Trường hợp Hongkong SAR

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ TRÊN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 29)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3. Trường hợp Hongkong SAR

Hongkong là thành phố đông và náo nhiệt với số dân khoảng 6,9 triệu người, là một trong những khu vực có mật độ dân cư lớn nhất thế giới, mỗi ngày thải ra khoảng 7.700 tấn chất thải. Chất thải rắn đô thị ở Hongkong được thu gom đến các trạm trung chuyển rồi được vận chuyển đến các bãi chôn lấp. Tuy số lượng rác khá lớn, nhưng trong quá trình thu gom không có hiện tượng rơi vãi trên đường. Đường phố rất sạch sẽ không có rác và bụi.

Khác với các quốc gia, các thành phố khác trong khu vực và trên thế giới, trong quá trình phát triển đô thị, chính phủ Hongkong SAR (Đặc khu hành chính Hongkong) chú trọng phát triển mạnh hệ thống giao thông đô thị trong thành phố. Việc tránh xảy ra ùn tắc giao thông là mục tiêu chính của chính quyền thành phố.

Hongkong có một hệ thống giao thông thật xuyên suốt thuộc loại bậc nhất trên thế giới, phần lớn dân cư trong nội đô đều sử dụng hệ thống giao thông công cộng thông minh (ITS) như: xe taxi, xe buýt điện 2 tầng (duy nhất trên thế giới), hệ thống tàu điện ngầm trong thành phố (MTR) sử dụng bằng thẻ và đặc biệt có hệ thống thang cuốn lớn ở các vỉa hè cho người đi bộ, hệ thống cầu vượt qua các đường lớn và cầu nối giữa các tòa nhà, nên vấn đề ùn tắc giao thông hầu như không xảy ra ở thành phố này. Việc nghiêm cấm triệt để sử dụng xe mô tô hai / ba bánh với mục đích lưu thông cá nhân là một nổ lực lớn của thành phố trong vấn đề giải pháp cho việc ùn tắc giao thông đô thị. Hơn nữa, 99% xe taxi ở Hongkong sử dụng nhiên liệu là khí hóa lỏng vì vậy tình trạng ô nhiễm không khí trong nội đô ở Hongkong hầu như không xảy ra. (theo thông tin từ Báo giao thông vận tải, 03/2009, Bộ Giao thông Vận tải).

1.2.4. Phát triển đô thị ở Thành phố Đà Nẵng

Khác với các thành phố khác trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Đà Nẵng chú trọng nhiều đến vấn đề an sinh xã hội trong quá trình xây dựng chiến lược PTBV cho thành phố với một sự quyết tâm cao.

Thành phố Đà Nẵng, với diện tích 1.255,53 Km2 (hơn ½ diện tích của Thành phố Hồ Chí Minh), được xem là đô thị an toàn nhất ở Việt Nam hiện nay, vì không có tệ nạn xã hội. Để đạt được điều này, trong vòng 5 năm từ 2000 – 2005 Thành phồ Đà Nẵng đã thực hiện mục tiêu “5 không”: không có hộ đói; không có người mù chữ; không có người lang thang xin ăn; không có người nghiện ma túy trong cộng đồng; không có giết người cướp của. Trên cơ sở thành công bước đầu về chương trình “5 không”, Đà Nẵng trở thành đô thị đầu tiên trong cả nước đảm bảo 100% không có người lớn và trẻ em lang thang ăn xin trên đường phố.

Theo thông tin từ Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, biện pháp mà chính quyền Thành phố Đà Nẵng đã áp dụng triệt để là sự phối hợp liên ngành giữa Phòng Cảnh sát cơ động và Trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố, bên cạnh đó thành phố đã đầu tư xe chuyên dụng, lực lượng hỗ trợ túc trực 24/7, các pa-nô, áp-phích tuyên truyền treo trên các tuyến đường, lập đường dây nóng và đặt mức thưởng 200.000 đồng/lần cho người phát hiện hay gọi báo có đối tượng đang xin ăn. Với các biện pháp tưởng chừng như đơn giản này thì không dễ dàng mấy khi áp dụng và thực hiện trong thời gian dài nhưng với sự quyết tâm Đà Nẵng đã làm được điều mà các đô thị khác ở Việt Nam không làm được. Điều này cho thấy, trên con đường hướng tới một đô thị phát triển bền vững, Thành phố Đà Nẵng đã và đang đảm bảo rất tốt vấn đề an sinh xã hội cho người dân thành phố, đúng với tiêu chí phát triển bền vững và văn minh đô thị.

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN

VỮNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có dân số đông nhất cả nước, đồng thời đây cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Thành phố nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long của miền Nam.

Theo trang thông tin giới thiệu về Thành phố Hồ Chí Minh, 2009, của Ủy ban Nhân dân thành phố (www.hochiminhcity.gov.vn), Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích tự nhiên là 2.095,58 km2, về hành chính được phân chia thành 24 quận, huyện với 317 phường, xã. Trong đó, khu nội thành bao gồm 19 quận (1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; Thủ Đức; Bình Thạnh; Bình Tân; Tân Phú; Tân Bình; Phú Nhuận; Gò Vấp) với tổng diện tích là 493,96 km2 và khu ngoại thành gồm có 5 huyện (Củ Chi; Hóc Môn; Bình Chánh; Nhà Bè; Cần Giờ) với tổng diện tích là 1.601,28 km2.

Vị trí tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km tính theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không, nối liền các tỉnh trong vùng, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long và còn là một cửa ngõ quốc tế của miền Nam.

Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai – Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng như: An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...

