bền vững. NXB Giáo Dục, 2007.

[8] Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Lê Đức Hải, Thân Đức Hiền, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Đình Hòe, Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh. Khoa học Môi trường. NXB Giáo dục, 2001.

[9] Đặng Mộng Lân, Nguyễn Quang Anh, Lê Mạnh Chiến, Nguyễn Ngọc Hải, Đặng Văn Sử. Từ điển Môi trường và Phát triển Bền Vững (Anh – Việt và Việt – Anh). NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.

[10] Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh, 2007 và 2008.

[11] Văn phòng Phát triển Bền vững Agenda 21. Phát triển bền vững – Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, Dự án VIE/01/021 Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 quốc gia của Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2004.

Tiếng Anh

[11] European Environment Agency (EEA), Copenhagen. Global International Water Assessment (Giwa), 2001.

[12] Michael Redclift – Colin Sage. Strategies for sustainable development. University of London – United Kingdom, 1994.

[13] Thaddeus C. Trzyna. A sustainable world – Defining and Measuring Sustainable Development. International Center for the Environment and Public Policy, 1995.

[14] Toppen F., Prastacos P. Proceedings of 7th Conference on Geographic Information Science – Application of the DPSIR model to the Sado Estuary in GIS context (Social and Environmental Pressures). Crete University Press, Greece, 2004.

Internet

[15] http://www.mt.gov.vn – Tin tức tổng hợp ngành Giao thông vận tải, Bộ Giao thông Vận tải.

[16] http://www.molisa.gov.vn – Dữ liệu thống kê hành chính, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội.

[17] http://www.unep.org/Sustainability – Sustainability at United Nations Environment Programme.

[18] http://www.undp.org.vn/ – Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.

[19] http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn – Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.

[20] http://mag.ashui.com/ – Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

[21] http://vbpl.hochiminhcity.gov.vn/?PageID=PublicPage – Hệ thống văn bản Quy phạm Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.

[22] http://www.vocw.edu.vn/ – Chương trình Học liệu mở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[23] http://app.mewr.gov.sg/web/Common/homepage.aspx – Ministry of the Environment and Water Resources of Singapore.

[24] http://vea.gov.vn/VN/Pages/trangchu.aspx – Tổng cục Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam.

[25] http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 – Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

[26] http://qt.hochiminhcity.gov.vn/index_cityweb – UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

[27] http://danang.gov.vn/TabID/59/default.aspx – UBND Thành phố Đà Nẵng. [28] http://www.agenda21.monre.gov.vn/Default.aspx?tabid=231 – Văn phòng Phát triển Bền vững Agenda 21.

[29] http://qt.hochiminhcity.gov.vn/index_cityweb – Viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

[30] http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/trangchu.asp – Viện nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

DANH MỤC PHỤ LỤC

1. Trích quyết địng số 1570/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Thủ Tướng Chính

Phủ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

2. Trích quyết định số 37/2009/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân TpHCM về cấm và hạn chế xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh lưu thông

trong khu vực nội đô và trên các quốc lộ thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Trích quyết định số 1620/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân

TpHCM về ban hành tiêu chí xây dựng tuyến đường văn minh đô thị cấp thành phố, giai

đoạn 2009 – 2010.

4. Trích quyết định số 105/2003/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Ủy ban nhân dân

TpHCM về quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực

vệ sinh và môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 1570/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tính chất:

Là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, có vị trí

chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; một trung tâm công nghiệp,

dịch vụ đa lĩnh vực, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á.

2. Phạm vi, ranh giới và quy mô lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng:

a) Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh, gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang; với diện tích khoảng 30.404 km2. Phạm vi, ranh giới lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí

Minh, với diện tích 2.095 km2. b) Quy mô dân số:

- Đến năm 2025 khoảng 10 triệu người; khách vãng lai và tạm trú (dưới 6 tháng) khoảng

2,5 triệu người;

- Phân bố dân cư: khu vực nội thành cũ từ 4,0 - 4,5 triệu người; khu nội thành phát triển (6

quận mới) từ 2,8 - 2,9 triệu người; khu ngoại thành khoảng 2,6 triệu người (trong đó dân số

nông thôn khoảng 0,5 triệu người).

c) Quy mô đất đai xây dựng đô thị: đến năm 2025 khoảng 90.000 - 100.000 ha; trong đó: khu nội

thành cũ khoảng 14.000 ha; khu nội thành phát triển khoảng 35.000 ha và khu ngoại thành khoảng 40.000 - 50.000 ha.

a) Mục tiêu: xây dựngthành phố Hồ Chí Minh phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển

kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc

phòng theo hướng liên kết vùng để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp

ngày càng lớn vào phát triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành một

trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á. b) Quan điểm:

- Phát huy vai trò đặc biệt của Thành phố trong mối quan hệ với vùng thành phố Hồ Chí

Minh, vùng trọng điểm phía Nam, với cả nước và quốc tế;

- Phát triển hài hoà, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang đô thị; giữa phát

triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường;

- Phát triển thành phố hiện đại, có bản sắc; phát huy thế mạnh đặc thù sông nước, đồng

thời tạo sức hấp dẫn của đô thị; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

4. Các chỉ tiêu chính của đồ án:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ TRÊN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 74)