Bộ tiêu chí xây dựng chiến lược PTĐTBV của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ TRÊN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.5.2. Bộ tiêu chí xây dựng chiến lược PTĐTBV của Thành phố Hồ Chí Minh

Từ tháng 11/2002, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Quy hoạch Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh) hợp tác cùng công ty tư vấn Nikken Seikei (Nhật Bản) đã hoàn thiện đồ án quy hoạch phát triển chung và xây dựng TpHCM đến năm 2025 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/1/2010 vừa qua. Theo như báo cáo trong Hội thảo PTBV với chủ đề “Mối quan hệ giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững”, trong đồ án quy hoạch phát triển này, các tiêu chí đánh giá thuộc ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đã và đang được sử dụng để đánh giá sự phát triển đô thị bền vững của thành phố được tóm tắt trong bảng 1.3 bên dưới đây.

Bảng 2.3: Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển đô thị bền vững cho TpHCM

TT Tiêu chí Chỉ số đánh giá / đo lường

A. Lĩnh vực Kinh tế

1 Tăng trưởng kinh tế Mức tăng thực GDP (tính theo giá cố định) 2 Thu nhập bình quân Thu nhập bình quân đầu người (Tính theo

phương pháp sức mua tương đương PPP) Cán cân thương mại

3 Xuất nhập khẩu

Thâm hụt tài khoản vãng lai 4 Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 Việc làm Tỉ lệ có việc làm hợp pháp

TT Tiêu chí Chỉ số đánh giá / đo lường

6 Phân phối thu nhập Chỉ số phản ánh độ bất bình quân trong phân phối (GINI), tỷ lệ nghèo đói

7 Thu ngân sách Mức huy động thuế so với GDP 8 Đầu tư trong nước Tỉ lệ đầu tư so với GDP

9 Thu hút đầu tư nước ngoài Số vốn/số dự án thu hút đầu tư 10 Hỗ trợ của quốc tế Quy mô ODA thực huy động

B. Lĩnh vực Xã hội

11 Tăng dân số Tự nhiên (sinh/tử)

12 Sức khoẻ Tỉ lệ tử vong trẻ em

13 Nước sạch Tỉ lệ dùng nước sạch

14 Dinh dưỡng Tiêu dùng Calo/người/ngày

15 An toàn lương thực Sản lượng lương thực quy thóc Số năm đi học trung bình 16 Giáo dục

Tỉ lệ dân số biết chữ 17 Phát triển phụ nữ Tỉ lệ phụ nữ biết chữ

18 Các chỉ tiêu về phát triển y tế Tuổi thọ và tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh. 19 Chi tiêu cho các nhu cầu xã

hội

Tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục và y tế trong ngân sách

C. Lĩnh vực Môi trường

20 Ô nhiễm không khí và tiếng ồn

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm không khí với tiêu chuẩn môi trường

21 Ô nhiễm nguồn nước và nước thải

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước và nước thải với tiêu chuẩn môi trường

22 Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Tình hình quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp, bao gồm cả chất thải nguy hại

Tỉ lệ diện tích cây xanh che phủ 23 Cây xanh đô thị

Tỉ lệ diện tích cây xanh bình quân đầu người 24 Tiết kiệm năng lượng Tiêu dùng năng lượng bình quân

25 Đa dạng sinh học Suy thoái đa dạng sinh học

26 Ngập úng Tình trạng thoát nước và ngập úng vào mùa mưa

27 Tác động môi trường của giao

thông đường bộ Tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông 28 Tác động môi trường của giao

thông đường thuỷ

Số vụ bị sự cố tràn dầu/tràn hoá chất/đâm va tàu

29 Chi tiêu ngân sách cho

TT Tiêu chí Chỉ số đánh giá / đo lường

Số cán bộ làm công tác môi trường 30 Quản lý môi trường

Số vụ kiện cáo về môi trường

Chú giải:

- Sức mua tương đương PPP (purchasing power parity) là cách tính tỷ giá hối đối giữa hai đơn vị tiền của hai nước.

- Chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.

- Hệ số GINI (GINI coefficient) là một hệ số được tính từ đường cong Loren, chỉ ra mức độ bất bình đẳng của phân phối (thường là phân phối thu nhập).

Tuy nhiên, với hiện trạng các vấn đề về môi trường và dân số còn tồn tại ở Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay thì bộ tiêu chí này chưa thật sự đáp ứng một cách đủ các tiêu chí đánh giá phát triển đô thị bền vững. Do vậy, cần phải xây dựng đóng góp thêm (bổ sung) các tiêu chí nhằm nâng cấp và làm hoản chỉnh hơn bộ tiêu chí, từ đó đưa ra được các giải pháp và các phương hướng hành động để giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại này.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ

3.1. Khung định hướng nghiên cứu

Định hướng nghiên cứu và phương hướng tiếp cận nghiên cứu cho đề tài được mô tả theo sơ đồ khung định hướng sau, xem hình 3.1.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ TRÊN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)