Điều kiện kinh tế

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm, 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài của cả quốc gia. Năm 2007, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139.000 người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước và so với 730 USD/năm của 2006. [10]

Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của Thành phố gồm khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế: dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%; phần còn lại là công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Tính đến giữa năm 2006, Thành phố Hồ Chí Minh có 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ rất đa dạng về quy mô và loại hình.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và nơi trung chuyển quốc tế ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Thu nhập nhờ vào các hoạt động kinh doanh du lịch đã đóng góp đáng kể trong tổng thu nhập của thành phố. Các lĩnh vực khác như giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí thì Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Điều kiện xã hội

Về mặt y tế, theo số liệu thống kế của Sở Y tế thành phố từ 2000 – 2008 thì tính cho đến 2008 Thành phố Hồ Chí Minh có 29.668 nhân viên y tế, trong đó có 5.597 bác sĩ, tỷ lệ bác sĩ đạt 8.2 trên 1 vạn dân. Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh. Hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để gia tăng chất lượng phục vụ.

Về mặt giáo dục, trong năm học 2005–2006, toàn Thành phố có 533 cơ sở giáo dục mầm non, 457 trường Tiểu học, 232 trường Trung học cơ sở và 72 trường Phổ thông trung học. Ngoài ra, theo con số từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố, có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục [10]. Giáo dục bậc đại học trên địa bàn thành phố có 25 trường đều do Bộ Giáo dục quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, TpHCM cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất trong cả nước, cùng với Hà Nội, như Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với năm đại học thành viên và nhiều trường đại học lớn khác như Đại học Sư phạm, Đại học Y dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Kinh tế... đều là các trường hàng đầu của Việt Nam

Giao thông vận tải, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách. Về giao thông đường hàng không, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt

Nam về cả diện tích và công suất nhà ga hiện nay. Giao thông đường sắt, trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc – Nam và một vài đoạn đường chuyên dụng. Giao thông đường bộ, Thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình – Tây Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới có khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày. Về đường thủy, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng. Trong đó, cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng 528 mét, có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 – 20.000 tấn cập bến. [10]

2.2. Diễn biến tình hình dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo kết quả Tổng điều tra dân số chính thức tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009 của Tổng cục thông kê thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 7.123.340 người (chiếm 8,3% dân số Việt Nam), mật độ trung bình gần hơn 3 người/km². Với mức dân số như hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực đông dân nhất cả nước. Biểu đồ hình 2.1 bên dưới cho thấy tỉ lệ dân số của Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước.

Tuy nhiên, với số lượng dân số hơn 7,1 triệu dân như hiện nay chỉ là nhân khẩu thực tế thường trú, ngoài ra còn khoảng 300.000 – 500.000 người thuộc nhóm di dân vốn chưa được đưa vào con số thống kê này đó là những người dân lao động nhập cư và số lượng sinh viên đang tạm cư trú. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 1999 – 2009 cho thấy rằng, dân số thành phố tăng nhanh. Cụ thể, so với tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999 thì dân số của thành phố tăng thêm 2.086.185 người (tương đương 41,4%). Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999 – 2009 tiếp tục tăng cao, bình quân dân số Thành phố tăng 3,53% trong năm, tức là tăng 208.000 người, trong khi tỉ lệ này của giai đoạn 1979 – 1989 là 1,63% và giai đoạn 1989 – 1999 là 2,36%. Đây là mức tăng cao hơn hẳn tốc độ tăng dân số các thời kỳ trước. Cụ thể, mức tăng dân số thành phố trong thời kỳ 1999 – 2009 bằng 2 lần mức tăng dân số thời kỳ 1989 – 1999 và bằng 3,7 lần mức tăng dân số thời kỳ 1979 – 1989. Hình 2.2 bên dưới đây thể hiện mức độ gia tăng dân số của thành phố trong suốt 10 năm qua.

Hình 2.2: Biểu đồ tăng dân số của TpHCM giai đoạn 1999-2009

Không chỉ là Thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu như Berlin hay Roma. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự báo đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển đô thị ở Thành phố cũng tăng nhanh trong gần 2 thập kỷ qua. Mức độ đô thị hóa của Thành phố Hồ Chí Minh được nhận thấy rõ qua tỷ lệ phần trăm dân số đang sinh sống ở khu vực nội thành đô thị so với khu vực ngoại ô. Cụ thể, số người tập trung sống ở khu vực nội thành tăng gần 10% trong giai đoạn từ 1990 – 2009, mặc dù trong suốt hơn 10 năm qua thành phố đã thực hiện rất nhiều dự án nâng cấp đô thị ở các quận ngoại thành, xem hình 2.3 và hình 2.4.

Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ dân số nội đô và ngoại ô TpHCM, 1990

Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ dân số nội đô và ngoại ô TpHCM, 2009 (Nguồn: số liệu của Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh từ 1990-2009)

2.3. Hiện trạng phát triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh

Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang khẳng định vị thế của mình là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, khoa học

lớn của khu vực phía nam, có vị trí, vai trò quan trọng đối với cả nước. Theo thông tin từ UBND thành phố, trong những năm qua, kinh tế thành phố có tốc độ tăng bình quân hai con số, đã đóng góp gần 22% GDP của cả nước, 30% giá trị sản xuất công nghiệp; gần 40% giá trị xuất khẩu, 25% giá trị thương mại dịch vụ và 1/3 tổng thu ngân sách quốc gia. Phát triển cân đối và bền vững luôn là một trong những tiêu chí quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh.

Về quy mô phát triển chung thì Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang được đổi mới theo quyết định 1570/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ “Về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” kể từ năm 2006. Về quy mô dân số: đến năm 2025 khoảng 10 triệu người; khách vãng lai và tạm trú

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ TRÊN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)